Albert Einstein: Giấc mơ “ḥa b́nh vĩnh cửu”
Nhà giáo dục nhân bản
Albert Einstein - Đi t́m chân lư
Albert Einstein: Lật đổ trật tự cũ
Giă từ nước Đức
Đáng lẽ sau năm 1925, Einstein đă có thể đi “câu cá” mà không cần làm ǵ nữa, hưởng nhàn sớm như Newton, như nhiều người nói, nhưng ông đă lao vào một công cuộc kiếm t́m bản đồ cuối cùng của thiên nhiên vất vả nhất 30 năm mà không đạt kết quả như mong muốn. Cuộc đời ông là một bản giao hưởng dang dở.
Tiếp tục đi t́m chân lư
Giai đoạn 30 năm cuối cùng của Einstein ở Princeton (Mỹ) là giai đoạn ông truy lùng thuyết trường thống nhất chung cho hấp lực (thuyết tương đối rộng) và sóng điện từ kể từ lúc ông công bố những kết quả đầu tiên về thuyết trường thống nhất năm 1925 cho hấp lực và điện, nhưng chưa đạt ư định.
Ông hi vọng qua đó đem lại lời giải cuối cùng cho cơ học lượng tử (do những nhà vật lư học trẻ như Bohr, Heisenberg, Born... phát triển những năm 1926 - 1927) mà ông xem là chưa hoàn chỉnh. Theo ông, “việc đi t́m chân lư vẫn thú vị hơn là sở hữu chắc chắn về nó”.
Cả thế giới khoa học đổ xô về con tàu lượng tử đang chuyển bánh ngày càng nhanh. Chỉ có Einstein là người đứng lại và không ngừng nêu lên tính không hoàn thiện của cơ học lượng tử. Sau một phần tư thế kỷ, với những nỗ lực phi thường, vượt qua bao rào cản của định kiến khoa học, với cơ học lượng tử con người đặt chân đến vùng đất mới, bắt đầu hiểu được một loạt tính chất của thế giới vi mô mà trước đây người ta không thể nào hiểu được với cơ học cổ điển. Đó là cuộc cách mạng lượng tử thứ nhất.
Vài thập niên sau, cuộc cách mạng này gây ra cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, tác động sâu sắc đến bộ mặt xă hội, kinh tế thế giới. Transitor được phát minh năm 1948, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người và cho ra đời kỷ nguyên thông tin. Phát minh quan trọng thứ hai là tia laser vào những năm cuối của thập niên 1960.
Ứng dụng quan trọng nhất của laser có lẽ là trong ngành viễn thông. Nó đẩy lưu lượng thông tin có thể chuyển tải được trong một sợi quang học duy nhất lên đến terabit, nghĩa là hàng triệu của triệu bit thông tin đi xuyên qua đại dương. Một ứng dụng khác là đồng hồ “nguyên tử lạnh” có thể nâng độ chính xác lên một giây trong 30 triệu năm (đồng hồ casium có độ chính xác 1 giây trong 10 triệu năm)…
Năm 1935, sự phê phán cơ học lượng tử của Einstein đạt đến cao điểm được thể hiện trong bài báo cùng với hai đồng nghiệp trẻ là Boris Podolsky và Nathan Rosen, mang tên “Sự mô tả thực tế vật lư bằng cơ học lượng tử có thể xem là đầy đủ?”. Công tŕnh này, thường được gọi tắt là “Nghịch lư EPR” (tên viết tắt của ba tác giả), nhằm chứng minh rằng sự mô tả vật lư bằng cơ học lượng tử là không đầy đủ.
Einstein những năm ở Princeton (Ảnh: TTO)
Nhưng rồi công tŕnh EPR đă bị giới vật lư quên lăng, nó chỉ được xem như một thí nghiệm ư tưởng nhân tạo của Einstein để phản biện cơ học lượng tử. Vật lư lượng tử như chấm dứt một cách trọn vẹn ở đây. Ba mươi năm sau (1964), tức chín năm sau khi Einstein mất, John Bell là người tiếp tục công việc và buộc thiên nhiên phải “lè lưỡi” ra cho xem một phần bí mật tinh tế của nó.
