Lịch sử vật lí thế kỉ 20 - Phần 21

Hiệp Khách Quậy Những năm 1920 thuộc về một vài thập niên dữ dội, cả trong vật lí học và tình hình thế giới. Thập niên này bắt đầu với những hậu quả của Thế chiến thứ nhất, khi ấy gọi là Đại chiến, và kết thúc với một cuộc suy thoái kinh... Xin mời đọc tiếp.

Chương 3
1921 – 1930
Cuộc cách mạng lượng tử

Những năm 1920 thuộc về một vài thập niên dữ dội, cả trong vật lí học và tình hình thế giới. Thập niên này bắt đầu với những hậu quả của Thế chiến thứ nhất, khi ấy gọi là Đại chiến, và kết thúc với một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, gọi là Đại khủng hoảng.

Mặc dù chiến tranh đã kết thúc vào năm 1918, nhưng những hậu quả của nó có sự tác động kịch tính đối với các quan hệ quốc tế trong nhiều năm liền. Mặc dù một số người nói nó là “cuộc chiến kết thúc mọi cuộc chiến”, nhưng Hiệp ước Versailles năm 1919 đã thất bại, không thu được mục tiêu đó. Trong việc vẽ lại bản đồ châu Âu, nó đã làm cho những mối oán giận quốc tế sâu sắc tiếp tục sục sôi. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã nhuốm màu các quan hệ giữa các công dân thuộc nhiều quốc gia. Nó còn gây chia rẽ giữa các nhà vật lí, những người trước chiến tranh đã hăm hở hợp tác trong việc theo đuổi tri thức.

Bất chấp những trở ngại chính trị như vậy, và bất chấp những thay đổi đáng kể đã làm biến đổi nền vật lí trong hai thập niên đầu của thế kỉ mới, những ý tưởng mới về bản chất của vật chất và năng lượng xuất hiện ngày một nhanh hơn trong thập niên 1920. Động lực kích thích sự tăng tốc đó là sự nhận thức rằng lượng tử là trung tâm của việc tìm hiểu vũ trụ vật chất.

Thật đáng kinh ngạc, những phát triển lớn nhất trong ngành vật lí lượng tử xuất hiện từ nước Đức, một quốc gia bại trận thảm hại, bị bỏ rơi về chính trị, có nền kinh tế lếch thếch. Nền khoa học vật lí và hóa học đã nổi đình nổi đám ở đó trong thập niên 1920 như họ đã từng làm trước chiến tranh – bất chấp lệnh cấm các nhà khoa học Đức không được tham dự những hội nghị quốc tế lớn trong một vài năm sau khi hành vi thù địch đã kết thúc. Với ý nghĩa tự hào quốc gia, Einstein đã được chào đón là một thiên tài người Đức khi ông giành giải Nobel vật lí năm 1921 (cho cách giải thích của ông về hiệu ứng quang điện là một hiện tượng lượng tử), mặc dù ông đã từng từ bỏ tư cách công dân Đức. Thật trớ trêu, sau này ông lại bị khước từ một lần nữa vào thập niên 1930 dưới chế độ bài Do Thái của Đức quốc xã.

Lịch sử vật lí thế kỉ 20 - Alfred B. Bortz
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm