Muc luc
Click để về mục lục

 

25

 

ĐỘNG NĂNG

 

 

 

 1. Kiến thức

  - Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng (của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).

  - Phát biểu được trong điều kiện nào động năng của vật biến đổi.

  - Phát biểu được định luật biến thiên động năng (cho một trường hợp đơn giản).

2. Kỹ năng

  - Vận dụng được định luật biến thiên động năng để giải các bài toán tương tự như các bài toán trong SGK.

  - Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công.

3. Thái độ

  - GDMT: Ý thức phòng chống thiên tai, lợi dụng thiên nhiên phục vụ lợi ích con người.

  

Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vậy biểu thức toán học nào thể hiện rõ mối quan hệ trên?

 

 

 

I - KHÁI NIỆM ĐỘNG NĂNG

 1. Năng lượng

 Mọi vật xung quanh ta đều mang năng lượng. Năng lượng là một trong các đại lượng cơ bản nhất, đặc trưng cho trạng thái của một vật trong thế giới tự nhiên. Một vật ở một trạng thái xác định mang một năng lượng xác định. Khi một vật tương tác với các vật khác thì giữa chúng có thể có trao đổi năng lượng dưới những dạng khác nhau.

 2. Động năng

 Trong bài này ta nghiên cứu một dạng năng lượng dạng năng lượng của một vật có được do nó chuyển động, gọi là động năng.

  Khi đó vật có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này sinh công.

1. Nhắc lại khái niệm năng lượng. Nêu một số ví dụ về sự tồn tại năng lượng của 1 vật?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ví dụ: lũ quét. Phòng chống tác hại động năng của nước lũ bằng cách xây bờ kè, đắp đê. Nhờ động năng của gió làm quay cối xay gió, tuabin khí của công trình phong điện.

Hình 25.1. Cối xay gió ở Kinderdijk -  vùng đất nằm ở ngoại ô thành phố Rotterdam - Hà Lan

II - CÔNG THỨC TÍNH ĐỘNG NĂNG

 1. Ta hãy xét vấn đề trên đây trong một thí dụ đơn giản: Một vật khối lượng m chuyển động trên một mặt phẳng ngang không ma sát dưới tác dụng của một lực  không đổi có phương nằm ngang. Trong khoảng thời gian từ tl đến t2 (t2 > tl) vật có vận tốc biến thiên từ  đến và đi được đoạn đường s ; công thực hiện bởi lực  là: A = Fs.

  Mặt khác, theo định luật II Niu-tơn:

F = ma

  Vì F không đổi, nên a không đổi và vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Mặt khác, ta có:

  Do đó, công của lực  được viết là:

       (25.1)

 

 2. Ta xét trường hợp thực tế, vật bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ nên v­1 = 0. Khi đó, công thức (25.1) trở thành:

     (25.2)

 

  Công A này giúp vật chuyển động nên vế phải chính là năng lượng của vật do chuyển động mà có hay nói cách khác chính là động năng của vật, kí hiệu là Wđ.

    (25.3)

 

  Động năng của một vật là nănglượng mà vật có do nó chuyển động, bằng một nửa tích của khối lượng m với bình phương vận tốc v của vật.

  Đơn vị của động năng là Jun (kí hiệu J).

1J  =  kgm2/s2.

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập ví dụ 1. Viên đạn khối lượng 10 g bay với vận tốc 0,8 km/s. Người có khối lượng 60 kg chạy với vận tốc 10 m/s. So sánh động năng và động lượng của đạn và người.

Tóm tắt:

Tóm tắt :

     m1 = 10g = 10-2 kg

     v1 = 0,8 km/s = 800 m/s

     m2 = 60 kg.

     v2 = 10 m/s

Giải:

 Động lượng của viên đạn và người  :

          + Viên đạn : p1 = m1v1 = 10-2.800 = 8 kgm/s

          + Người      : p2 = m2v2 = 60.10 = 600 kgm/s

       ® p2 > p1

 Động năng của viên đạn và người  :

         + Viên đạn : Wđ1 = ½ m1v12

                                      = ½ 10-2 .8002 = 3200 J

          + Người      : Wđ2 = ½ m2v22

                                       = ½ 60.102 = 3000 J

       ® Wđ1 > Wđ2

Bài tập ví dụ 2. Một xe tải có khối lượng M = 10 tấn chuyển động với vận tốc 60 km/h.

a) Tìm động năng của xe ?

b) Một ôtô đua khối lượng 400 kg sẽ có vận tốc v bằng bao nhiêu nếu khi chuyển động có cùng động năng với xe tải nói trên?

