Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => : congvinh667 07:14:25 AM Ngày 10 April, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19953



: Bài toán về lực liên kết giữa hai vật
: congvinh667 07:14:25 AM Ngày 10 April, 2014
Một con lắc lò xo có k=200N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với m1=1kg. Chất điểm được gắn với vật m2=1kg, Các chất điểm có thể dao động điều hòa ko ma sát . Tại thời điểm ban đầu giữ 2 vật ở vị trí lò xo nén 2cm rồi truyền cho 2 chất điểm một vận tốc 0,2m/s có chiều làm cho lò xo nén thêm. Chỗ gắn giữa  2 vật bị bong ra nếu lực kéo ở đó đạt 2N. m2 tách khỏi m1 ở thời điểm
A. [tex]\frac{\pi }{30}[/tex]
B. [tex]\frac{\pi }{8}[/tex]
C. [tex]\frac{\pi }{10}[/tex]
D. [tex]\frac{\pi }{15}[/tex]

[tex]A=\sqrt{x^{2}+\frac{v^{2}}{\frac{k}{m1+m2}}}=2\sqrt{2}[/tex]
Fk[tex]F_{k}=2=m2.\omega ^{2}x=1.\frac{200}{1+1}.x\Rightarrow x=0,02[/tex]
[tex]t=\frac{T}{8}+\frac{T}{8}=\frac{1}{4}.2\pi .\sqrt{\frac{2}{200}}=\frac{\pi }{20}[/tex]
Mọi người giúp em xem em sai ở đâu vậy ạ?


: Trả lời: Bài toán về lực liên kết giữa hai vật
: ph.dnguyennam 08:11:01 AM Ngày 10 April, 2014
Một con lắc lò xo có k=200N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với m1=1kg. Chất điểm được gắn với vật m2=1kg, Các chất điểm có thể dao động điều hòa ko ma sát . Tại thời điểm ban đầu giữ 2 vật ở vị trí lò xo nén 2cm rồi truyền cho 2 chất điểm một vận tốc 0,2m/s có chiều làm cho lò xo nén thêm. Chỗ gắn giữa  2 vật bị bong ra nếu lực kéo ở đó đạt 2N. m2 tách khỏi m1 ở thời điểm
A. [tex]\frac{\pi }{30}[/tex]
B. [tex]\frac{\pi }{8}[/tex]
C. [tex]\frac{\pi }{10}[/tex]
D. [tex]\frac{\pi }{15}[/tex]

[tex]A=\sqrt{x^{2}+\frac{v^{2}}{\frac{k}{m1+m2}}}=2\sqrt{2}[/tex]
Fk[tex]F_{k}=2=m2.\omega ^{2}x=1.\frac{200}{1+1}.x\Rightarrow x=0,02[/tex]
[tex]t=\frac{T}{8}+\frac{T}{8}=\frac{1}{4}.2\pi .\sqrt{\frac{2}{200}}=\frac{\pi }{20}[/tex]
Mọi người giúp em xem em sai ở đâu vậy ạ?
HD:
Theo đề bài: "gắn với vật m2=1kg"
Như vậy có 2 trường hợp:
(1) vật m2. gắn phía trên m1 (Đáp số của e đúng) (Thường dạng này, đề sẽ nêu rõ vật 2 được đặt trên 1 và cho hệ số ma sát, hoặc lực ma sát nghỉ cực đại chứ ít khi nói gắn kiểu này )
(2) Gắn như hình vẽ
(http://i442.photobucket.com/albums/qq143/phdnguyennam/Untitled_zpsfad44816.png) (http://s442.photobucket.com/user/phdnguyennam/media/Untitled_zpsfad44816.png.html)
Khi đó: m2 tách khỏi m1 tại vị trí N: [tex]t=\frac{T}{8}+\frac{T}{4}+\frac{T}{8}=\frac{T}{2}=\frac{\pi}{10} (s)[/tex]    ~O)




: Trả lời: Bài toán về lực liên kết giữa hai vật
: congvinh667 06:29:56 PM Ngày 10 April, 2014



(2) Gắn như hình vẽ
(http://i442.photobucket.com/albums/qq143/phdnguyennam/Untitled_zpsfad44816.png) (http://s442.photobucket.com/user/phdnguyennam/media/Untitled_zpsfad44816.png.html)
Khi đó: m2 tách khỏi m1 tại vị trí N: [tex]t=\frac{T}{8}+\frac{T}{4}+\frac{T}{8}=\frac{T}{2}=\frac{\pi}{10} (s)[/tex]    ~O)




Nhưng mà thầy ơi em thấy đáp án là [tex]\frac{\pi }{8}[/tex] ạ
Lời giải bảo là vật sẽ tách ở vị trí biên bên phải hình vẽ (x[tex]2\sqrt{2})[/tex] chứ không phải ở vị trí N(x=2cm) ạ??
Có nhầm lẫn gì không thầy?