Em thắc mắc mấy điều này khoảng 2 tuần nay rồi, mà tìm ko dc câu trả lời nên đành hỏi các thầy cô và các bạn vậy. Cụ thể là như sau:
1. Trong con lắc lò xo treo thẳng đứng dđdh thì ở vị trí cân bằng của con lắc, lò xo bị biến dạng 1 khoảng, thức là ở điểm đó con lắc có thế năng đàn hồi.
Năng lượng của con lắc lò xo bao gồm động năng và thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn. Em không hiểu ở chỗ là tại sao khi con lắc đi qua VTCB thì vận tốc của nó lớn nhất, tức là động năng nó lớn nhất?. Câu hỏi em đặt ra là tại sao ko phải là vị trí mà lò xo ít bị biến dạng nhất (hoặc ko bị biến dạng) ? Tại vị trí đó thì thế năng đàn hồi của con lắc là nhỏ nhất, có vậy thì động năng của nó mới lớn nhất nên mới đạt vmax chứ!
Xin phép thầy Dương cho em nói thêm điều này: kidult.no0b đã biết năng lượng con lắc lò xo gồm 3 phần:
động năng, thế năng đàn hồi, thế năng hấp dẫn. Nhưng đến khi đặt vấn đề tại sao kidult.no0b lại
quên mất thế năng hấp dẫn?
kidult.no0b nên biết thế năng mà em học trong lớp ([tex]W_{t} = \frac{1}{2}kx^{2}[/tex],
nhớ là công thức này đúng khi chọn gốc thế năng ở VTCB) là thế năng toàn phần (tạm gọi vậy
) nó gồm cả thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn trong đó.
Cho nên theo như kidult.no0b đã hỏi (xem phần đã tô xanh trong câu hỏi) thì vị trí lò xo ít biến dạng nhất hoặc vị trí lò xo không biến dạng thì chỉ có thế năng đàn hồi nhỏ nhất thôi, tại đó còn thế năng hấp dẫn nữa mà kidult.no0 quên tính tới.
(ta đang nói đến con lắc lò xo treo thẳng đứng, nếu con lắc nằm ngang thì kidult.no0 đúng rồi)
Vì thế còn thế năng hấp dẫn cho nên vị trí đó không phải thế năng toàn phần là nhỏ nhất nên động năng cũng không cực đại tại đó.
Về thế năng của con lắc lò xo kidult.no0b có thể tham khảo tại đây: (
xem phần chứng minh của thầy dinhtan1k)
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=3747.0 hoc-)