Để diệt trừ các bào tử nấm và kích thích quá trình nảy mầm của hạt giống lúa, người nông dân đã sử dụng một kinh nghiệm dân gian là ngâm chúng vào trong

Để download Câu trắc nghiệm này dạng file WORDS (.doc) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

Câu hỏi

🗣️ Phạm Văn Phú hỏi: Cho mình hỏi một câu Vật lý lớp 12 trong sách bài tập Sách Kết Nối Tri Thức

Để diệt trừ các bào tử nấm và kích thích quá trình nảy mầm của hạt giống lúa, người nông dân đã sử dụng một kinh nghiệm dân gian là ngâm chúng vào trong nước ấm theo công thức “hai sôi, ba lạnh”. Tức là nước ấm sẽ được tạo ra bằng cách pha hai phần nước sôi với ba phần nước lạnh.

1. Khi ta không có dụng cụ đo được nhiệt độ TL của nước lạnh hãy sử dụng công thức 4.1 trong SGK để xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ của nước ấm và TL.

2. Hãy xác định nhiệt độ nước ấm pha được khi nước lạnh được múc từ giếng sâu có nhiệt độ luôn bằng 20 °C.

3. Nếu người ta sử dụng nước máy có nhiệt độ 25 °C thì nhiệt độ nước ấm sẽ là bao nhiêu?

👩 Đánh giá của giáo viên: Câu này dễ, mức độ biết.

🔑 Chủ đề: giai sbt vat li 12 ket noi tri thuc bai 4, nhiet dung rieng.

Câu trả lời hay nhất

🕵 Bạn Lê Thị Đức trả lời:

1. Gọi nhiệt độ nước ấm là TA, khối lượng của một phần nước là m. Áp dụng công thức (4.1 SGK)  QmT=hằng số, ta thấy để 3 phần nước lạnh tăng nhiệt độ từ TL lên TA cần một nhiệt lượng bằng: Q1 = 3mc(TA - TL).

Theo định luật bảo toàn năng lượng, nhiệt lượng toả ra khi 2 phần nước sôi giảm nhiệt độ về TA cũng chính bằng nhiệt lượng cần cung cấp cho chúng từ nhiệt độ TL đến nhiệt độ sôi, và bằng Q2 = 2mc(100 – TA).

Theo định luật bảo toàn năng lượng, Q1 sẽ bằng Q2 nên ta có:

3mc(TA - TL) = 2mc(100 - TA). Do đó TA=200+3TL5

2. Áp dụng với TL = 20 °C ta tính được TA = 52 °C.

3. Áp dụng với TL = 25° C ta tính được TA = 55 °C.


Câu trước | Câu kế tiếp

Gửi bạn các file hữu ích đi kèm câu hỏi:

Làm thêm Vật lý lớp 12