Giải:

Vận tốc của xe tải :

   V = = 16,7 m/s

Động năng của xe tải là :

  Wđ  = = 1395 kJ

Ôtô đua có cùng động năng với xe tải :

   

Þ v = V= 60

         = 60,5 km/h

Bài tập ví dụ 3. Một ôtô tăng tốc trong hai trường hợp : Từ 10 km/h lên 20 km/h và từ 50 km/h lên 60 km/h. So sánh xem công trong hai trường hợp có bằng nhau không? Tại sao?

Tóm tắt:

TH 1 : 10 km/h ® 20 km/h

            2,78 m/s ® 5,56 m/s

TH 2 : 50 km/h ® 60 km/h

           13,89 m/s ® 16,67 m/s

Giải:

Áp dụng định lí động năng trong hai trường hợp :

    A1 = Wđ2 – Wđ1  = ½ m ( v22 – v12 )

         = ½ m ( 5,562 – 2,782) = 11,6m (J) 

    A2 = Wđ2 – Wđ1  = ½ m ( v22 – v12 )

         = ½ m ( 16,672 – 13,892) = 42,5m (J).

Nhận xét : Công thực hiện bằng độ tăng động năng. Dù vận tốc tăng như nhau, nhưng động năng tỉ lệ với bình phương vận tốc nên công thực hiện trong hai trường hợp là khác nhau.

Bài tập ví dụ 4. Trên mặt phẳng nằm ngang, vật chịu tác dụng của hai lực F1 và F2 trong mặt phẳng có phương vuông góc với nhau. Khi vật dịch chuyển được 2 m từ trạng thái nghỉ, động năng của vật bằnng bao nhiêu ? Xét trong hai trường hợp :

a)      F1 = 10 N ; F2 = 0 N

b)      F1 = 0 N  ; F2 = 5 N

c)      F1 = F2 = 5 N

Giải:

   Vật chịu tác dụng của lực tổng hợp 2 lực F trên :  = 1 + 2 

   a) Khi F1 = 10 N ; F2 = 0 N Þ F = F1 = 10N 

        ® A = F.s = 10.2 = 20 J

   b) Khi F1 = 0 N ; F2 = 5 N Þ F = F2 = 5N 

        ® A = F.s = 5.2 = 10 J

   c) Khi F1 = F2 = 5 N Þ F = = F1.= 5.   

        ® A = F.s =  5.2 = 10N

Bài tập ví dụ 5. Một viên đạn khối lượng 10 g bay ngang với vận tốc 300 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm. Sau khi xuyên gỗ, đạn có vận tốc v2 = 100 m/s. tính lực cản trung bình  của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn?

Tóm tắt:

m = 10g

v1 = 300 m/s

d = 5.10-2 m

v2 = 100 m/s

F = ?

Giải:

Áp dụng định lí động năng :

       A = Wđ2 – Wđ2 

Û  Fc.d = ½ m (v22 – v12)

Û Fc. 5.10-2 = ½ 10-2 (1002 – 3002) Þ Fc = - 8000 N

Bài tập ví dụ 6. Một chiếc xe được kéo từ trạng thái nghỉ trên một đoạn đường nằm ngang dài 20 m với một lực có độ lớn không đổi bằng 300 N và có phương hợp với độ dời góc 300 . Lực cản do ma sát cũng được coi là không đổi và bằng 200 N. Tính công của mổi lực. Động năng của xe ở cuối đoạn đường bằng bao nhiêu?

Tóm tắt:

s = 20m

F = 300N

a = 300

fms = 200N

Giải:

a) Công của lực kéo và lực ma sát :

  AF = F.s.cosa = 300.20.cos 300 = 5196,2 (J)

 Ams = fms.scos1800 = - fms.s = -200.20 = - 4000 (J)

b) Áp dụng định lí động năng :

         A = Wđ  - Wđ0  Û  AF – Ams = Wđ  - Wđ0   

  Þ Wđ  = AF – Ams = 5196,2 – 4000 = - 1196,2 (J)

Bài tập ví dụ 7. Một quả cầu có khối lượng M = 300 g nằm ở mép bàn. Một viên đạn có khối lượng 10 g bắn theo phương ngang đúng vào tâm quả cầu, xuyên qua nó và rơi cách mép bàn ở khoảng cách nằm ngang s2 = 15 m, còn quả cầu thì rơi cách mép bàn ở khoảng cách s1 = 6m. Biết chiều cao của bàn so với mặt đất là h = 1m. Tìm :

a)      Vận tốc ban đầu của viên đạn?

b)      Độ biến thiên động năng của hệ trong va chạm?

Giải:

a) Áp dụng công thức chuyển động của vật được ném ngang từ một độ cao h so với mặt đất ta có :

        s = v.t = v. hay v = s.

 Vận tốc của quả cầu sau va chạm:

        v1 = s1. = 6.= 13,3 m/s

  Vận tốc đạn sau va chạm:

        v2 = s2. = 15.= 33,2 m/s

   Gọi u là vận tốc ban đầu của đạn, áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo phương ngang cho hệ đạn và quả cầu, ta có :

    m.u = M.v1 + mv2 Þ u = v1 + v2

           = 13,3 + 33,2 = 432 m/s

b) Ta tính biến thiên động năng của hệ trong quá trình va chạm:

   DWđ = Wđ2 – Wđ1

           =

           = 26,5 + 5,5 – 933 = - 901 (J)

Như vậy : Độ giảm động năng chuyển thành nhiệt lượng tỏa ra sau khi va chạm.

III - CÔNG CỦA LỰC TÁC DỤNG VÀ ĐỘ BIẾN THIÊN ĐỘNG NĂNG

 1. Vế phải của công thức (25.1) chính là độ biến thiên động năng của vật. Từ công thức (25.3), ta được:

  

  

      (25.4)

 

  Công của lực tác dụng lên vật bằng độ biến thiên động năng của vật.

 2. Ví dụ

 Khi ta phanh xe đang chạy, độ giảm động năng bằng công của lực ma sát (là lực hãm xe).

 3. Hệ quả

 Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên nó sinh công (A0).

 + Nếu A > 0 (lực sinh công dương)  Wđ2 > Wđ1: Động năng tăng (vật sinh công âm).

 + Nếu A < 0 (lực sinh công âm)  Wđ2 < Wđ1: Động năng giảm (vật sinh công dương).

 

 

 

Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động:

Định lí biến thiên động năng. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó.

 

Câu 1.  Nhắc lại khái niệm năng lượng. Nêu một số ví dụ về sự tồn tại năng lượng của 1 vật? Phát biểu khái niệm động năng?

Câu 2. Tìm quan hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng.

Câu 3. Lấy một số ví dụ ứng dụng định lý biến thiên động năng.

Câu 4.Nêu định nghĩa, công thức của động năng và đơn vị động năng .

Câu 5.Nêu mối liên hệ giữa độ biến thiên động năng và công của ngoại lực tác dụng lên vật.

 

 

 

25.1. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu có nội dung đúng.

1. Khi các ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương thì

a) gọi là động năng.

2. Khi các ngoại lực tác dụng lên vật sinh công âm thì

b) động năng của vật giảm.

3. Khi vật chuyển động thẳng đều

c) động năng của vật tăng.

4. Dạng cơ năng mà một vật có được khi chuyển động

d) thì động năng của vật không đổi.

5. Khi vật chuyển động tròn đều

đ) thì động lượng và động năng của vật không đổi.

25.2. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi như thế nào?

