01:05:11 pm Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Chọn phát biểu đúng: Sóng ngang là sóng:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cẩm thuần và tụ điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị bằng 10−44πF  hoặc 10−42πF  thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm thuần đều có giá trị bằng nhau. Giá trị của độ tự cảm L bằng bao nhiêu?
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng
Một máy biến thế có tỉ số vòng, n1/n2 = 5 hiệu suất 96% nhận một công suất 10(kW) ở cuộn sơ cấp và hiệu thế ở hai đầu sơ cấp là 1(kV), hệ số công suất của mạch thứ cấp là 0,8 thì cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là:
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động riêng của mạch là


Trả lời

Câu 4 mã đề 958

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu 4 mã đề 958  (Đọc 13245 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« vào lúc: 07:44:26 am Ngày 05 Tháng Bảy, 2012 »

Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda _{1}[/tex]. Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN dài 20 mm (MN vuông góc với hệ vân giao thoa) có 10 vân tối, M và N là vị trí của hai vân sáng. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  [tex]\lambda _{2}=\frac{5}{3}\lambda _{1}[/tex] thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân sáng trên đoạn MN lúc này là
   A.7                B. 5              C. 8.         D. 6

Ta có [tex]x_{M} = k\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex] và  [tex]x_{N} = (k+10)\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex]

Theo giả thiết tại M là một vân giao thoa ( đề không nói rõ là vân sáng hay vân tối ) .

Giả sử tại M là vân tối của bức xạ 2 ta có : [tex]x_{M} = m\frac{\lambda _{2}D}{a} = k\frac{\lambda _{1}D}{a} \Rightarrow m = k\frac{\lambda _{1}}{\lambda _{2}} = \frac{5}{3}k[/tex]

m không thể nhận giá trị bán nguyên với mọi giá trị nguyên của k   - Vô lí

Vậy tại M là vị trí vân sáng của bức xạ 2

Vị trí vân sáng cần tìm của bức xạ 2 :

[tex]k\frac{\lambda _{1}D}{a} \leq x = n\frac{5}{3}\frac{\lambda _{1}D}{a} \leq (k+10)\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow \frac{3k}{5} \leq n \leq \frac{3k}{5} + 6[/tex]

 Đáp án 7

+ Đề thừa giả thiết  MN = 20 mm

+ HS trung bình làm liều cho vân sáng tại M thì có ngay kết quả đúng ; còn HS khá giỏi lại phải vất vả loại trường hợp vân tối .

+ Để chọn được HS có tư duy đề nên chỉnh lại như sau :

Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda _{1}[/tex] . Trên màn quan sát, trên đoạn thẳng MN (MN vuông góc với hệ vân giao thoa) có 10 vân sáng , M và N là vị trí của hai vân tối. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  [tex]\lambda _{2}=\frac{5}{3}\lambda _{1}[/tex]  thì tại M là vị trí của một vân giao thoa, số vân sáng trên đoạn MN lúc này là
   A.7                B. 9              C. 8.         D. 6
« Sửa lần cuối: 05:54:55 am Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged



"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 09:56:51 pm Ngày 06 Tháng Bảy, 2012 »

Ta có [tex]x_{M} = k\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex] và  [tex]x_{N} = (k+10)\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex]

Vị trí vân sáng cần tìm của bức xạ 2 :

[tex]k\frac{\lambda _{1}D}{a} \leq x = n\frac{5}{3}\frac{\lambda _{1}D}{a} \leq (k+10)\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex]

[tex]\Leftrightarrow \frac{3k}{5} \leq n \leq \frac{3k}{5} + 6[/tex]

Theo giả thiết tại M là một vân giao thoa ( không rõ là vân sáng hay vân tối ) .
k Có các dạng sau : 5m ; 5m +1 ; 5m +2 ; 5m +3 ; 5m +4 và không có dạng nào cho giá trị của 3k/5 có dạng bán nguyên. Vậy tại M phải là một vân sáng của bức xạ 2

Vậy số vân cần tìm là 7

Cách giải này không cần đến giả thiết MN = 20 mm

Liên quan đến bài giải này cũng có một tài liệu của giáo viên Nguyên Văn Cư: http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,18743/