Từ nghịch lư, EPR đă trở thành hiệu ứng. Chính ở hiệu ứng này người ta mới bắt đầu hiểu thuyết lượng tử ở chiều sâu của nó. Nó cho thấy cái thiên tính nhạy bén của Einstein trong việc định dạng những vấn đề cơ bản. Hiệu ứng EPR cùng với định lư Bell gây ra cuộc cách mạng thứ hai của cơ học lượng tử trên thế giới. Cũng giống như cuộc cách mạng thứ nhất, nó đă và đang gây ra một cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai cho thế kỷ 21.
Einstein đi xuống trong bộ đồ ngủ như thường lệ để ăn sáng, nhưng hầu như không đụng đến cái ǵ cả. “Em yêu - ông nói - anh có một ư tưởng tuyệt vời”. Sau khi uống cà phê, ông đi đến cây đàn piano và bắt đầu chơi. Thỉnh thoảng ông lại ngừng và ghi chép, rồi lặp lại: “Anh có một ư tưởng tuyệt vời!”. Tôi nói: “Vậy th́ hăy kể cho em nghe đi, đừng để em sốt ruột”. Ông nói: “Khó lắm, anh phải triển khai nó cái đă”. Ông vẫn tiếp tục đánh piano và ghi chép khoảng nửa giờ, sau đó đi lên lầu vào pḥng làm việc, nói với tôi rằng ông không muốn bị quấy rầy và ở đó hai tuần liền. Mỗi ngày tôi dọn thức ăn lên cho ông và buổi tối ông đi dạo để tập thể dục, sau đó trở lên pḥng làm việc tiếp. Sau cùng, ông ấy xuống khỏi pḥng làm việc, mặt rất tái. “Đây là kết quả”, ông ấy nói, mệt mỏi đặt hai trang giấy trên bàn. Và đó là thuyết tương đối của ông. Lời kể của Elsa Einstein (người vợ thứ hai của Einstein), được Charlie Chaplin ghi lại trong nhật kư |
Máy tính lượng tử của thế kỷ 21 sẽ xử lư thông tin nhanh chưa từng thấy. Tính chất buộc chéo EPR sẽ có thể khởi động cùng một lúc hàng ngàn các phép tính khác nhau. Nguyên tắc hoạt động của máy tính lượng tử trong tương lai sẽ hoàn toàn khác. Cuộc chạy đua trong những lĩnh vực này đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Einstein nói với thư kư Helen Dukas của ḿnh rằng có lẽ 100 năm sau các nhà vật lư mới hiểu những ǵ ông làm. Nhưng mới 50 năm sau, sự quan tâm về trường thống nhất đă sống dậy mạnh mẽ.
“Di tản nội tâm”
Từ Princeton, Einstein cũng không ngừng dấn thân đấu tranh cho ḥa b́nh thế giới. Năm 1938, nhà vật lư học người Đức Otto Hahn phát hiện các nguyên tử có thể bị tách ra thành những hạt con, sự phân hạch đó có thể phát ra một năng lượng, sức mạnh khủng khiếp của năng lượng có thể tính bằng công thức E=mc2. Tin này lọt qua Mỹ, những nhà khoa học Mỹ quan ngại Đức có thể chế tạo bom nguyên tử trước.
Ngày 2-8-1939, Einstein gửi một lá thư đến Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt khuyến cáo trước nguy cơ Đức có thể có một chương tŕnh sản xuất bom nguyên tử và đề nghị chính quyền Mỹ nên xem xét một kế hoạch nghiên cứu như thế. Đề án Manhattan h́nh thành với kinh phí 2 tỉ USD và 130.000 người tham gia.
Ông nói: “Tôi ư thức nguy cơ khủng khiếp cho nhân loại về sự thành công của công việc này (nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử). Nhưng khả năng người Đức cũng cùng làm việc này với triển vọng thành công đă buộc tôi đi đến việc làm này. Giết chóc trong chiến tranh theo quan điểm của tôi không khác ǵ giết chóc b́nh thường”. Sau khi Mỹ ném hai trái bom nguyên tử xuống Nhật tháng 8-1945, Einstein rất hối hận nói: “Nếu tôi biết được rằng người Đức không sản xuất được bom nguyên tử th́ tôi đă không động đến một ngón tay”.
