09:06:48 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa. Độ lớn lực đàn hồi tác dụng vào vật phụ thuộc vào li độ có đồ thị như hình vẽ . Tỉ số thời gian lò xo dãn với thời gian lò xo nén trong một chu kỳ dao động gần giá trị nào nhất sau đây ?
Một nguồn điện có suất điện động E = 24 V, điện trở trong r = 6 Ω dùng để thắp sáng các bóng đèn loại 6 V ‒ 3 W. Số bóng đèn mắc tối đa để các đèn đều sáng bình thường là
Đặt điện áp u=U2cos(ωt+φ)  vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là i=I2cosωt , cảm kháng ZL, dung kháng ZC và tổng trở của mạch là Z. Gọi uR là điện áp tức thời hai đầu R. Công thức nào sau đây sai? 
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
Một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa một trong ba phần tử điện: điện trở thuần, cuộn dây thuần cảm, tụ điện. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự biến đổi theo thời gian của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch điện đó. Đoạn mạch điện này chứa


Trả lời

Vật lý 11 khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: vật lý 11 khó  (Đọc 5974 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
vnstarry
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 29
-Được cảm ơn: 17

Offline Offline

Bài viết: 91


Email
« vào lúc: 05:06:17 pm Ngày 28 Tháng Mười Hai, 2011 »

chúng minh rằng thế năng của hệ n điện tích điểm trong không khí là Wt=[tex]\sum_{i,j}^{n}{k.qiqj/rij}[/tex]
với i<j


Logged


Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:10:31 pm Ngày 04 Tháng Giêng, 2012 »

Thế năng tương tác giữa hai điện tích q1 và q2 là
w=k.q1.q2/r12
Thế năng tương tác giữa ba điện tích q1, q2 và q3
w=k.q1.q2/r12 +k.q1.q3/r13+k.q2.q3/r23
Thế năng tương tác giữa n điện tích q1, q2,q3,....qn là
w=Tổng(k.qi.qj/rij) (i<j)
« Sửa lần cuối: 11:09:56 pm Ngày 04 Tháng Giêng, 2012 gửi bởi ngulau211 »

Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:35:42 am Ngày 08 Tháng Giêng, 2012 »

chúng minh rằng thế năng của hệ n điện tích điểm trong không khí là Wt=[tex]\sum_{i,j}^{n}{k.qiqj/rij}[/tex]
với i<j


 ~O) Ta có thể chứng minh như vầy (dùng kiến thức tích phân, vi phân của Toán, hơi phức tạp một chút  Cheesy)

 ~O) Quy ước: Thế năng của điện tích [tex]q_{0}[/tex] ở vô cùng bằng không.

 ~O) Giả sử dịch chuyển một điện tích điểm [tex]q_{0}[/tex] trong điện trường của điện tích điểm q.

Công của lực tĩnh điện trong chuyển dời vô cùng nhỏ:

[tex]dA = \vec{F} . \vec{dS} = q_{0}\vec{E} . \vec{dS}[/tex]

[tex]\Rightarrow dA = q_{0}\frac{q}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r^{2}} . \vec{r}\vec{dS}= \frac{q_{0}q}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r^{2}}dS.cos\alpha[/tex]

với [tex]\alpha = \left( \vec{r}, \vec{dS}\right)[/tex]

mà [tex]dS.cos\alpha =dr[/tex] (bằng với hình chiếu của [tex]\vec{dS}[/tex] lên phương vector bán kính)

[tex]\Rightarrow dA = \frac{q_{0}q}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}}.\frac{dr}{r^{2}}[/tex]

Công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển điện tích [tex]q_{0}[/tex] từ M đến N:

[tex]A_{MN} = \int_{r_{M}}^{r_{N}}{\frac{q_{0}q}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}}.\frac{dr}{r^{2}}}= \frac{q_{0}q}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}}.\left( -\frac{1}{r}\right)^{r_{N}}_{r_{M}}= \frac{q_{0}q}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r_{M}}- \frac{q_{0}q}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r_{N}}[/tex]  (1)

 ~O) Nếu ta dịch chuyển điện tích [tex]q_{0}[/tex] trong điện trường của một hệ điện tích điểm thì:

    y:) Lực điện trường tổng hợp tác dụng lên [tex]q_{0}[/tex] là:[tex]\vec{F}= \sum_{i=1}^{n}{\vec{F}_{i}}[/tex]

     y:) Công của lực điện trường khi [tex]q_{0}[/tex] di chuyển từ M đến N:

  [tex]A_{MN}= \int_{M}^{N}{\vec{F}\vec{dS}}= \int_{M}^{N}{\sum_{i=1}^{n}{\vec{F}_{i}}.\vec{dS}}[/tex]

Theo (1) ta có:

[tex]\int_{M}^{N}{\vec{F}_{i}.\vec{dS}}= \frac{q_{0}q_{i}}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r_{iM}}- \frac{q_{0}q_{i}}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r_{iN}}[/tex]

(Với [tex]r_{iM}; r_{iN}[/tex] lần lượt là khoảng cách từ điện tích [tex]q_{i}[/tex] đến M và N)

Vậy suy ra:

[tex]A_{MN}= \sum_{i=1}^{n}{\frac{q_{0}q_{i}}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r_{iM}}}- \sum_{i=1}^{n}{\frac{q_{0}q_{i}}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r_{iN}}}[/tex] (2)

mà ta đã biết: [tex]A = W_{M}-W_{N}[/tex] (3)

Từ (2) và (3) suy ra thế năng của điện tích [tex]q_{0}[/tex] trong điện trường của hệ điện tích điểm là:

[tex]W= \sum_{i=1}^{n}{\frac{q_{0}q_{i}}{4\pi \varepsilon \varepsilon _{0}r_{i}}}[/tex]

(Với [tex]r_{i}[/tex] là khoảng cách từ [tex]q_{0}[/tex] đến [tex]q_{i}[/tex])
 


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.