A. không đổi.

B. tăng gấp 2.

C. tăng gấp 4.

D. tăng gấp 8.

25.3. Một vật có khối lượng 100 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Lúc t = 0, người ta tác dụng lên vật lực kéo F = 500 N không đổi. Sau một khoảng thời gian nào đó, vật đi được quãng đường s = 10 m. Tính vận tốc v của vật tại vị trí đó trong hai trường hợp:

a)  nằm ngang.

b)  hợp với phương ngang góc  với .

25.4. Một ô tô khối lượng 4 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc không đổi v = 54 km/h. Lúc t = 0 , người ta tác dụng một lực hãm lên ô tô; ô tô chuyển động được 10 m thì dừng. Tình độ lớn (trung bình) của lực hãm. Xác định khoảng thời gian từ lúc hãm đến lúc dừng xe.

25.5. Một viên đạn khối lượng 50g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s.

a) Viên đạn đến xuyên qua một tấm gỗ dày và chui sâu vào gỗ 4 cm. Xác định lực cản (trung bình) của gỗ.

b) Trường hợp tấm gỗ đó chỉ dày 2 cm thì viên đạn chui qua tấm gỗ và bay ra ngoài. Xác định vận tốc của đạn lúc bay ra khỏi tấm gỗ.

25.6. Một vật đặt trên một đường thẳng ngang không ma sát, chịu tác dụng của một lực kéo ngang thay đổi theo thời gian. Dưới tác dụng của lực đó, vận tốc chuyển động của vật thay đổi theo thời gian t như đồ thị vẽ ở hình 25.1.

Trong các đoạn OA, AB, BC, CD, công của lực kéo nói trên là dương, âm hay bằng 0 ?

25.7. Hai xe khối lượng m1 và m2 cùng chạy trên hai đường nằm ngang song song , không ma sát, lần lượt với các vận tốc v1 và v2 , trong đó :

m1 = 2m2

và các động năng :

1 = 2

Nếu xe thứ nhất tăng vận tốc thêm 1,0 m/s thì động năng của hai xe bằng nhau, tính v1 và v2 .

25.8. Một vật khối lượng m được gắn vào đầu một sợi dây căng. Dùng dây đó hạ cho vật đi xuống từ từ với gia tốc không đổi g. Ban đầu vật đứng yên tại O, sau một khoảng thời gian nào đó, vật đi xuống được một đoạn OA = z. Xác định :

a) Công của lực căng của dây.

b) Công của trọng lực của dây.

c) Động năng của vật tại A.

25.9. Khẩu pháo khối lượng M và viên đạn khối lượng m đang nằm trên khẩu pháo đặt tên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Hệ đang đứng yên. Khi viên đạn được bắn đi lên phía trước thì khẩu pháo giật lùi về phía sau. Tính tỉ số động năng của đạn và pháo theo M và m.

 

 

 

 

Điện gió, nguồn năng lượng cần được coi trọng

Từ thế kỷ 20 người ta đã sử dụng năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, bước đầu sử dụng năng lượng tái tạo để phát điện, nhằm phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân loại. Ngày nay, trữ lượng than, dầu, khí đang ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, khi dừng chúng để phát điện sẽ phát thải khí nhà kính vào khí quyển, trái đất ngày càng nóng lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Các tai họa như hạn hán, bão lụt xảy ra trên toàn thể giới ngày càng trầm trọng. Do đó, ngay từ đầu thế kỷ 21 tổ chức năng lượng gió châu Âu (EWEA) đề xuất ưu tiên phát triển điện gió trên thế giới trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.

Kinh phí đầu tư cho 1 MW điện gió vào cuối thế kỷ 20 là 1 triệu USD. Theo tổ chức năng lượng gió châu Âu, dự kiến đầu tư cho các năm 2001-2006 khoảng 688.000 USD/MW; từ 2007-2011: 571.000 USD; từ 2011-2017: 496.000 USD; từ 2018-2020: 455.000 USD. Trong năm 2003, tại Blue Canyon (Oklahoma - Mỹ) chỉ có 840.000 USD/MW điện gió. Tại Việt Nam, năm 2004 đầu tư cho đảo Bạch Long Vĩ 800 kW điện gió + 414 kW đi-ê-den hết 938.150 USD. Đầu tư cho điện gió không lớn so với đầu tư cho các nhà máy điện khác tại Việt Nam: Nhà máy nhiệt điện Uông Bí: 890.000 USD/MW, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình 2 gần 1 triệu USD/MW, Nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 3: 627.784 USD/MW, Nhà máy thủy điện Ngòi Thác (Lào Cai) 800 nghìn USD/MW, thủy điện Đại Ninh: 1,45 triệu USD/MW.

Theo bản. đồ phân bố các cấp tốc độ gió của tổ chức Khí tượng thế giới (1981) và bản đồ phân bố các cấp tốc độ gió của khu vực Đông Nam Á, do tổ chức True Wind Solutions LLC (Mỹ) lập theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, xuất bản năm 2001, cho thấy: Khu vục ven biển tự Bình Định đến Bình Thuận, Tây Nguyên, dãy Trường Sơn phía bắc trung bộ, nhiều nơi có tốc độ gió đạt từ 7.0; 8.0 và 9.0 m/giây, có thể phát điện với công suất lớn (nối lưới điện quốc gia), hầu hết ven biển còn lại trên lãnh thổ, một số nơi, vùng núi trong đất liền... tốc độ gió đạt từ 5.0 đến 6.0 m/giây, có thể khai thác gió kết hợp đi-ê-den để tạo nguồn điện độc lập cung cấp cho hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Gần đây, Việt Nam đã đưa vào vận hành tua-bin phát điện gió với công suất 800 kW kết hợp đi- ê-den có công suất 414 kW tại đảo Bạch Long Vĩ. Tổng công ty Điện lực Việt Nam đầu tư 142 tỷ đồng xây dựng hệ thống điện gió đi-ê-den tại đảo Phú Quý (Bình Thuận). Hiện có ba phương án xây dựng điện gió: Phương Mai I-30 MW đang triển khai xây đựng; Phương Mai II-36 MW và Phương Mai III-50 MW đang triển khai dự án khả thi. Trước đây, có dự án xây dựng điện gió với công suất 30 MW dưới dạng BOT tại Khánh Hòa và dự án đầu tư của Công ty Grabowski, với kinh phí 200 triệu USD tại Bình Định, nhưng rất tiếc cả hai dự án này không thành công, có thể do hai nơi này không có số liệu đo trục tiếp ở độ cao 60 m.

Theo bản đồ thế giới, bản đồ của True Wind Solutions, kết quả đo và tính tốc độ gió tại Bình Định là 7,0 m/giây. Nếu dùng tua-bin phù họp tốc độ gió tại Bình Định - NM 82/1500 và dùng công thức Betz để tính tổng điện năng năm: E = 5.870.952 kWh.

Nếu dùng 1.400 tua-bin NM 82/1500, tổng điện này sẽ đạt được: 8.219 triệu kWh, so với điện năng của nhà máy thủy điện sản xuất là 8.169 triệu kWh thì hai tổng điện năng này xấp xỉ nhau.

Kết quả nêu trên chỉ dùng cho dự án tiền khả thi, muốn xây dựng được dự án khả thi phải có số liệu đo trực tiếp ở độ cao 65 m tại những nơi để tua-bin phát điện gió... Do đó, cần có một đề tài khoa học đánh giá diện tích đặt tua-bin gió, xác định tổng công suất điện gió trẽn toàn lãnh thổ, làm cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và ngoài nưóc. .

Sử dụng điện gió sẽ tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, khắc phục khủng hoảng năng lượng trong tương lai. Ở nước ta có các dịện tích ven biển, thềm lục địa, vùng Tây Nguyên và các nơi khác trên lãnh thổ có nhiều tiềm năng về điện gió, rất cần được ưu tiên nghiên cứu, khai thác điện gió để cùng với các nguồn điện khác đáp ứng yêu cầu về điện phục vụ sản xuất và đời sống.

Theo: TS. Nguyễn Văn Lưu – Nhân Dân (23/02)

Tăng tốc phong điện

Tang toc phong dien

Theo thống kê của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu, mức điện năng tiêu thụ của toàn thế giới đã tăng từ 6.100 Megawatt (MW) trong năm 1996 lên 158.505 MW vào năm 2009. Trong đó châu Á chiếm tới 39.000 MW, tương đương ¼ sản lượng năng lượng điện toàn cầu cho thấy nhu cầu sử dụng điện ở khu vực này đang tăng rất cao. Việc phát triển phong điện đã được tiến hành tại châu Âu và Bắc Mỹ từ hàng chục năm qua châu Á tuy mới phát triển từ năm 2000 nhưng nay đã có những bước tiến lớn, trở thành khu vực dẫn đầu thế giới về sử dụng năng lượng gió.

Theo ông Stefan Gsanger, Tổng thư ký Hiệp hội năng lượng gió thế giới, châu Á đã trở thành nơi năng động nhất của thế giới về đầu tư năng lượng gió trong năm 2009. Hiện tại, khu vực này chiếm tới hơn 40% các turbine gió mới được lắp đặt, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc. Kết thúc năm 2009, Trung Quốc đã lắp đặt thêm nhiều hệ thống sản xuất điện từ gió và kỳ vọng năm nay sẽ đạt được 20 Gigawatt (GW). Sản lượng phong điện này sẽ giúp Trung Quốc qua mặt Tây Ban Nha để đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Mỹ đã thu được 25,2 GW năm 2008, chiếm 20,8% toàn thế giới, thời điểm đó Trung Quốc chỉ mới đạt 12,2 GW, trong khi Tây Ban Nha là 16,8 GW.

Trung Quốc cũng đã công bố các chương trình năng lượng xanh tham vọng. Cuối năm 2009, Trung Quốc thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy phong điện quy mô lớn ở tỉnh Cam Túc. Đây sẽ là nhà máy phong điện lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt 5GW vào cuối năm 2010, 12GW vào cuối năm 2015 và 20GW vào cuối năm 2020. Dự kiến, công suất lắp đặt của nhà máy này cuối cùng sẽ đạt 40GW. Dự án xây dựng nhà máy điện nói trên có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 120 tỷ nhân dân tệ (19,6 tỷ USD).

Đây sẽ là một dự án quan trọng trong chiến lược “Phát triển miền Tây” của Trung Quốc sau tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng và một số dự án truyền tải điện, vận chuyển dầu mỏ và khí đốt Đông - Tây. Vài năm lại đây, ngành công nghiệp phong điện ở Trung quốc đã tăng mạnh, chủ yếu do các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tới cuối năm 2008, hơn một chục công ty đã sản xuất ở quy mô thương mại các turbine phong điện ở Trung Quốc và thêm vài chục công ty khác sản xuất các linh kiện.

Trong nhiều năm, Trung Quốc và Ấn Độ đã bị phương Tây coi là trở ngại lớn cho các thỏa thuận quốc tế liên quan tới tình trạng thay đổi khí hậu. Trung Quốc bị xem là quốc gia thải nhiều khí nhà kính vào bầu khí quyển nhất thế giới và Ấn Độ đứng thứ 4. Nhưng giờ cả hai nước đã có những chương trình năng lượng xanh tham vọng. Ấn Độ hiện đã đặt mục tiêu tạo ra 10% điện năng từ nguồn năng lượng có thể tái tạo vào năm 2020 trong khi Trung Quốc đặt mục tiêu tới 20%. Theo ước tính của chính phủ Trung Quốc, nếu việc phát triển phong điện đạt kế hoạch đề ra, mỗi năm, nước này sẽ giảm thiểu khoảng 1,5 tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

PHƯƠNG NAM

(Theo Bangkok Post, THX)

Giúp Việt Nam phát triển nguồn năng lượng tái tạo

Xem tin gốc 

Giup Viet Nam phat trien nguon nang luong tai tao

Ngày 2/7, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và SN Power - công ty hàng đầu của Na Uy trong ngành công nghiệp năng lượng đã công bố thỏa thuận chung phát triển các dự án năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng ở Việt Nam.

Theo thỏa thuận, IFC thông qua IFC InfraVentures, một quỹ đầu tư của IFC dành cho việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng ở giai đoạn đầu và công ty SN Power sẽ cùng xây dựng một chiến lược, chính sách và các tiêu chí đầu tư để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam.

Hai bên sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các nhà máy điện đang hoạt động cũng như các dự án điện mới nhằm xây dựng một danh mục đầu tư các dự án năng lượng tái tạo cho Việt Nam. Đây là dự án đầu tiên của quỹ IFC InfraVentures tại Việt Nam.

Theo IFC, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới. Tuy nhiên, nguồn cung cấp điện lại chưa đáp ứng đủ nhu cầu điện ngày càng tăng của một nền kinh tế đang phát triển. Việt Nam hiện đang trong tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Vì vậy, nhu cầu có thêm nguồn cung cấp điện ổn định đang trở nên vô cùng cấp thiết.

Được biết, SN Power và IFC đã và đang hợp tác trong các dự án về phong điện và thủy điện ở Chile, Ấn Độ và Philippines./.

Minh Thúy (Vietnam+)

Điện gió ở Tây Ban Nha

Các trại gió Tây Ban Nha đã hoạt động tốt hơn 11 nhà máy điện hạt nhân với công suất kỷ lục.

Mô tả ảnh.

Một trại gió ở Tây Ban Nha. Ảnh: metaefficient.com


Các trại gió Tây Ban Nha với công suất tối đa theo lý thuyết là 18GW, hiện nay đã phát ra một điện năng là 11GW, cung cấp 53% tổng nhu cầu điện lực của nước này. Đây là mức kỷ lục mới trong nước, đưa Tây Ban Nha lên hàng thứ ba trong số những nước điện gió phát triển nhất thế giới (sau Mỹ và CHLB Đức). 

Ngành sản xuất điện gió đóng góp vào cơ cấu sản lượng điện của Tây Ban Nha hơn bất cứ loại điện nào khác với sự tham gia của 500 công ty tư nhân, trong số đó có 150 công ty chuyên sản xuất thiết bị. Tây Ban Nha luôn tự hào rằng họ có nguồn năng lượng xanh tốt nhất thế giới, 

Thành tựu mới đã vượt kỷ lục cũ là 44% là do tận dụng được nguồn năng lượng gió rất mạnh tại bán đảo Iberia. Tổng sản lượng của các trại gió này tương đương 11 nhà máy điện hạt nhân. Sản lượng đó cũng có nghĩa là mạng lưới điện của Tây Ban Nha đã được cung cấp một năng lượng nhiều hơn cả nhu cầu, và phần năng lượng dư sẽ được các nhà máy thủy điện dùng để bơm nước vào các đập, làm nguồn năng lượng dự trữ cho tương lai. 

Điều đáng chú ý là chỉ 5 năm về trước, Jose Donoso, người phụ trách phong điện thuộc ngành điện lực cho biết, các chuyên gia cho rằng gió chỉ có thể hòa vào lưới 14% điện năng mà thôi. Ông khẳng định vào năm 2020, điện gió sẽ đạt 40GW, và Tây Ban Nha trở thành nước sản xuất điện gió lớn thứ hai thế giới.

Tuấn Hà (Theo Guardian)

Theo vietnamnet.vn

May mắn!!!???
Một nhà vật lý bước chân ra khỏi nhà và bị một viên gạch từ mái nhà rơi vào người. Hơi bối rối nhưng chỉ sau đó giây lát ông lấy lại được bình tĩnh và mỉm cười. Mọi người đứng xung quanh đó chứng kiến cảnh này đều rất ngạc nhiên, họ hỏi ông tại sao ông lại cười. Nhà vật lý trả lời : " Tôi thấy mình rất may mắn bởi vì động năng của viên gạch chỉ là một nửa của m nhân v bình phương."