Cuộc thi "Sáng tạo Vật Lý " - trường THPT Cầm Bá Thước

Hiệp Khách Quậy Để khích lệ khả năng sáng tạo và lòng say mê Vật lý của học sinh, mặt khác cũng là một hoạt động chuyên môn thiết thực nhằm hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổ Vật... Xin mời đọc tiếp.

Để khích lệ khả năng sáng tạo và lòng say mê Vật lý của học sinh, mặt khác cũng là một hoạt động chuyên môn thiết thực nhằm hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổ Vật Lý trường Cầm Bá Thước - Thường Xuân - Thanh Hoá mở cuộc thi “Sáng tạo vật lý phổ thông”.

Cuộc thi "Sáng tạo vật lý" đã khởi tranh bắt đầu từ 01 tháng 11 năm 2010 nay đã đến buổi báo cáo và chấm các sản phẩm dự thi. Nhiều bất ngờ đến với toàn thể CBGV và học sinh trường nhà trước những sản phẩm hết sức sáng tạo của các em HS.

Hưởng ứng phong trào thi đua, chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20-11 đồng thời tạo ra một sân chơi, một diễn đàn học tập theo phương châm "học đi đôi với hành".Tổ Vật Lý - Công Nghệ trường THPT Cầm bá Thước đã tổ chức cuộc thi"Sáng Tạo Vật Lý ". Sau 17 ngày kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2010, chiều ngày 17 tháng 11 năm 2010 các sản phẩm dự thi đã được trưng bày tại phòng truyền thống của nhà trường. Trước sự thành công ngoài sức mong đợi,các thầy cô tổ Vật Lý - Công Nghệ nói riêng , tập thể CBGV, HS trường THPT Cầm Bá Thước nói chung thật bất ngờ về cuộc thi. Gần 40 sản phẩm dự thi với chất lượng rất tốt đã đem lại một không khí nghiên cứu khoa học vô cùng sôi động trong toàn trường.

Chiều và tối ngày 17 tháng 11 các thầy cô tổ Vật Lý - Công nghệ đã tổ chức chấm các sản phẩm về các khía cạnh như: Mục đích sư phạm và công nghệ của sản phẩm, mức độ thành công và tính ứng dụng của sản phẩm, hình thức sản phẩm. Sau một thời gian dài hơn 4 tiếng đồng hồ với không khí làm việc khẫn chương nghiêm túc cuối cùng các thầy cô đã lựa chọn ra được 20 sản phẩm có chất lượng cao nhất.

Sáng ngày 18 tháng 11, từ rất sớm (6h30 phút), phòng hội đồng nhà trường đã trở nên nhộn nhịp khác hẳn so với thường ngày, các chủ nhân của sản phẩm dự thi gần như đã có mặt đông đủ. Hơn thế nữa toàn thể học sinh trong trường cũng đã nhanh chóng tiến về hội trường để được xem sự ra mắt của  các sản phẩm mà mình chưa từng được nhìn thấy như Kinh thiên văn hay thiết bị chống chộm...


Đúng 7h 15 phút buổi báo cáo được bắt đầu.

Đầu tiên là phần giới thiệu sản phẩm của lớp 10B3 với thiết bị tự chế tạo là "Thiết bị chống trộm" hay “bộ trộn màu”. Các sản phẩm cùng với sự thành công của nó đã làm cho toàn thể hội trường kinh ngạc, một số thầy cô phải giật mình vì sự tài năng và sáng tạo của HS.