Tuy nhiên theo tôi nghĩ nếu giả sử có dạng bán nguyên đi nữa thì tại M lúc sau cũng có thể vân sáng, cũng có thể vân tối, nên nếu vậy thì 6 hay 7 đều đúng cả, đáp án không thể có hai kết quả hợp lí được. DO vậy trong quá trình giải cứ cho là vân sáng đi để tìm kết quả. Nếu không có kết quả mới tính đến chuyện vân tối.
DO đó trong quá trình giải cứ mạnh dạn tính, vân sáng không có kq rồi tính đến vân tối. Smiley
Theo ngulau thì đề bài có cho là tại M quan sát được vân giao thoa nên trong công thức phải lấy dấu"=". vì vậy có 7 vân. Theo ngulau năm nay đề thi vật lí chẳng hay gì cả. Toàn là lấy lại, thậm chí chẳng sửa và sáng tạo gì của những đề thi thử. Đọc đề mà chán!


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:14:08 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2012 »



Tuy nhiên theo tôi nghĩ nếu giả sử có dạng bán nguyên đi nữa thì tại M lúc sau cũng có thể vân sáng, cũng có thể vân tối, nên nếu vậy thì 6 hay 7 đều đúng cả, đáp án không thể có hai kết quả hợp lí được. DO vậy trong quá trình giải cứ cho là vân sáng đi để tìm kết quả. Nếu không có kết quả mới tính đến chuyện vân tối.
DO đó trong quá trình giải cứ mạnh dạn tính, vân sáng không có kq rồi tính đến vân tối. Smiley


Câu này có lẻ là tranh cãi nhất.Nhưng đáp án của Bộ là 7 nên tại M là vân sáng, nếu là 6 thì vân tối.Bó tay!

Theo trieubeo không thể có TH vân tối trùng vân sáng được vì:
[tex]\frac{k_2}{k_1}=\frac{3}{5}=\frac{1,5}{2,5}.[/tex]
Chỉ có khả năng vân tối trùng vân tối hay vân sáng trùng vân sáng tại cùng 1 vị trí, dựa trên GT lúc đầu nó là vân sáng ==> lúc sau nó cũng là vân sáng
« Sửa lần cuối: 10:32:39 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged
onehitandrun
Học sinh gương mẫu
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +11/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 119
-Được cảm ơn: 277

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 311


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:40:10 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2012 »

Em có 3 công thức của thầy em đưa thế này,mong mấy thầy coi có trường hợp nào mà công thức này sài không được thỉ chỉ em để em tránh sai sót ạ:
TH1:2 vân ngoài cùng là vân sáng ta có [tex]i=\frac{L}{n-1} [/tex] (Với n là số vân sáng,L là khoảng rộng)
TH2:2 vân ngoài cùng là vân tối ta có [tex]i=\frac{L}{n} [/tex]
TH3:2 vân ngoài cùng là 1 sáng và 1 tối ta có [tex]i=\frac{L}{n-0,5} [/tex]
Em làm câu trên theo TH1:
Ta có [tex]i_1=\frac{L}{n_1-1}(1)[/tex] ( Với [tex]n_1=11) [/tex]
         [tex]i_2=\frac{L}{n_2-1}(2) [/tex]
Lấy [tex] (1):(2) \to\frac{3}{5}=\frac{n_2-1}{n_1-1} \to n_2=7 [/tex]
Nếu bài này em giải theo TH3 thì n ra số không nguyên,còn TH2 thì ra n=6.Em nghĩ TH2 sẽ không thể xảy ra được vì ban đầu cả 2 đầu đều là VS rồi cùng lắm nó sẽ chỉ ra 1 sáng ,1 tối hoặc 2 sáng.Em không biết có nhằm chỗ nào không mong thầy cô chỉ thêm
« Sửa lần cuối: 10:42:13 am Ngày 07 Tháng Bảy, 2012 gửi bởi onehitandrun »

Logged

Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông
Biển học mênh mông lấy chuyên cần làm bến-Mây xanh không lối lấy chí cả dựng lên
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.