Morocco xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất châu Phi

Hiệp Khách Quậy Nếu Ấn Độ sắp có nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới, thì Morocco đang xây dựng một nhà máy điện mặt trời khổng lồ có thể cấp điện sang châu Âu. Đặt tên là Phức hợp Mặt trời Noor Ouarzazate (theo tên thành phố gần địa... Xin mời đọc tiếp.

Nếu Ấn Độ sắp có nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới, thì Morocco đang xây dựng một nhà máy điện mặt trời khổng lồ có thể cấp điện sang châu Âu. Đặt tên là Phức hợp Mặt trời Noor Ouarzazate (theo tên thành phố gần địa điểm xây dựng, nghĩa là “cánh cửa mở ra sa mạc”), cấu trúc khổng lồ này bao quát một diện tích tương đương 200 sân bóng đá – chừng 1.400.000 mét vuông thuộc sa mạc.

Nhà máy điện mặt trời nằm dưới chân dãy núi High Atlas, cách Ouarzazate 10 km, nơi mỗi năm có 330 ngày nắng thuần túy. Nó có hàng trăm cái gương, mỗi cái kích cỡ bằng một xe bus. Các gương phản xạ sẽ tập trung năng lượng mặt trời lên trên dầu tổng hợp chạy qua một mạng lưới ống dẫn. Hơi nước áp lực cao làm chạy tuabin của máy phát điện được đun bằng dầu siêu nhiệt nóng đến khoảng 350C.

Nhà máy điện mặt trời

Nhà máy điện mặt trời Noor Ouarzazate có diện tích tương đương 200 sân bóng đá

“Đó là quá trình kinh điển vẫn hay làm với các nhiên liệu hóa thạch, ngoại trừ là chúng tôi sử dụng sức nóng Mặt trời làm nguồn nhiệt,” phát biểu của Rachid Bayed thuộc Cơ quan Năng lượng Mặt trời Morocco (Masen), tổ chức đứng ra triển khai dự án.

Morocco hi vọng đến năm 2020 nước này sẽ sản xuất 14% năng lượng từ năng lượng mặt trời, và hướng tới sản xuất khoảng 52% năng lượng riêng vào năm 2030 bằng cách khai thác sức gió và sức nước. Morocco hi vọng sẽ sớm xuất khẩu năng lượng sang châu Âu, vì Liên minh châu Âu đóng góp khoảng 60% ngân quỹ của dự án.

Hiện nay, giai đoạn đầu của dự án Ouarzazate gọi là Noor 1 đã vượt chỉ tiêu năng lượng sản xuất. Nhà máy vẫn tiếp tục phát điện sau khi mặt trời lặn, nhờ nguồn nhiệt dự trữ trong các bể chứa muối natri nitrat và kali nitrat nóng chảy. Lượng nhiệt dự trữ này đủ để phát điện trong ba giờ.

Nguồn: BBC, power-technology.com

Mời đọc thêm