Tìm thấy một lỗ hổng trong vũ trụ

Hiệp Khách Quậy Kính thiên văn vũ trụ hồng ngoại Herschel của ESA vừa thực hiện một khám phá bất ngờ: một lỗ hổng trong vũ trụ. Lỗ hổng trên mang lại cho các nhà thiên văn một cái nhìn bất ngờ vào sự kết thúc của quá trình hình thành sao. Xin mời đọc tiếp.

Kính thiên văn vũ trụ hồng ngoại Herschel của ESA vừa thực hiện một khám phá bất ngờ: một lỗ hổng trong vũ trụ. Lỗ hổng trên mang lại cho các nhà thiên văn một cái nhìn bất ngờ vào sự kết thúc của quá trình hình thành sao.

Các ngôi sao ra đời những đám mây dày đặc bụi và khí mà từ lúc này đã có thể nghiên cứu một cách chi tiết không có tiền lệ với kính Herschel. Mặc dù các vòi khí và những cơn gió chất khí đã được người ta trông thấy phát ra từ những ngôi sao trẻ trước đây, nhưng chính xác làm thế nào một ngôi sao sử dụng những đối tượng này để thổi tung ra môi trường xung quanh của nó và hiện ra từ đám mây ra đời của nó thì vẫn còn là một bí ẩn. Giờ thì lần đầu tiên kính thiên văn Herschel có lẽ đã nhìn thấy một bước bất ngờ trong quá trình này.

alt
NGC 1999 là đám mây màu lục ở góc trên của ảnh. Đốm tối ở ngay phía bên phải của nó được cho là một đám mây dày đặc gồm bụi và chất khí mãi cho đến khi Herschel nhìn thẳng vào nó. Thật ra, nó là một cái lỗ đã thổi xuyên qua NGC 1999 bởi những vòi chất khí và những cơn gió chất khí phát ra từ những vật thể dạng sao trẻ trong vùng không gian này. Bức ảnh này kết hợp dữ liệu Herschel PACS 70 và 160 micron, và dữ liệu 1,6 và 2,2 micron với camera NEWFIRM trên kính thiên văn Kitt 4 mét. Ảnh: ESA/HOPS Consortium

Một đám chất khí phản xạ sáng rỡ mà các nhà thiên văn gọi là NGC 1999 nằm ngay cạnh một mảng đen của bầu trời. Đối với đa phần của thế kỉ 20, những mảng đen như vậy được biết là những đám mây dày đặc gồm bụi và chất khí làm chặn mất ánh sáng truyền qua.

Khi Herschel nhìn vào hướng của nó để nghiên cứu những ngôi sao trẻ lân cận, đám mây trên vẫn tiếp tục trông tối đen. Nhưng hãy đợi đã! Không hẳn đã là trường hợp đó. Những con mắt hồng ngoại của Herschel được thiết kế để nhìn vào những đám mây như vậy. Hoặc là đám mây trên hết sức dày đặc, hoặc là có cái gì đó đã không đúng.

Sử dụng các kính thiên văn mặt đất tiếp tục nghiên cứu thêm, các nhà thiên văn học tìm thấy cũng câu chuyện tương tự như cái họ đã thấy: mảng tối này trông có màu đen không phải vì nó là một túi chất khí dày đặc mà vì nó thật sự trống rỗng. Một cái gì đó đã thổi thành một lỗ hổng xuyên qua đám mây trên. “Chưa có ai từng thấy một cái lỗ kiểu như thế này”, phát biểu của Tom Megeath, thuộc trường đại học Toledo, Mĩ. “Nó bất ngờ như việc bạn biết rằng có những con sâu đang đào hang dưới bãi cỏ nhà mình, và một buổi sáng mai nọ chúng tạo nên một cái hốc to tướng, ngoác toạc miệng ra”.

Các nhà thiên văn nghĩ rằng cái lỗ trên phải được “khoan” khi những dòng hẹp chất khí phát ra từ một số ngôi sao trẻ trong vùng trên đã đâm toạc tấm bụi và chất khí hình thành nên NGC 1999. Bức xạ mạnh phát ra từ một ngôi sao đang trong thời kì sung sức ở gần đó cũng giúp làm rõ thêm cái lỗ trên. Cho dù chuỗi sự kiện chính xác là cái gì đi nữa, thì nó cũng có thể là một manh mối quan trọng để nhìn vào cách thức những ngôi sao mới sinh xua tan đi những đám mây chào đời của chúng.

Theo New Scientist

Mời đọc thêm