Giai Nobel 2012
08:59:47 pm Ngày 24 Tháng Ba, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Bài toán về điện và hạt nhân,... cần giải đáp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài toán về điện và hạt nhân,... cần giải đáp  (Đọc 11671 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hatakekks
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 14


Email
« vào lúc: 01:23:20 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 1:
Một đoạn mạch gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f   không đổi. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị và bằng U, cường độ dòng điện trong mạch khi đó có biểu thức [tex]_{i_1}= 2\sqrt{6}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{4})(A)[/tex]. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch khi đó có biểu thức là:
A. [tex]_{i_1}= 2\sqrt{3}cos(100\Pi t+\frac{5\Pi }{12})(A)[/tex]    B. [tex]_{i_1}= 2\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{5\Pi }{12})(A)[/tex]

C. [tex]_{i_1}= 2\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{3})(A)[/tex]     D. [tex]_{i_1}= 2\sqrt{3}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{3})(A)[/tex]

Câu 2:
Bắn hạt [tex]\alpha[/tex] vào hạt nhân [tex]_{7}^{14}N[/tex] (đứng yên) ta có phản ứng: [tex]_{7}^{14}N +\alpha \rightarrow ^{17}_{8}O + p[/tex]. Nếu các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc và lấy khối lượng các hạt nhân theo đơn vị gần bằng số khối của chúng. Tỉ số của tổng động năng của các hạt sinh ra và các hạt ban đầu là:
A. 1/9;            B. 17/81;           C. 1/81         D. 2/9
Câu 3:
Máy bay A bay theo đường nằm ngang qua đầu một quan sát viên B. B không nghe được tiếng máy bay khi nó tiến lại gần, mà chỉ nghe được tiếng máy bay khi nó đã ra xa, lúc đường thẳng AB làm với mặt đất góc [tex]30^{0}[/tex]. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. Vận tốc của máy bay A là:
A. v = 510 m/s.    B. v = 589 m/s.    C. v = 196 m/s.   D. v = 680 m/s.
Cám ơn mọi các thầy và mọi người đã xem và giải giúp em!
Cám ơn Mod DaiVoDanh đã nhắc nhở  Tongue
« Sửa lần cuối: 01:33:08 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 gửi bởi hatakekks »

Logged



Kiến thức mà ta học được chỉ là một hạt cát nhỏ mà thôi...
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:17:27 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 »


Câu 2:
Bắn hạt [tex]\alpha[/tex] vào hạt nhân [tex]_{7}^{14}N[/tex] (đứng yên) ta có phản ứng: [tex]_{7}^{14}N +\alpha \rightarrow ^{17}_{8}O + p[/tex]. Nếu các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc và lấy khối lượng các hạt nhân theo đơn vị gần bằng số khối của chúng. Tỉ số của tổng động năng của các hạt sinh ra và các hạt ban đầu là:
A. 1/9;            B. 17/81;           C. 1/81         D. 2/9

Các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc : [tex]\vec{p}_{1} = m_{1} \vec{v} = \frac{m_{1}}{m_{2}}\vec{p}_{2}[/tex]

[tex]\Rightarrow K_{1} = \frac{m_{1}}{m_{2}}K_{2} [/tex]

Tổng động năng của các hạt sinh ra [tex]K = K_{1} + K_{2} = \left( 1+\frac{m_{1}}{m_{2}}\right) K_{2}= \left( 1+\frac{m_{2}}{m_{1}}\right) K_{1}[/tex]  (1)

Bảo toàn động lượng cho ta : [tex]\vec{p}_{\alpha } = \vec{p}_{1} + \vec{p}_{2} [/tex]

Bình phương hai vế ta có : [tex]2m_{\alpha }K_{\alpha } = 2m_{1}K_{1} + 2m_{2}K_{2} + 2 \sqrt{2m_{1}K_{1}2m_{2}K_{2}}[/tex]  (2)

Thay (1) vào (2) ta có : [tex]m_{\alpha }K_{\alpha } = [\frac{m_{1}^{2}}{m_{1}+m_{2}} + \frac{m_{2}^{2}}{m_{1}+m_{2}} + 2 \frac{m_{1}m_{2}}{m_{1}+m_{2}}] K[/tex]