Einstein chống lại chủ nghĩa McCarthy trong những năm 1950, kêu gọi giới trí thức bất phục tùng lệnh triệu tập thẩm vấn của Ủy ban Hạ viện về những hoạt động bị cho là chống Mỹ, một loại ṭa án La Mă mới, kể cả nếu phải bị đi tù bằng cách dựa vào quyền tự do ngôn luận bất khả xâm phạm của con người được bảo vệ trong hiến pháp.
Bức thư kêu gọi bất phục tùng được đăng tải trên New York Times ngày 12-6-1953 và gây ra phản ứng bùng nổ trong dư luận. Tất cả những tờ báo lớn trong các lời b́nh luận của họ đều “từ chối một cách lịch sự” lời kêu gọi của ông. Einstein bị gán cho danh hiệu “gián điệp cộng sản” trong một hồ sơ mật dài 1.427 trang về ông của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và “đáng lẽ phải bị trục xuất khỏi nước Mỹ từ lâu”.
Einstein trong cuộc phỏng vấn tháng 2-1950 chống lại quyết định của
chính quyền Mỹ tiếp tục chế tạo bom hydro (Ảnh: TTO)
Ngày 26-8-1949, Liên Xô thử bom nguyên tử đầu tiên. Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân qui mô bắt đầu. Nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh khốc liệt hơn tất cả những cuộc chiến tranh trong quá khứ. Einstein tiếp tục cuộc chiến đấu mới chống lại sự vũ trang hạt nhân cho sự sống c̣n của nhân loại. Ông đề nghị thành lập một chính phủ thế giới: hoặc một chính phủ thế giới, hoặc sẽ không c̣n thế giới nữa. Ư tưởng của ông nối tiếp ư tưởng về một cộng đồng thế giới của các dân tộc có chủ quyền, sống ḥa b́nh, độc lập và tự do trong một thể chế liên bang trong giấc mơ “ḥa b́nh vĩnh cửu” của Immanuel Kant.
Einstein ngày càng cô đơn trong giới khoa học. Năm 1949, ông viết cho người bạn Maurice Solovine của Viện hàn lâm Olympia: “Bạn nghĩ rằng chắc tôi nh́n lại một sự nghiệp cuộc đời với sự thỏa măn âm thầm. Nhưng thực tế khác hẳn nếu nh́n gần. Tôi vẫn tiếp tục làm khoa học không mệt mỏi, nhưng đă trở thành một người tà giáo khó chịu trong mắt nhiều người. Đó là v́ thời trang và tính cận thị. Cái quí nhất c̣n lại là một vài người bạn hiền, kiên định và hiểu được nhau”.
Những năm cuối đời ở Princeton, Einstein chứng kiến thêm một lần nữa, lần này trên nước Mỹ, những cảnh tượng trước đây đă khiến ông rời bỏ nước Đức ra đi: chủ nghĩa quân sự, cơn sốt vũ trang, chủ nghĩa McCarthy theo dơi và truy bức những người tiến bộ, giới hạn quyền tự do con người. “Tôi đă ngồi 17 năm ở Mỹ mà không tiếp thu được điều ǵ từ nếp nghĩ của đất nước này và cần giữ ḿnh cho khỏi hời hợt trong tư duy và cảm xúc”. Một lần nữa, ông làm một cuộc “di tản nội tâm” ngay trên nước Mỹ.
NGUYỄN XUÂN XANH biên soạn
_______________________
“Tôi đă làm xong việc của tôi trên quả đất”.
Bí mật cuối cùng Einstein mang theo là những tiếng thều thào bằng tiếng
Đức trước lúc lâm chung, cô y tá trực lại không hiểu tiếng Đức. Nhưng
không cần 100 năm sau, thế giới đă hiểu Einstein…
(Theo Tuổi trẻ)