10:32:32 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 2  mH và tụ điện có điện dung 8 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do với điện áp cực đại giữa hai bản tụ là  6V. Cường độ dòng điện cực đại trong tụ bằng
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ?
Theo tiên đề về trạng thái dừng của Bo, phát biểu nào sau đây là sai?
Hai lò xo R1, R2, có cùng độ dài. Một vật nặng khối lượng m= 200g khi treo vào lò xo R1 thì dao động với chu kỳ T1 = 0,3s, khi treo vào lò xo R2 thì dao động với chu kỳ T2 = 0,4s. Nối hai lò xo song với nhau để được một lò xo cùng độ dài, rồi treo vật nặng đó vào thì chu kỳ dao động của vật bằng bao nhiêu


Trả lời

SÓNG VÀ DAO ĐỘNG

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: SÓNG VÀ DAO ĐỘNG  (Đọc 3838 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
KPS
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 221
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 149



Email
« vào lúc: 03:17:48 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2012 »

1) Biết A và B là 2 nguồn sóng giống nhau trên mặt nước cách nhau 4cm. C là một điểm trên mặt nước, sao cho AC vuông góc AB  . Giá trị lớn  nhất của đoạn AC để C nằm trên đường cực đại giao thoa là 4,2cm. D cũng là một điểm trên mặt nước, sao cho AD vuông góc AB . Giá trị nhỏ nhất của AD để D thuộc cực đai giao thoa là:
A. 0,8cm.   B. 3,2cm.   C. 0,9cm.   D. 2,4cm.

2): Một chất điểm tham gia đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương trên trục Ox có phương trình [tex]x_1=2\sqrt{3}sin\omega t; x_2=A_{2}cos(\omega t + \varphi_2)[/tex] . Phương trình dao động tổng hợp [tex]x=2cos(\omega t + \varphi)[/tex] , với [tex]\varphi_2 -\varphi=\pi/3[/tex]  . Biên độ và pha ban đầu của dao động thành phần 2 là: ( da: A=4; phi2=pi/3)

mong thầy và các bạn giúp ạ...e cảm ơn


Logged


KPS
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +3/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 221
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 149



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 03:28:15 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2012 »

3)Trong thí nghiệm giao thoa Y- âng, chiếu vào khe S đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1=0,49μm và λ2. Trên màn quan sát, trong một khoảng rộng đếm được 29 vân sáng, trong đó có 5 vân cùng màu với vân trung tâm (kể cả vân trung tâm) và hai trong năm vân nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó, số vân sáng của λ1nhiều hơn số vân sáng của λ2 là 4 vân. Bước sóng λ2:
A. λ2= 0,56μm.   B. λ2= 0,68μm   C. λ2=  0,62μm.   D. λ2= 0,63μm.
giúp e thêm câu này nữa ạ


Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 07:07:39 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2012 »

1) Biết A và B là 2 nguồn sóng giống nhau trên mặt nước cách nhau 4cm. C là một điểm trên mặt nước, sao cho AC vuông góc AB  . Giá trị lớn  nhất của đoạn AC để C nằm trên đường cực đại giao thoa là 4,2cm. D cũng là một điểm trên mặt nước, sao cho AD vuông góc AB . Giá trị nhỏ nhất của AD để D thuộc cực đai giao thoa là:
A. 0,8cm.   B. 3,2cm.   C. 0,9cm.   D. 2,4cm.

Dùng định lí Pithagore ta tính được : BC = 5,8cm

Những điểm dao động với biên độ cực đại thỏa : [tex]d_{2} - d_{1} = k\lambda[/tex]

Điểm C ứng với k > 0 nhỏ nhất ( k = 1 ) và điểm D ứng với k > 0 lớn nhất

Tại C : [tex]BC - AC = \lambda = 1,6 cm[/tex]

Theo bất đẳng thức trong tam giác : [tex]d_{2} - d_{1} = 1,6k < AB \Rightarrow k < \frac{AB}{1,6} = 2,5[/tex]

Vậy [tex]BD - AD = 2.1,6 = 3,2cm[/tex] (1)

Mặt khác : [tex]BD^{2} - AD^{2} = AB^{2} = 16[/tex] (2)

Lấy (2) chia (1) ta được : [tex]BD + AD = 5 cm[/tex] (3)

Từ (1) và (3) ta có : AD = 0,9cm





Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:14:03 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2012 »


2): Một chất điểm tham gia đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương trên trục Ox có phương trình [tex]x_1=2\sqrt{3}sin\omega t; x_2=A_{2}cos(\omega t + \varphi_2)[/tex] . Phương trình dao động tổng hợp [tex]x=2cos(\omega t + \varphi)[/tex] , với [tex]\varphi_2 -\varphi=\pi/3[/tex]  . Biên độ và pha ban đầu của dao động thành phần 2 là: ( da: A=4; phi2=pi/3)

mong thầy và các bạn giúp ạ...e cảm ơn

Vẽ vecto quay . Theo định lí hàm cos ta có : [tex]A_{1}^{2} = A_{2}^{2} + A^{2} - 2AA_{2}cos\frac{\pi }{3}[/tex]