Tiếp theo sản phẩm của lớp 10B3 là bộ thí nghiệm về hiện tưởng phản xạ và khúc xạ ánh sángcủa lớp 12B1. Bộ thí nghiệm này sẽ giúp các thầy cô dùng để giảng dạy các bài học về sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng, nghiên cứu rõ hơn bản chất của hiện tượng phản xạ toàn phần, sản phẩm đã được hội đồng giám khảo đánh giá rất cao về phương diện sự phạm.Bất ngờ hơn lớp 12B1 đã trình làng Kinh thiên văn rồi kính hiển vi, bộ máy phát điện xoay chiều. Các sản phẩm của 12B1 đề có chất lượng rất tốt. Nếu như HS trường THPT Cầm Bá Thước mới chỉ biết Kính thiên văn trong  sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng thì hôm nay tại chính ngôi trường này, các em đã tật mắt nhìn trực tiếp một kính thiên văn được thiết kế theo mô hình của nhà Bác học tài ba Ga -Li-Lê. Nếu như các em đã từng nhìn và sử dụng kính hển vi, được học về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của kính qua các bài giảng của thầy cô và chưa bao giờ nghỉ mình sẽ chế tạo ra được một thiết bị như thế thì hôm nay chính những HS của trường đã tạo ra nó với khả năng có thể nhìn rõ được các màng tế bào của một cánh hồng.



Từ những yêu cầu của cuộc thi Âm Vang Xứ Thanh do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường tổ chức đó là làm sao thiết kế một hệ thống chuông và đèn báo tín hiệu thỏa mãn điều kiện, khi có 4 người chơi bấm chuông để giành quyền trả lời câu hỏi, người nào bấm trước chuông và đèn báo của người đó sẽ sáng, còn lại bấm sau sẽ không có chuông báo đồng thời  đèn cũng không sáng. Qua đó BGK xác định được ai có tín hiệu trả lời trước. Tưởng chừng như đó là điều không thể đối với trình độ ở bậc THPT ấy thế mà chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi yêu cầu được đưa ra đã có tới 2 đơn vị làm được đó là HS 12B3 và học sinh lớp 11B1. Thật cảm động và tự hào khi nghe các em kể lại câu chuyện làm thiết bị. Nếu như HS 12B3 sớm có ý tưởng thiết kế thì yêu cầu kỹ thuật để làm lại rất khó, miệt mài ngày đêm, kiếm tìm từ vỏ nắp chai đến bơm kim tiêm, từ những chiếc mô tơ nhỏ trong các thiết bị điện đã hỏng cho đến việc đóng, lắp ghép sao cho nó chạy được theo yêu cầu thì HS 11B1 lại mất ba bốn đêm ròng không ngủ, hết hỏi ý kiến thầy lại hỏi ý kiến bố của mình mới nghĩ ra được phương án thiết kế. Cuối cùng tất cả đều thành công, thành công trong sự sung sướng vô bờ của các em,sự tự hào cao ngút  của các bậc cha mẹ, thầy cô. Chương trình “Âm Vang Xứ Thanh” do đó cũng thành công ngoài sự mong đợi.

Không chỉ  có các học sinh của lớp B - lớp KHTN của nhà trường mới tự chế tạo được các thiết bị vật lý, các em HS ở khối lớp A – khối đại trà cũng không chịu phần thua kém. Từ chiếc kính Tiềm Vọng của HS 12 A6 cho đến máy phát điện của 12A5, chiếc bếp trời parabol của 12C1 đến nguồn điện quả chanh của 10A4. Đặc biệt hơn là chiếc máy quay li tâm của một học sinh lớp 10A1, thiết bị  được  ứng dụng rất nhiều trong các bài học về chuyển động tròn, chuyển động cong trong chương trình Vật Lý 10 cơ bản và nâng cao. Dù mới đầu cấp vào THPT, dù năng lực học tập còn khiêm tốn, hơn nữa là học sinh vùng cao, vùng sâu vùng xa nhưng em cũng đã rất tự tin đem hết trí tuệ của mình vào việc chế tạo máy quay li tâm. Dù không thể có mặt trong buổi báo cáo do công việc phải về nhà(nhà ở giáp biên giới cách trường 60 km) song toàn thể BGK, HS trong trường hết lời tung hô cổ vũ.


