
Pác Doanh ơi là pác Doanh pác phát biểu tùm lum rồi.
Pác nói thế tức là pác không hiểu gì về năng lượng rồi.
Pác về nghiêm cứu lại 3 vấn đề cho em sau đó pác mới đưa, mới phán.
1. Thế năng đàn hồi biểu thức của nó là như thế nào ? ( sgk lớp 10 )
Tôi nói cho pác biết: Rất rất nhiều các pác đưa ra câu trắc nghiệm mà là câu trắc nghiệm sai.
không phân biệt đâu là thế năng của con lắc lò xo và thế năng đàn hồi của con lắc lò xo.
2. Thế năng của con lắc lò xo biểu thức như thế nào ( sgk 12)
Có gì khác nhau giữa thế năng đàn hồi và thế năng của con lắc lò xo không ?
Có đó là độ biến dạng ( [tex]\Delta l[/tex]) và li độ (x)
Nhưng các pác không hiểu rõ vì các pác thấy hai biểu thức này giống nhau về mặt toán học do đó các pác cứ tu duy theo kiểu ..... 
Thế năng đàn hồi và thế năng của con lắc lò xo chỉ bằng nhau khi con lắc lò xo nằm ngang.
Vì độ biến dạng ( [tex]\Delta l[/tex]) và li độ (x) bằng nhau.
Còn con lắc lò xo treo thẳng đứng hai cái đó khác nhau hoàn toàn
Lâm Nguyễn lấy ví dụ tại vị trí cân bằng.
Thế năng của con lắc lò xo là bằng không vì x=0 ( ta đã chọn mốc tính thế năng bằng không )
Thế năng đàn hồi của con lắc lò xo khác không vì [tex]\Delta l[/tex] khác không.

Vậy lý do gì các pác nói là bỏ qua thế năng trọng trường ?3. pác Doanh ơi ? pác phải tìm lại quyển sách cũ mà trước đây thi thời tự luận ý.
Có hẳn một bài toán chứng minh thế năng đàn hồi+ thế năng hấp dẫn của con lắc lò xo = thế năng của con lắc lò xo mà giờ các pác đang ngộ nhận đấy.Có lẽ vì bằng đó lý do mà không ít pác ngộ nhận.

TB. Pác đừng giận em khi em nói mạnh mẽ nhé ! Khoa học mà không được ngộ nhận, em sẽ động viên pác bằng chê pác một lần.
Mà có mỗi bài phát biểu của em về vấn đề này trước bài viết này mà các pác chê em hai lần.
Pác nào chê nhớ chê em lần nữa để động viên em nhé.
