Một bạn học sinh nhận xét rằng dù độ chênh lệch khối lượng giữa N và M được thay đổi khi làm thí nghiệm nhưng tổng khối lượng được buộc vào dây không đổi

Để download Câu trắc nghiệm này dạng file WORDS (.doc) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

Câu hỏi

🗣️ Trần Thị Nghĩa hỏi: Cho mình hỏi một câu Đánh giá năng lực trong sách bài tập Sách Cánh Diều

Một bạn học sinh nhận xét rằng dù độ chênh lệch khối lượng giữa N và M được thay đổi khi làm thí nghiệm nhưng tổng khối lượng được buộc vào dây không đổi. Vì thế, chênh lệch trọng lượng giữa N và M là độ lớn lực tác dụng lên cả hệ 20 miếng thép và gây ra gia tốc a nên a tỉ lệ thuận với n. Hãy áp dụng biểu thức định luật II Newton lần lượt cho khối lượng treo tại N và tại M để chứng tỏ:

\[a = \frac{{\left( {{m_N} - {m_M}} \right)g}}{{{m_N} + {m_M}}}\]

Với g là gia tốc rơi tự do và bỏ qua ma sát.

👩 Đánh giá của giáo viên: Câu này dễ, mức độ biết.

🔑 Chủ đề: giai sbt li 10 bai 8, ba dinh luat newton ve chuyen dong co dap an.

Câu trả lời hay nhất

🕵 Bạn Ngô Phương Phú trả lời:

Lời giải Chọn chiều dương là chiều chuyển động của dây. Vật tại N chịu tác dụng của trọng lực PN và lực căng T của dây, chuyển động theo hướng của trọng lực nên: \[{m_N}a = {P_N} - T\] \[ \Rightarrow T = {m_N}g - {m_N}a\] (1) Vật tại M chịu tác dụng của trọng lực PM và lực căng T của dây, chuyển động theo hướng của lực căng dây nên: \[{m_M}a = T - {P_M}\] \[ \Rightarrow T = {m_M}a - {m_M}g\] (2) Từ (1) và (2) ta rút ra được biểu thức tính gia tốc a cần chứng minh: \[a = \frac{{\left( {{m_N} - {m_M}} \right)g}}{{{m_N} + {m_M}}}\]


Câu trước | Câu kế tiếp

Gửi bạn các file hữu ích đi kèm câu hỏi:

Làm thêm Đánh giá năng lực