Thay số giải phương trình bậc hai theo [tex]A_{2} = 4[/tex] ; Dùng định li hàm sin suy ra phi 2
« Sửa lần cuối: 07:49:11 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #4 vào lúc: 07:58:37 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2012 »

3)Trong thí nghiệm giao thoa Y- âng, chiếu vào khe S đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1=0,49μm và λ2. Trên màn quan sát, trong một khoảng rộng đếm được 29 vân sáng, trong đó có 5 vân cùng màu với vân trung tâm (kể cả vân trung tâm) và hai trong năm vân nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó, số vân sáng của λ1nhiều hơn số vân sáng của λ2 là 4 vân. Bước sóng λ2:
A. λ2= 0,56μm.   B. λ2= 0,68μm   C. λ2=  0,62μm.   D. λ2= 0,63μm.
giúp e thêm câu này nữa ạ

Chọn 1 vân trùng ngoài bìa là VS trung tâm. Gọi k1, k2 lần lượt là bậc VS của [tex]\lambda _1,\lambda _2[/tex] tại vân trùng bìa còn lại.

Trên một khoảng rộng đếm được 29 VS, có 5 vị trí trùng => có tất cả 34 VS của hai đơn sắc.

ta có: (k1+1) + (k2+1) = 34   và  (k1+1) - (k2+1) = 4

=> k1 = 18 ; k2 = 14

[tex]=>\lambda _2=\frac{k_1\lambda _1}{k_2}=0,63\mu m[/tex]



Logged
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 09:33:32 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2012 »

3)Trong thí nghiệm giao thoa Y- âng, chiếu vào khe S đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1=0,49μmvà λ2. Trên màn quan sát, trong một khoảng rộng đếm được 29 vân sáng, trong đó có 5 vân cùng màu với vân trung tâm (kể cả vân trung tâm) và hai trong năm vân nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó, số vân sáng của λ1nhiều hơn số vân sáng của λ2 là 4 vân. Bước sóng λ2:
A. λ2= 0,56μm.   B. λ2= 0,68μm   C. λ2=  0,62μm.   D. λ2= 0,63μm.
giúp e thêm câu này nữa ạ

Chọn 1 vân trùng ngoài bìa là VS trung tâm. Gọi k1, k2 lần lượt là bậc VS của [tex]\lambda _1,\lambda _2[/tex] tại vân trùng bìa còn lại.

Trên một khoảng rộng đếm được 29 VS, có 5 vị trí trùng => có tất cả 34 VS của hai đơn sắc.

ta có: (k1+1) + (k2+1) = 34   và  (k1+1) - (k2+1) = 4

=> k1 = 18 ; k2 = 14

[tex]=>\lambda _2=\frac{k_1\lambda _1}{k_2}=0,63\mu m[/tex]


Xét trên một đoạn vân trùng có 8 vân sáng .

Ta có : [tex]n_{1}i_{1} = n_{2}i_{2} \Leftrightarrow n_{1}\lambda _{1} = n_{2}\lambda _{2}[/tex]

Đếm vân sáng ta có : [tex]n_{1}+ n_{2}= 8[/tex]

Do n1 : n2 không thể vượt quá 2 nên n1 = 5 và n2 = 3

[tex]\Rightarrow \lambda _{2} = \frac{5}{3}\lambda _{1} = 0,817 \mu m[/tex] - Kết quả vô lí !

Người ra đề chưa kiểm tra lại tính chính xác của đề khi đồng thời cho λ1=0,49μm  và trong một khoảng rộng đếm được 29 vân sáng, trong đó có 5 vân cùng màu với vân trung tâm (kể cả vân trung tâm) và hai trong năm vân nằm ngoài cùng của khoảng rộng. và thừa giả thiết số vân sáng của λ1nhiều hơn số vân sáng của λ2 là 4 vân.

Ta kiểm tra lại giả thiết ứng với kết quả của Datheon làm được :

Ta có : [tex]7\lambda _{2} = 9\lambda _{1} \Leftrightarrow i_{t} = 7i _{2} = 9i _{1}[/tex]

Trên một đoạn vân trùng có : 9 + 1 vân sáng của lam đa 1 và 7 + 1 vân sáng của lam đa 2 , do đó có 16 vân sáng. Vậy trên đoạn có 5 vân cùng màu với vân trung tâm (kể cả vân trung tâm) phải có 61 vân sáng chứ không thể 29 vân sáng được !

Mặt khác trong mỗi đoạn vân trùng số vân sáng của lam đa 1 nhiều hơn số vân sáng của lam đa 2 là 2. Vậy trong bốn đoạn thì số vân sáng của lam đa 1 nhiều hơn số vân sáng của lam đa 2 là 8 chứ không phải là 5
 

« Sửa lần cuối: 03:02:24 pm Ngày 25 Tháng Sáu, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.