Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LÒ ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI - OLYMPIC => : always_try 01:46:59 PM Ngày 08 March, 2014

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=19682



: bài tập cơ học khó
: always_try 01:46:59 PM Ngày 08 March, 2014
Bài 1:   Trên mặt bán cầu bán kính R = 1m, đặt một quả cầu B có khối lượng mB = 2kg, một con lắc đơn có chiều dài l  = 1m. Khối lượng của quả cầu A là mA = 1kg. Kéo A để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α = 600 rồi buông ra không vận tốc đầu. Sau va chạm B trượt đến M (β = 300) thì rời khỏi bán cầu. Tìm lực căng dây treo vật khi A đến vị trí cao nhất sau va chạm.(hình 1)

bai 2 Một cái chậu gỗ có thành trong là nửa mặt cầu bán kính R = 16cm, khối lượng M. Một viên bi nhỏ khối lượng m = M/4 nằm ở đáy chậu. Truyền cho chậu vận tốc ban đầu v0 theo phương ngang. Tính giá trị lớn nhất của v0 mà không làm cho bi trượt khỏi thành chậu. Bỏ qua mọi ma sát(hình 2)

bài 3 Một mặt kim loại cong nhẵn hình bán cầu bán kính R = 20cm được gắn chặt vào một xe lăn nhỏ đặt trên một bàn nhẵn nằm ngang, khối lượng tổng cộng của xe và mặt kim loại là M = 2kg. Từ điểm A trên vành bán cầu người ta thả một hòn bi nhỏ khối lượng m = 50g lăn xuống không vận tốc đầu. Hãy tìm độ lên cao của hòn bi trong mặt cong và vận tốc tối đa mà xe lăn đạt được (Bỏ qua mọi ma sát)(hình 3)
m.n giúp em nha em cảm ơn nhiều


: Trả lời: bài tập cơ học khó
: ph.dnguyennam 01:43:26 AM Ngày 15 March, 2014
Bài 1:   Trên mặt bán cầu bán kính R = 1m, đặt một quả cầu B có khối lượng mB = 2kg, một con lắc đơn có chiều dài l  = 1m. Khối lượng của quả cầu A là mA = 1kg. Kéo A để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α = 600 rồi buông ra không vận tốc đầu. Sau va chạm B trượt đến M (β = 300) thì rời khỏi bán cầu. Tìm lực căng dây treo vật khi A đến vị trí cao nhất sau va chạm.(hình 1)


Khi viên bi B trượt trên bán cầu: PTCĐ: [tex]\vec {P}+ \vec{N}=m\vec{a}[/tex]  (1)
Tại vị trí M quả cầu B rời khỏi bán cầu: [tex]\rightarrow N=0[/tex]. Chiếu (1) lên phương hướng tâm: [tex]mgcos(\beta )=m\frac{v_{M}^2}{R} \rightarrow v_B=...[/tex]
Bi B trượt không ma sat: AD bảo toàn năng lượng, chọn gốc thế năng ở vị trí M.
[tex]E_I=E_M[/tex] (I là điểm cao nhất của viên bi)
[tex]\Leftrightarrow \frac{1}{2}mv_I^2+mg(R-Rcos(\beta ))=\frac{1}{2}mv_M^2\rightarrow v_I=...[/tex]
Đoạn trên chỉ xét bi B ghi tắt: [tex]m_B=m[/tex]

Viên bi A va chạm B xem như hoàn toàn đàn hồi. BT năng lượng
[tex]\frac{1}{2}m_Av_A^2=\frac{1}{2}m_Av_A'^2+\frac{1}{2}m_Bv_B^2[/tex]  (2)
Với: [tex]v_B=v_I[/tex]  (Vừa tính ở trên)
Và: [tex]v_A=\sqrt{2gl(1-cos(\alpha ))}[/tex]
Thay vào (2) tính được [tex]v_A'=...[/tex] (3)

Gọi [tex]\gamma[/tex] là góc tạo bợi dây treo và phương thẳng đứng tại vị trí cao nhất của A sau va chạm ta có:
[tex]m_Ag(l-lcos(\gamma ))=\frac{1}{2}m_Av_A'^2[/tex] (4)

Thay (3) vào (4) [tex]\rightarrow \gamma =...[/tex]
Lực căng dây tại đó: [tex]T=m_Agcos\gamma =...[/tex]     ~O) ~O) ~O)

P/S: À quên! không biết bạn post bài với mục đích gì nhĩ? Đọc kỹ QUY ĐỊNH khi post bài nhé!
       Nếu là nhờ hướng dẫn, thì nói rõ ràng, sẽ reply HD luôn cho bài 2 và 3.



: Trả lời: bài tập cơ học khó
: ph.dnguyennam 01:56:46 AM Ngày 15 March, 2014
Ủa! mới đọc lại có nhờ giúp kìa  =d> bé tí tìm mãi chẵng ra hihi... sò ri  ;;)

Bài 2, 3 hình không xem được nhé!


: Trả lời: bài tập cơ học khó
: Hà Văn Thạnh 07:52:35 AM Ngày 15 March, 2014
bài 3 Một mặt kim loại cong nhẵn hình bán cầu bán kính R = 20cm được gắn chặt vào một xe lăn nhỏ đặt trên một bàn nhẵn nằm ngang, khối lượng tổng cộng của xe và mặt kim loại là M = 2kg. Từ điểm A trên vành bán cầu người ta thả một hòn bi nhỏ khối lượng m = 50g lăn xuống không vận tốc đầu. Hãy tìm độ lên cao của hòn bi trong mặt cong và vận tốc tối đa mà xe lăn đạt được (Bỏ qua mọi ma sát)(hình 3)
m.n giúp em nha em cảm ơn nhiều
Định luật BTĐL theo phương ngang: Mv2+mv1=0 (M xe, m vật)
(Khi vật trượt xuống áp lực vật lên xe làm xe chuyển động nhanh dần, khi đến lòng máng thì xe đạt vận tốc lớn nhất
Định luật BTNL từ lúc thả đến vị trí thấp nhất : mghA=1/2mv^1+1/2Mv2^2 ==> v1 và v2