Bên cạnh các thiết bị phụ vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy, các thiết bị đồ chơi mang tính giải trí cũng được học sinh của trường làm không thua kém bất cứ nhà thiết kế nào. Bốn chiếc tên lửa nước bay cao trong giây phút tổng kết giải, hai chiếc thuyền cơ có bánh chân vịt thông minh điều khiển được đã kết thúc cuộc thi trong sự reo hò của khán giả. “Không thể mong đợi gì hơn” đó chính là suy nghĩ của các thầy cô, những người làm chương trình. Qua đây có thể khẳng định chắc chắn rằng: Khả năng của học sinh là vô hạn chỉ có điều chúng ta chưa thể khám phá ra hết. Hãy là những người thầy – chỗ dựa vững chắc của các em, chúng ta hãy tạo nên nhiều sân chơi bổ ích hơn nữa để phát huy hết tài năng, sự sáng tạo ở lớp lớp thế hệ học sinh hôm nay và mãi mãi mai sau.                                                        
Qua chương trình thay mặt cán bộ giáo viên tổ Vật Lý – Công Nghệ cảm ơn tới ban lãnh đạo trường THPT Cầm Bá Thước, cảm ơn các thầy cô giáo chủ nhiệm và đặc biệt là cảm ơn các em học sinh, những chủ nhân tài ba của đất nước trong tương lai,  đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chương trình có được thành công như hôm nay. Chúng tôi xin hứa, bằng tâm huyết của những người thầy, người cô, với sự trân trọng tuyệt đối vào sự  sáng tạo đầy thông minh của học sinh chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì  sân chơi này hàng năm. Rất mong qua cuộc thi, theo đúng như mục đích ban đầu của nó, sẽ làm các em học sinh yêu và say mê  học bộ môn vật Lý hơn.
Một lần nữa tổ vật lý – Công nghệ xin chân thành cảm ơn!


Dưới đây là kết quả cụ thể  cho các sản phẩm dự thi "Sáng Tạo Vật Lý"


KẾT QUẢ CUỘC THI "SÁNG TẠO VẬT LÝ "

STT    Tên SP    Lớp    Giải
1    Kính thiên văn    12B1    Nhất
2    Bộ TN trộn màu AS    10B3    Nhì
3    Đèn báo tín hiệu    11B1    Nhì
4    Máy quay ly tâm    10A1    Ba
5    Đèn báo tín hiệu    12B3    Ba
6    Kính hiển vi    12B1    KK
7    Phản xạ và khúc xạ AS    12B1    KK
8    Chỉnh lưu hai nữa chu kì    12B2    KK
9    Máy chống trộm    10B3    KK
10    Ống Ventury    11B1    KK
11    Máy chống trộm    11B1    KK
12    Máy phát điện    12B1    KK
13    Động cơ điện một chiều    10B2    KK
14    Chuông điện    12A5    KK
15    Lăng kính nước    11B2    KK
16    Động cơ điện một chiều    10B4    
17    Máy phát điện    12A2    
18    Máy chống trộm    12B2    
19    Dòng điện trong chất điện phân    11B1    
20    TN bẻ cong ánh sáng    11B1    
21    Thuyền máy    12B2    
22    Thuyền báy    10B2    
23    Thí nghiệm quả chanh    10A4    
24    Kính tiềm vọng    12A6    
25    Đo sức căng mặt ngoài    11B1    
26    Bếp trời Parabol    12C2    
27    Bếp trời hộp    11B1    
28    Tên lửa nước    11B1    
29    Tên lửa nước    11B1    
30    Tên lửa    10B4    
31    Tên lửa diêm sinh    11B3    
32    Máy hút bụi    11B1    
33    Đèn nháy    11B3    
34    Điện phân nước    11B2    
35    Máy bơm nước    10B2    
36    Máy Báy    10B2    
37    Compa    11B3    


T/M Tổ -Tổ Trưởng

Nguyễn Ngọc Tuấn

Mời đọc thêm