mark_bk99
Sinh Viên +1
Lão làng
Nhận xét: +22/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 124
-Được cảm ơn: 629
Offline
Giới tính:
Bài viết: 818
Phong độ là nhất thời,đẳng cấp là mãi mãi!!!BKU
mark_bk94
|
|
« vào lúc: 05:00:03 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2012 » |
|
- Mọi sự biến đổi hóa học (được mô tả bằng phương trình phản ứng) đều có liên quan đến sự tăng hoặc giảm khối lượng của các chất.Thực chất đây là phương pháp "con" của pp bảo toàn khối lượng!!!!
Phương pháp đường chéo chỉ là một cách tính, và cách tính này có ưu điểm là nhanh gọn hơn nhiều so với cách giải thông thường (tất nhiên muốn đạt được đến trình độ này các bạn phải rèn luyện nhiều cho thành thục, đồng thời kiến thức toán cũng phải ổn !). Và nó đặc biệt tỏ ra hiệu quả khi chúng ta làm bài toán trắc nghiệm môn Hóa Học (khi mà thời gian làm bài là một trong những yếu tố sống còn), khi đó ta có thể bỏ qua các bước trung gian (viết phương trình, lập hệ, …) mà bắt tay vào ngay bước tính toán, do đó rút ngắn được đáng kể thời gian làm bài.
Để áp dụng một cách có hiệu quả phương pháp đường chéo (hay bất cứ 1 phương pháp nào khác), các bạn cần phải :
- Có kiến thức Hóa Học vững vàng (cái này là nền móng cơ bản nhất). - Có tư duy Toán học tốt, linh hoạt (vì bài tập không phải là lối mòn, áp dụng dập khuôn, phải tùy trường hợp mà áp dụng), đặc biệt là kĩ năng tính nhẩm (với những phép tính đơn giản thì nên tập thói quen tính nhẩm để rèn luyện thêm, không nên quá phụ thuộc vào máy tính, một thói quen xấu của học sinh hiện nay. Thực tế là nếu các bạn có kĩ năng tính nhẩm tốt thì tốc độ làm bài sẽ nhanh hơn hẳn so với sử dụng máy tính. Tất nhiên cũng đừng quá chủ quan, lạm dụng !). - Một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là, khi muốn sử dụng thành thục bất kì một phương pháp giải nào bạn cũng cần phải tìm hiểu nó một cách kĩ càng (lý thuyết cũng như các trường hợp áp dụng), đồng thời phải rèn luyện nhiều để hình thành kĩ năng làm bài (chú ý là kĩ năng làm bài chứ không phải là “nhìn ra luôn” một cách máy móc !). Khi đã hình thành kĩ năng làm bài, tức bạn đã hiểu vấn đề một cách thấu đáo, bạn sẽ có khả năng “nhìn”, hay chính là hình thành “phản xạ có điều kiện” với dạng bài đó. Và lúc này, khi gặp một bài toán Hóa bất kì, bạn đều có thể ngay lập tức định hướng cách giải phù hợp nhất (chính xác nhất, nhanh nhất, gọn nhất). - Muốn như vậy, chúng ta phải tích cực học, và học một cách sáng tạo, linh hoạt (không làm bài một cách không có định hướng mà phải có “chiến thuật” cụ thể, hợp lý). Khi làm bất cứ một bài tập nào cũng phải : + Cố gắng tìm ra kết quả đúng. + Tìm ra những phương pháp có thể giải được bài đó cũng như đâu là cách giải nhanh nhất, tối ưu nhất (điều này tôi rất tâm đắc với PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, người đã chủ trương tìm ra nhiều cách giải cho cùng một bài toán hóa, với nhiều luận văn đã được thực hiện tại Khoa Hóa Học, Trường ĐHSP Hà Nội). + Có sự tổng kết kinh nghiệm, liên hệ các bài toán rời rạc với nhau để hình thành nên phương pháp giải một dạng bài tổng quát (tức phải có khả năng liên hệ, khái quát hóa vấn đề). Nếu như chúng ta, ai cũng luôn học Hóa Học với một tâm thế như trên cộng với một niềm vui thích khám phá, tôi chắc rằng kết quả học tập môn học này của các bạn sẽ không đến nỗi nào ! "Vũ Khắc Ngọc"
|