Ảo giác màu sắc và hình dạng (2)

Hiệp Khách Quậy Khối Rubik là một câu đố hiểm ba chiều trong đó người chơi xoay các mặt chia ô của một hình lập phương cho đến khi mỗi mặt có cả chín ô cùng màu. Xin mời đọc tiếp.

Susana Martinez-Conde & Stephen L. Macknik

Khối Rubik ngớ ngẩn

Khối Rubik là một câu đố hiểm ba chiều trong đó người chơi xoay các mặt chia ô của một hình lập phương cho đến khi mỗi mặt có cả chín ô cùng màu. Nghe có vẻ dễ nhỉ? Nhưng chỉ khi có các điều kiện chiếu sáng ổn định thôi. Như trong ảnh ảo giác ở trên của Beau Lotto và Dale Purves ở trường Đại học Duke, nếu như điều kiện chiếu sáng thay đổi thì khó mà nhận ra màu sắc thích hợp nữa. Mẩu ảo giác có lớp mặt nạ (hai hình bên phải) cho thấy các hình vuông màu lam ở hình thứ nhất và các hình vuông màu vàng ở hình thứ 2 thật ra đều có màu xám thi nhìn dưới ánh sáng trắng. Sự cảm nhận màu sắc không phụ thuộc hoàn toàn vào bước sóng của ánh sáng đi vào võng mạc của bạn; thay vì thế, não bạn gán cho các màu dựa trên điều kiện chiếu sáng và chỉ sử dụng bước sóng làm một chỉ dẫn để xác định xem vật nào đỏ hơn hay lam hơn những vật khác ở chung trong một khung cảnh mà thôi.

Mắt xanh hay mắt xám?

Cô bé hoạt hình Nhật Bản này của Kitaoka trông như cô có một con mắt xanh và một con mắt xám. Thật ra, cả hai con mắt đều được tô màu xám. Con mắt bên phải của cô bé chỉ trông cùng màu với cái kẹp tóc của cô vì khung cảnh nhuốm sang màu đỏ. Một phần của quá trình cảm nhận màu sắc là ba loại tế bào cảm quang khác nhau trong mắt được sử dụng để phản ứng với ba họ hàng màu sắc chồng lấn nhau: đỏ, lục và lam (chúng được kích thích bởi ánh sáng khả kiến có bước sóng dài, trung bình và ngắn). Những tín hiệu này sau đó được so sánh tức thời với tín hiệu truyền đến từ những vùng lân cận trong cùng khung cảnh. Khi các tín hiệu truyền qua những trung tâm xử lí mỗi lúc một cấp cao hơn bên trong não, chúng tiếp tục được so sánh với những mảng mỗi lúc một lớn hơn của khung cảnh xung quanh. “Quá trình kháng đối” này, như các nhà khoa học gọi như vậy, có nghĩa là màu sắc và độ sáng luôn luôn mang tính tương đối.

Còn tiếp...

Trần Nghiêm dịch

Theo Scientific American

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm