10:22:13 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL, điện trở R và tụ điện có dung kháng ZC thay đổi được. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên C và điện áp hiệu dụng trên đoạn RC theo ZC. Giá trị U gần nhất với giá trị nào sau đây?
Một sóng đang truyền từ trái sang phải trên một dây đàn hồi như Hình 5.1. Xét hai phần tử M và N trên dây. Tại thời điểm xét
Hai điện tích q1 = 0,5mC và q2 = 1mC đặt cách nhau 1m. Gọi F1 là lực Coulomb do điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2 và F2 là lực Coulomb do điện tích q2 tác dụng lên điện tích q1. Tỉ số giữa F2 và F1 là
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng:
Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là


Trả lời

Bài tập cơ học khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: bài tập cơ học khó  (Đọc 3655 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
always_try
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« vào lúc: 01:46:59 pm Ngày 08 Tháng Ba, 2014 »

Bài 1:   Trên mặt bán cầu bán kính R = 1m, đặt một quả cầu B có khối lượng mB = 2kg, một con lắc đơn có chiều dài l  = 1m. Khối lượng của quả cầu A là mA = 1kg. Kéo A để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α = 600 rồi buông ra không vận tốc đầu. Sau va chạm B trượt đến M (β = 300) thì rời khỏi bán cầu. Tìm lực căng dây treo vật khi A đến vị trí cao nhất sau va chạm.(hình 1)

bai 2 Một cái chậu gỗ có thành trong là nửa mặt cầu bán kính R = 16cm, khối lượng M. Một viên bi nhỏ khối lượng m = M/4 nằm ở đáy chậu. Truyền cho chậu vận tốc ban đầu v0 theo phương ngang. Tính giá trị lớn nhất của v0 mà không làm cho bi trượt khỏi thành chậu. Bỏ qua mọi ma sát(hình 2)

bài 3 Một mặt kim loại cong nhẵn hình bán cầu bán kính R = 20cm được gắn chặt vào một xe lăn nhỏ đặt trên một bàn nhẵn nằm ngang, khối lượng tổng cộng của xe và mặt kim loại là M = 2kg. Từ điểm A trên vành bán cầu người ta thả một hòn bi nhỏ khối lượng m = 50g lăn xuống không vận tốc đầu. Hãy tìm độ lên cao của hòn bi trong mặt cong và vận tốc tối đa mà xe lăn đạt được (Bỏ qua mọi ma sát)(hình 3)
m.n giúp em nha em cảm ơn nhiều


Logged


ph.dnguyennam
Giáo viên
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +22/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 311

Offline Offline

Bài viết: 373



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 01:43:26 am Ngày 15 Tháng Ba, 2014 »

Bài 1:   Trên mặt bán cầu bán kính R = 1m, đặt một quả cầu B có khối lượng mB = 2kg, một con lắc đơn có chiều dài l  = 1m. Khối lượng của quả cầu A là mA = 1kg. Kéo A để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc α = 600 rồi buông ra không vận tốc đầu. Sau va chạm B trượt đến M (β = 300) thì rời khỏi bán cầu. Tìm lực căng dây treo vật khi A đến vị trí cao nhất sau va chạm.(hình 1)


Khi viên bi B trượt trên bán cầu: PTCĐ: [tex]\vec {P}+ \vec{N}=m\vec{a}[/tex]  (1)
Tại vị trí M quả cầu B rời khỏi bán cầu: [tex]\rightarrow N=0[/tex]. Chiếu (1) lên phương hướng tâm: [tex]mgcos(\beta )=m\frac{v_{M}^2}{R} \rightarrow v_B=...[/tex]
Bi B trượt không ma sat: AD bảo toàn năng lượng, chọn gốc thế năng ở vị trí M.
[tex]E_I=E_M[/tex] (I là điểm cao nhất của viên bi)
[tex]\Leftrightarrow \frac{1}{2}mv_I^2+mg(R-Rcos(\beta ))=\frac{1}{2}mv_M^2\rightarrow v_I=...[/tex]
Đoạn trên chỉ xét bi B ghi tắt: [tex]m_B=m[/tex]

Viên bi A va chạm B xem như hoàn toàn đàn hồi. BT năng lượng
[tex]\frac{1}{2}m_Av_A^2=\frac{1}{2}m_Av_A'^2+\frac{1}{2}m_Bv_B^2[/tex]  (2)
Với: [tex]v_B=v_I[/tex]  (Vừa tính ở trên)
Và: [tex]v_A=\sqrt{2gl(1-cos(\alpha ))}[/tex]
Thay vào (2) tính được [tex]v_A'=...[/tex] (3)

Gọi [tex]\gamma[/tex] là góc tạo bợi dây treo và phương thẳng đứng tại vị trí cao nhất của A sau va chạm ta có:
[tex]m_Ag(l-lcos(\gamma ))=\frac{1}{2}m_Av_A'^2[/tex] (4)

Thay (3) vào (4) [tex]\rightarrow \gamma =...[/tex]
Lực căng dây tại đó: [tex]T=m_Agcos\gamma =...[/tex]     ~O) ~O) ~O)

P/S: À quên! không biết bạn post bài với mục đích gì nhĩ? Đọc kỹ QUY ĐỊNH khi post bài nhé!
       Nếu là nhờ hướng dẫn, thì nói rõ ràng, sẽ reply HD luôn cho bài 2 và 3.

« Sửa lần cuối: 01:50:20 am Ngày 15 Tháng Ba, 2014 gửi bởi ph.dnguyennam »

Logged
ph.dnguyennam
Giáo viên
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +22/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 311

Offline Offline

Bài viết: 373



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:56:46 am Ngày 15 Tháng Ba, 2014 »

Ủa! mới đọc lại có nhờ giúp kìa  =d> bé tí tìm mãi chẵng ra hihi... sò ri  ;Wink

Bài 2, 3 hình không xem được nhé!


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:52:35 am Ngày 15 Tháng Ba, 2014 »

bài 3 Một mặt kim loại cong nhẵn hình bán cầu bán kính R = 20cm được gắn chặt vào một xe lăn nhỏ đặt trên một bàn nhẵn nằm ngang, khối lượng tổng cộng của xe và mặt kim loại là M = 2kg. Từ điểm A trên vành bán cầu người ta thả một hòn bi nhỏ khối lượng m = 50g lăn xuống không vận tốc đầu. Hãy tìm độ lên cao của hòn bi trong mặt cong và vận tốc tối đa mà xe lăn đạt được (Bỏ qua mọi ma sát)(hình 3)
m.n giúp em nha em cảm ơn nhiều
Định luật BTĐL theo phương ngang: Mv2+mv1=0 (M xe, m vật)
(Khi vật trượt xuống áp lực vật lên xe làm xe chuyển động nhanh dần, khi đến lòng máng thì xe đạt vận tốc lớn nhất
Định luật BTNL từ lúc thả đến vị trí thấp nhất : mghA=1/2mv^1+1/2Mv2^2 ==> v1 và v2


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.