Tỉ số của tổng động năng của các hạt sinh ra và các hạt ban đầu là:

[tex]\frac{K}{K_{\alpha }} = \frac{m_{\alpha }}{m_{1}+m_{2}} = \frac{4}{17+1} = \frac{2}{9}[/tex]


Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:50:49 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 1:
Một đoạn mạch gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở thuần r mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f   không đổi. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị và bằng U, cường độ dòng điện trong mạch khi đó có biểu thức [tex]_{i_1}= 2\sqrt{6}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{4})(A)[/tex]. Khi điều chỉnh để điện dung của tụ điện có giá trị C=C2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch khi đó có biểu thức là:
A. [tex]_{i_1}= 2\sqrt{3}cos(100\Pi t+\frac{5\Pi }{12})(A)[/tex]    B. [tex]_{i_1}= 2\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{5\Pi }{12})(A)[/tex]

C. [tex]_{i_1}= 2\sqrt{2}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{3})(A)[/tex]     D. [tex]_{i_1}= 2\sqrt{3}cos(100\Pi t+\frac{\Pi }{3})(A)[/tex]


bài này mình mới tìm ra cách này thôi quá dài dòng không phù hớp 1 câu trắc nghiệm. bạn hỏi thêm các thầy xem có cách nào ngắn hơn không
+Khi C=C1
[tex]U^{2}=Ul^{2}+Ur^{2};U^{2}=Ur^{2}+(Ul-U)^{2}\Rightarrow Ul=\frac{U}{2}; Ur=\frac{\sqrt{3}}{2}U\Rightarrow \frac{Zl}{r}=\frac{1}{\sqrt{3}};Zl=0,5Zc[/tex]
[tex]Z=\sqrt{R^{2}+(Zl-Zc)^{2}}=\frac{2}{\sqrt{3}}R[/tex]
góc lệch pha giwuax hiệu điện thế và dòng điện:[tex]cos\varphi =\frac{R}{Z}=\frac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow \varphi =\frac{\Pi }{6}[/tex]
Zc>Zl nên U chậm pha hơn i
biểu thức của i là:[tex]u=2\sqrt{6}Zcos(100\Pi t+\frac{1}{12}\Pi )=4\sqrt{2}Rcos(100\Pi t+\frac{1}{12}\Pi )[/tex]
+Khi C=C2
để Uc max:[tex]Uc'=U\frac{\sqrt{R^{2}+Zl^{2}}}{R}=\frac{2}{\sqrt{3}}U[/tex]
[tex]U^{2}=Ur^{2}+(\frac{Ur}{\sqrt{3}}-\frac{2U}{\sqrt{3}})^{2}\Rightarrow Ur=\frac{U}{2};Ul=\frac{U}{2\sqrt{3}}[/tex]
độ lẹch pha:[tex]tan\varphi =\frac{Ul-Uc}{Ur}=-\sqrt{3}\Rightarrow \varphi =-\frac{\Pi }{3}[/tex]
Uc>Ul nên i nhanh pha hơn U nên pha ban đầu:[tex]\alpha =\frac{1}{12}\Pi +\frac{1}{2}\Pi =\frac{5}{12}\Pi[/tex]
tổng trở:[tex]Z'=\sqrt{R^{2}+(Zl-Zc)^{2}}=\sqrt{R^{2}+(\frac{R}{\sqrt{3}}-\frac{4}{\sqrt{3}}R)^{2}}=2R[/tex]
vậy dong điện cực đại là:[tex]Io=\frac{4\sqrt{2}R}{2R}=2\sqrt{2}A[/tex]
===> ĐA là B


Logged
hatakekks
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 17
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 14


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 03:08:35 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2012 »

bài này mình mới tìm ra cách này thôi quá dài dòng không phù hớp 1 câu trắc nghiệm. bạn hỏi thêm các thầy xem có cách nào ngắn hơn không
Bài này thầy trieubeo đã có giải rồi, giải bằng giản đồ nên nhanh lắm  Cheesy
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=6656.0
« Sửa lần cuối: 03:11:28 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2012 gửi bởi hatakekks »

Logged

Kiến thức mà ta học được chỉ là một hạt cát nhỏ mà thôi...
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_9970_u__tags_0_start_msg45946