Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => : Journey 10:49:15 PM Ngày 25 April, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=8007



: Giúp em bài điện và hạt nhân
: Journey 10:49:15 PM Ngày 25 April, 2012
Câu 1: Hạt nhân Beri đang đứng yên thì hấp thụ một phôtôn của tia gama và biến đổi thành hai hạt [tex]\alpha [/tex]và một hạt nơtron. [tex]{}_{4}^{9}\text{Be + }\gamma \to \text{2}{}_{2}^{4}\text{He + }{}_{0}^{1}\text{n}[/tex]. Cho khối lượng các hạt [tex]{}_{4}^{9}\text{Be ;}{}_{2}^{4}\text{He ;}{}_{0}^{1}\text{n}[/tex] tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử lần lượt là 9,01219u; 4,00260u; 1,008670u . Tần số nhỏ nhất của tia [tex]\gamma [/tex] để gây ra phản ứng trên là:

A. [tex]{{3,8.10}^{26}}H\text{z}[/tex]          
B. [tex]{{2,48.10}^{26}}H\text{z}[/tex]        
C. [tex]{{2,48.10}^{20}}H\text{z}[/tex]   
D. [tex]{{3,8.10}^{20}}H\text{z}[/tex]

Câu 2:  Một khung dây dẫn phẳng, kín có diện tích S và điện trở R. Khung dây quay đều quanh một trục  đối xứng của nó với tốc độ góc [tex]\omega [/tex]. Đặt khung dây trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng luôn vuông góc với trục quay và có độ lớn là B. Tại thời điểm [tex]t=0[/tex], vectơ cảm ứng từ cùng hướng với vectơ pháp tuyến của khung dây . Cường độ dòng điện cảm ứng tức thời chạy trong khung dây có biểu thức:

A. [tex]i=\frac{B\omega S}{4\text{R}}\sin (\omega t)[/tex].              B. [tex]i=\frac{B\omega S}{\text{R}}\sin (\omega t)[/tex]        
C.[tex]i=\frac{4B\omega S}{\text{R}}\sin (\omega t)[/tex]                        D. [tex]i=\text{B}\omega \text{S}\sin (\omega t)[/tex]

Câu 5: Trong thí nghiêm Y-âng vê giao thoa với nguồn sáng đơn sắc, hệ vân trên màn có khoảng vân là i . Nêu tăng khoảng cách giữa hai khe thêm 5% và giảm khoảng cách từ hai khe đến màn 3% so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa trên màn sẽ:

A. giảm 5,67%.  
B. giảm 7,62 %.
C. giảm 1,57 %.
D. tăng 6,56 %.

[/size]


: Trả lời: Giúp em bài điện và hạt nhân
: Điền Quang 10:59:19 PM Ngày 25 April, 2012
Câu 1: Hạt nhân Beri đang đứng yên thì hấp thụ một phôtôn của tia gama và biến đổi thành hai hạt [tex]\alpha [/tex]và một hạt nơtron. [tex]{}_{4}^{9}\text{Be + }\gamma \to \text{2}{}_{2}^{4}\text{He + }{}_{0}^{1}\text{n}[/tex]. Cho khối lượng các hạt [tex]{}_{4}^{9}\text{Be ;}{}_{2}^{4}\text{He ;}{}_{0}^{1}\text{n}[/tex] tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử lần lượt là 9,01219u; 4,00260u; 1,008670u . Tần số nhỏ nhất của tia [tex]\gamma [/tex] để gây ra phản ứng trên là:

A. [tex]{{3,8.10}^{26}}H\text{z}[/tex]          
B. [tex]{{2,48.10}^{26}}H\text{z}[/tex]         
C. [tex]{{2,48.10}^{20}}H\text{z}[/tex]   
D. [tex]{{3,8.10}^{20}}H\text{z}[/tex]



Năng lượng nhỏ nhất của tia gamma để cung cấp cho phản ứng: [tex]\varepsilon = \left|\Delta E \right|[/tex]

Mà: [tex]\Delta E = \Delta mc^{2}= 1,68.10^{-3}. 931 = 1,56408 \: MeV[/tex]

Lấy 1u = 931 [tex]MeV/c^{2}[/tex]

[tex] \left| \Delta E \right| = 1,56408 \: MeV = 2,502528.10^{-13} \: J[/tex]

[tex]\Rightarrow \varepsilon = \left| \Delta E \right| = 2,502528.10^{-13} \: J[/tex]

[tex]\Leftrightarrow hf_{min} = 2,502528.10^{-13} \: J[/tex]

[tex]\Rightarrow f_{min} = 3,777.10^{20} Hz[/tex]


: Trả lời: Giúp em bài điện và hạt nhân
: Điền Quang 11:05:49 PM Ngày 25 April, 2012

Câu 5: Trong thí nghiêm Y-âng vê giao thoa với nguồn sáng đơn sắc, hệ vân trên màn có khoảng vân là i . Nêu tăng khoảng cách giữa hai khe thêm 5% và giảm khoảng cách từ hai khe đến màn 3% so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa trên màn sẽ:

A. giảm 5,67%. 
B. giảm 7,62 %.
C. giảm 1,57 %.
D. tăng 6,56 %.



Lúc đầu: [tex]i = \frac{\lambda D}{a}[/tex]

Lúc sau: [tex]i' = \frac{\lambda D'}{a'}= \frac{\lambda \left( D -0,03D \right)}{a + 0,05a}= \frac{\lambda . 0,97D}{1,05a}= \frac{0,97}{1,05}i[/tex]

[tex]\Rightarrow \frac{i'-i}{i}.100[/tex]% = -7,619% < 0

Vậy khoảng vân giảm 7,619%.


: Trả lời: Giúp em bài điện và hạt nhân
: Điền Quang 11:11:44 PM Ngày 25 April, 2012

Câu 2:  Một khung dây dẫn phẳng, kín có diện tích S và điện trở R. Khung dây quay đều quanh một trục  đối xứng của nó với tốc độ góc [tex]\omega [/tex]. Đặt khung dây trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng luôn vuông góc với trục quay và có độ lớn là B. Tại thời điểm [tex]t=0[/tex], vectơ cảm ứng từ cùng hướng với vectơ pháp tuyến của khung dây . Cường độ dòng điện cảm ứng tức thời chạy trong khung dây có biểu thức:

A. [tex]i=\frac{B\omega S}{4\text{R}}\sin (\omega t)[/tex].              B. [tex]i=\frac{B\omega S}{\text{R}}\sin (\omega t)[/tex]        
C.[tex]i=\frac{4B\omega S}{\text{R}}\sin (\omega t)[/tex]                        D. [tex]i=\text{B}\omega \text{S}\sin (\omega t)[/tex]

[/size]

Tại thời điểm [tex]t=0[/tex], vectơ cảm ứng từ cùng hướng với vectơ pháp tuyến của khung dây:

[tex]\Phi =BScos \omega t[/tex]

Suất điện động sinh ra: [tex]e = -\Phi'(t) = \omega BSsin \omega t[/tex]

Cường độ dòng điện: [tex]i = \frac{e}{R} = \frac{\omega BS}{R}sin \omega t[/tex]