10:33:06 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Sợi dây đàn hồi có chiều dài AB = 1 m, đầu A gắn cố định, đầu B gắn vào một cần rung có tần số thay đổi được và coi là nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng, nếu tăng tần số thêm 30 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 5 nút. Tốc độ truyền sóng trên dây là
Một mômen lực có độ lớn 30Nm tác dụng vào một bánh xe có mômen quán tính đối với trục bánh xe là 2kgm2. Nếu bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ thì gia tốc góc của bánh xe là
Dùng một photon có động năng 5,58MeV  bắng phá hạt nhân N1123a đứng yên, sinh ra hạt α  và hạt nhân A và không kèm theo bức xạ gamma. Biết năng lượng tỏa ra trong phản ứng chuyển hết thành động năng của các hạt tạo thành, động năng của hạt α là 6,6MeV và động năng của hạt X là 2,648MeV . Cho khối lượng các hạt tính theo u bằng số khối. Góc tạo bởi chuyển động của hạt  α và hướng chuyển động của hạt proton là:
Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình x=Acosωt, khi đi qua vị trí có li độ x  vật có gia tốc
Tại một nơi xác định, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T, khi chiều dài tăng 4 lần thì chu kì con lắc


Trả lời

Giúp mình làm các câu tổng hợp nha Đ6 (1)

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp mình làm các câu tổng hợp nha Đ6 (1)  (Đọc 2623 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
denyoblur
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 40


Email
« vào lúc: 03:04:00 pm Ngày 12 Tháng Sáu, 2012 »

2. Một tia sáng trắng chiếu tới bản hai mặt song song với góc tới i=60 độ. Biết chiết suất của bản mặt đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,732 và 1,70. bề dày của bản mặt e=2cm. Độ rộng của chùm tia khi ra khỏi bản mặt là:
A. 0.146cm
B. 0,0146m
C. 0,0146cm
D. 0,292cm

5. Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định,trên dây, A là 1 điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất với AB=18cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây
A. 3,2m/s
B. 5,6m/s
C. 4,8m/s
D. 2,4m/s

8. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ, độ cứng k=50N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối luơng m=100g. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10cm, đặt một vật nhỏ khác khối lượng m2=400g sát vật m1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa các vật với mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g=10m/s^2. Thời gian từ khi thả đến khi vật m2 dừng lại:
A. 2,16s
B. 0,31s
C. 2,,21s
D. 2,06s

9. Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, màn quan sát E cách mặt phẳng chưa hai khe S1S2 một khoảng D=1,2m. Đặt giữa màn và mặt phẳng hai khe một thấu kính hội tụ, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cách nhau 72cm cho ảnh rõ nét của hai khe trên màn, ở vị trí ảnh lớn hơn thì khoảng cách giữa hai khe ảnh S1S2=4mm. Bỏ thấu kính đi rồi chiêu sáng hai khe bằng nguồn điểm S phát bức xạ đơn sắc lamda=750nm thì khoảng vân thu được trên màn là:
A. 0,225mm
B. 1,25mm
C. 3,6mm
D. 0,9mm


Logged


hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:44:59 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 »

2. Một tia sáng trắng chiếu tới bản hai mặt song song với góc tới i=60 độ. Biết chiết suất của bản mặt đối với tia tím và tia đỏ lần lượt là 1,732 và 1,70. bề dày của bản mặt e=2cm. Độ rộng của chùm tia khi ra khỏi bản mặt là:
A. 0.146cm
B. 0,0146m
C. 0,0146cm
D. 0,292cm
Bạn tham khảo cách làm từ link: http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9265.msg43071#msg43071


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:10:36 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 »



5. Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định,trên dây, A là 1 điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất với AB=18cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây
A. 3,2m/s
B. 5,6m/s
C. 4,8m/s
D. 2,4m/s


bước sóng được xác định:[tex]\frac{\lambda }{4}=AB=18\Rightarrow \lambda =72cm[/tex]
biên độ của phần tử M:[tex]Am=Acos2\Pi \frac{d}{\lambda }=A.cos2\Pi \frac{12}{72}=0,5A\Rightarrow Vmax=0,5A\omega[/tex]
dùng vòng trong lượng giác để xác định thời gian để vận tốc tại B luôn nhỏ hơn Vmax, với vận tốc lớn nhât của điểm B là V'=omega.A=2V ta được thời gian là:[tex]\frac{T}{3}=0,1\Rightarrow T=0,3s[/tex]
nên vận tốc truyền sóng là: v=72/0,3=240cm/s=2,4m/s


Logged
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:54:26 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 »


8. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ, độ cứng k=50N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối luơng m=100g. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10cm, đặt một vật nhỏ khác khối lượng m2=400g sát vật m1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa các vật với mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g=10m/s^2. Thời gian từ khi thả đến khi vật m2 dừng lại:
A. 2,16s
B. 0,31s
C. 2,,21s
D. 2,06s
khi 2 vật về vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên thì vật m2 tách vật m1. Ta tính vận tốc của 2 vật ở vị trí lò xo khônn co giãn:[tex]\frac{1}{2}K.0,1^{2}=\frac{1}{2}(m1+m2)v^{2}+\mu (m1+m2)g.0,1\Rightarrow v=\sqrt{9}m/s[/tex]=0,95m/s
vị trí cân bằng mới của hệ vật cách vị trí cân bằng cũ 1 đoan:[tex]x=\frac{\mu (m1+m2)g}{k}=0,5cm[/tex]
---> biên độ là 10-0,5=9,5cm
[tex]\omega =\sqrt{\frac{k}{m1+m1}}=10[/tex]
ta tính thời gian vật đi từ biên độ tới -0,5cm, trong 1 nửa chu kì đầu biên độ giảm 2x--> A'=9,5-1=8,5
góc quay tính được là:[tex]\varphi =180-cos\frac{0,5}{8,5}=93,4^{0}\Rightarrow t1=\frac{93,4.3,14}{180.10}=0,163s[/tex]
khi vật m2 tách vật m1 thì nó chuyển động chậm dần với gia tốc:[tex]a=-\mu .g=-0,5[/tex]
thời gian vật dưng lại là:[tex]t2=\frac{v}{a}=0,95/0,5=1,9s[/tex]
vậy tổng thời gian là:1,9+0,163=2,06s
« Sửa lần cuối: 01:31:33 pm Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 gửi bởi DaiVoDanh »

Logged
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:16:57 am Ngày 14 Tháng Sáu, 2012 »



9. Trong thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng, màn quan sát E cách mặt phẳng chưa hai khe S1S2 một khoảng D=1,2m. Đặt giữa màn và mặt phẳng hai khe một thấu kính hội tụ, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cách nhau 72cm cho ảnh rõ nét của hai khe trên màn, ở vị trí ảnh lớn hơn thì khoảng cách giữa hai khe ảnh S1S2=4mm. Bỏ thấu kính đi rồi chiêu sáng hai khe bằng nguồn điểm S phát bức xạ đơn sắc lamda=750nm thì khoảng vân thu được trên màn là:
A. 0,225mm
B. 1,25mm
C. 3,6mm
D. 0,9mm
xem lời giải ở đây và hình ve ở dươi YUMI vẽ phía dưới
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=9201.msg42793#msg42793


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.