Hiệp Khách Quậy Thế kỉ 19 bắt đầu với một phát minh ngoạn mục: chiếc pin đầu tiên, sáng kiến của nữ thần báo ứng của Luigi Galvani, Alessandro Volta. Nhiều đột phá khoa học đã xuất hiện trong những thập niên sau đó là ứng dụng, cải tiến hoặc thậm chí là những khám phá được truyền cảm hứng bởi dụng cụ của Volta. Xin mời đọc tiếp.
1800 - 1819
Thế kỉ 19 bắt đầu với một phát minh ngoạn mục: chiếc pin đầu tiên, sáng kiến của nữ thần báo ứng của Luigi Galvani, Alessandro Volta. Nhiều đột phá khoa học đã xuất hiện trong những thập niên sau đó là ứng dụng, cải tiến hoặc thậm chí là những khám phá được truyền cảm hứng bởi dụng cụ của Volta.
Vinh quang của Volta có thể được ghi nhận, một phần, nhờ sự thất bại của Galvani. Trước hết, nghi ngờ lí thuyết của Galvani về “điện sinh vật” là sai, và sau đó tin chắc vào điều đó, Volta đã bác bỏ lí thuyết đó một cách dứt khoát với phát minh ra cột volta. Volta nhận ra rằng khi hơi ẩm có mặt giữa hai kim loại khác nhau, thì dòng điện có thể được dẫn. Và ông nhận ra rằng bạn càng có nhiều lớp, thì bạn có thể làm phát ra điện nhiều hơn. Cột của ông gồm các lớp bạc và kẽm, với các miếng giấy tẩm nước muối ở giữa.
“Cơ quan điện nhân tạo” này, như nhà phát minh ra nó gọi nó, là thiết bị đầu tiên tạo ra và duy trì dòng điện và tạo ra dòng điện qua một phản ứng hóa học. Là một tiến bộ lớn so với các máy phát tĩnh điện, nó đã mở ra cánh cửa cho tất cả những loại ứng dụng khác. Thuật ngữ volt, một số đo của dòng điện, được đặt tên để ghi nhận thành tựu của Volta.
Chỉ hai năm sau thành tựu của Volta, nhà triết học người Italy Gian Domenico Romagnosi đang làm thí nghiệm với chiếc pin mới thì ông thấy nó làm lệch một cái kim từ tính. Mặc dù ông đã nhận ra bản chất đáng kinh ngạc của khám phá của ông – một liên hệ giữa điện và từ - và một tờ báo Italy đã báo cáo nó, nhưng tin tức chẳng hiểu sao đã thất bại không gây được sự chú ý của cộng đồng khoa học. Tuy vậy, 17 năm sau, một người Đan Mạch sẽ có mặt cùng khám phá đó, và đi vào lịch sử nhờ khám phá đó.
Các nhà phát minh hăng hái làm việc tìm kiếm các ứng dụng cho dòng điện mà Volta vừa khai thác được. Một trong những phương tiện ứng dụng đầu tiên là bóng đèn, và từ đầu đến giữa thế kỉ 19, hai loại đèn điện, đèn hồ quang và đèn nóng sáng, đã được phát triển. Đèn hồ quang cấp nguồn bằng pin xuất hiện trước, và nhà hóa học người Anh Humphry Davy đã chứng minh được một nguyên mẫu sơ khai cho Viện Hoàng gia London vào năm 1810. Tuy vậy, những bóng đèn này không trở thành thực tiễn cho đến khi máy phát điện xuất hiện, và bị lấn át bởi sự thống trị của các đèn nóng sáng.
Xem lại Phần 5
1800 - 1819 |
|
1800 |
Nhà vật lí Italy Alessandro Volta công bố trước Hội Hoàng gia London phát minh của ông ra nguồn điện liên tục đầu tiên và là tiền thân của pin, cột volta, ông chế tạo bằng cách xếp xen kẽ các lớp bạc, giấy bìa cứng ẩm, và kẽm và nối lớp bạc và lớp kẽm đặt ở hai đầu đối diện của cột với một dây dẫn. |
1800 |
Không bao lâu sau công bố của Volta về cột volta, nhà hóa học William Nicholson và nhà phẫu thuật Anthony Carlisle đã chế tạo được phiên bản Anh đầu tiên của dụng cụ và phát hiện thấy dòng điện mà nó tạo ra có thể phân tách nước thành hai chất khí, hydrogen và oxygen. |
1802 |
Johann Wilhelm Ritter, nhà vật lí Đức, phát minh ra pin khô, không bao lâu sau đó là pin dự trữ điện (1803). |
1802 |
Luigi Valentino, một học trò của Alessandro Volta, lần đầu tiên sử dụng cột volta để mạ điện. |
1802 |
Ở Italy, Gian Domenico Romagnosi phát hiện ra một mối liên quan giữa điện và từ khi ông quan sát thấy một cột volta àm lệch một kim từ tính. Lời giải thích cho khám phá của ông xuất hiện trên một tờ báo Italy nhưng không được đa số cộng đồng khoa học chú ý tới. |
1806 |
Nhà hóa học Anh Humphry Davy khẳng định chắc chắn trong một bài giảng rằng hiện tượng điện phân có thể sử dụng để phá vỡ tất cả các hợp chất thành các nguyên tố của chúng và sau đó sử dụng quá trình đó tách thành công được natri, kali và các kim loại kiềm thổ. |
1810 |
Humphry Davy trình diễn đèn hồ quang điện carbon trước các thành viên của Viện Hoàng gia London, một dạng đèn điện không trở thành thực tiễn cho công dụng phổ biến mãi cho đến hơn nửa thế kỉ sau này. |
1813 |
Nhà khoa học Pháp Siméon-Denis Poisson công bố phương trình của ông cho điện thế, là một sự hiệu chỉnh của một phương trình phát triển trước đó bởi người đồng bào của ông, Pierre-Simon LaPlace và vạch ra mối liên hệ giữa sự phân bố điện tich và điện thế. |
Xem lại Phần 5