Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=13936 : Một bài toán va cham cần giup do : E.Galois 07:10:14 PM Ngày 06 February, 2013 Một bài về bảo toàn động lượng khó
Một viên đạn có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h va chạm đàn hồi với nêm M, sau đó nảy ra theo phương ngang, va chạm với khối gỗ M bề dày d. Viên đạn xuyên vào tấm gỗ và dừng lại ở phía sau tấm gỗ. Tìm lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn (Bỏ qua ma sát giữa sàn và và tấm gỗ) : Trả lời: Một bài toán va cham cần giup do : Quang Dương 08:31:49 AM Ngày 09 February, 2013 Một bài về bảo toàn động lượng khó Một viên đạn có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h va chạm đàn hồi với nêm M, sau đó nảy ra theo phương ngang, va chạm với khối gỗ M bề dày d. Viên đạn xuyên vào tấm gỗ và dừng lại ở phía sau tấm gỗ. Tìm lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn (Bỏ qua ma sát giữa sàn và và tấm gỗ) Phải bổ sung giả thiết : " trong quá trình va chạm nêm chỉ chuyển động theo phương ngang " Bảo toàn cơ năng cho viên đạn trong quá trình rơi ta có : [tex]v_{0} = \sqrt{2gh}[/tex] Do va chạm không ma sát với nêm nên phản lực N của nêm tác dụng lên viên đạn có phương vuông góc với mặt nêm. Theo định lí xung lực ta có : [tex]\vec{N}.\Delta t = \Delta \vec{P}[/tex] Chiếu lên phương của mặt nêm ta có : [tex]0 = mv_{0}sin\alpha - mv cos\alpha \Rightarrow v = v_{0}tan\alpha[/tex](1) Chiếu lên phương vuông góc với mặt nêm ta có : [tex]N.\Delta t = mvsin\alpha + mv_{0}cos\alpha = \frac{mv_{0}}{cos\alpha }[/tex] (2) Áp dụng định lí xung lực cho nêm ta có : [tex](- \vec{N}+ \vec{N'})\Delta t = M\vec{V}[/tex] Chiếu lên phương ngang : [tex]-N.\Delta t.sin\alpha = MV[/tex](3) Kết hợp (3) và (2) ta được : [tex]MV = - mv_{0}tan\alpha[/tex] (4) Mặt khác ta có : [tex]\frac{MV^{2}}{2}+\frac{mv^{2}}{2} = \frac{mv_{0}^{2}}{2}[/tex] (5) Thay (1) và (4) vào (5) ta được : [tex]tan\alpha =\sqrt{\frac{M}{m+M}}[/tex] Vậy [tex]v = v_{0}\sqrt{\frac{M}{m+M}} = \sqrt{\frac{2Mgh}{m+M}}[/tex] Đến đây em chỉ cần áp dụng định lí động năng cho quá trình viên đạn xuyên vào tấm gỗ là xong ! chúc em một Tết vui vẻ ! : Trả lời: Một bài toán va cham cần giup do : E.Galois 10:53:16 AM Ngày 09 February, 2013 Một bài về bảo toàn động lượng khó Một viên đạn có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h va chạm đàn hồi với nêm M, sau đó nảy ra theo phương ngang, va chạm với khối gỗ M bề dày d. Viên đạn xuyên vào tấm gỗ và dừng lại ở phía sau tấm gỗ. Tìm lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn (Bỏ qua ma sát giữa sàn và và tấm gỗ) Phải bổ sung giả thiết : " trong quá trình va chạm nêm chỉ chuyển động theo phương ngang " Bảo toàn cơ năng cho viên đạn trong quá trình rơi ta có : [tex]v_{0} = \sqrt{2gh}[/tex] Do va chạm không ma sát với nêm nên phản lực N của nêm tác dụng lên viên đạn có phương vuông góc với mặt nêm. Theo định lí xung lực ta có : [tex]\vec{N}.\Delta t = \Delta \vec{P}[/tex] Chiếu lên phương của mặt nêm ta có : [tex]0 = mv_{0}sin\alpha - mv cos\alpha \Rightarrow v = v_{0}tan\alpha[/tex](1) Chiếu lên phương vuông góc với mặt nêm ta có : [tex]N.\Delta t = mvsin\alpha + mv_{0}cos\alpha = \frac{mv_{0}}{cos\alpha }[/tex] (2) Áp dụng định lí xung lực cho nêm ta có : [tex](- \vec{N}+ \vec{N'})\Delta t = M\vec{V}[/tex] Chiếu lên phương ngang : [tex]-N.\Delta t.sin\alpha = MV[/tex](3) Kết hợp (3) và (2) ta được : [tex]MV = - mv_{0}tan\alpha[/tex] (4) Mặt khác ta có : [tex]\frac{MV^{2}}{2}+\frac{mv^{2}}{2} = \frac{mv_{0}^{2}}{2}[/tex] (5) Thay (1) và (4) vào (5) ta được : [tex]tan\alpha =\sqrt{\frac{M}{m+M}}[/tex] Vậy [tex]v = v_{0}\sqrt{\frac{M}{m+M}} = \sqrt{\frac{2Mgh}{m+M}}[/tex] Đến đây em chỉ cần áp dụng định lí động năng cho quá trình viên đạn xuyên vào tấm gỗ là xong ! chúc em một Tết vui vẻ ! V là vận tốc của nêm sau va chạm Ta có [tex]mgh=\frac{1}{2}mv^2+\frac{1}{2}MV^2[/tex] [tex]mv+MV=0 \Rightarrow v=\sqrt{\frac{2Mgh}{M+m}}[/tex] Trong sự va chạm của đạn và tấm gỗ Gọi V' là vận tốc của đạn và tấm gỗ sau khi viên đạn dừng trên tấm gỗ Ta có [tex]mv=V'(M+m) \frac{1}{2}mv^2-\frac{1}{2}(M+m)V'^2=\left|F_{c} \right|d \Rightarrow \left|F_{c} \right|=\frac{0,5mv^2M}{d(M+m)}=0,5.\frac{2mgh}{d}(\frac{M}{M+m})^2 \Leftrightarrow \left|F_{c} \right|=\frac{mgh}{d}(\frac{M}{M+m})^2[/tex] Nếu em làm sai chỗ nào mong thầy chỉ rõ giúp em ạ. Chúc thầy ăn Tết vui vẻ |