Giai Nobel 2012
12:10:58 am Ngày 12 Tháng Mười Một, 2023 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  


Quy định cần thiết


Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ. Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<

Trả lời

Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mọi người giải giúp vài câu trong đề thi thử.  (Đọc 4354 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
missyou266
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 44
-Được cảm ơn: 62

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 119



Email
« vào lúc: 11:59:25 am Ngày 05 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100g và lò xo nhẹ có độ cứng 0,01N/cm. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo dãn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động lực cản tác dụng lên vật có độ lớn không đổi 10-3N. Lấy π2 = 10. Sau 21,4s dao động, tốc độ lớn nhất của vật chỉ có thể là
A. 50π mm/s.   B. 57π mm/s.   C. 56π mm/s.   D. 54π mm/s.


Câu 2: Cường độ của một chùm sáng hẹp đơn sắc có bước sóng 0,5μm khi chiếu vuông góc tới bề mặt của một tấm kim loại là I (W/m2), diện tích của bề mặt kim loại nhận được ánh sáng tới là 32 (mm^2). Cứ 50 phô tôn tới bề mặt tấm kim loại thì giải phóng được 2 electron quang điện và số electron bật ra trong 1s là 3,2.10^13. Giá trị của I là
A. 9,9375 W/m2.   B. 9,9735 W/m2.   C. 8,5435 W/m2.   D. 8,9435 W/m2.
mong thầy và mọi người giúp mình !!! thank


Logged


kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:42:45 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012 »

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 100g và lò xo nhẹ có độ cứng 0,01N/cm. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo dãn 10cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động lực cản tác dụng lên vật có độ lớn không đổi 10-3N. Lấy π2 = 10. Sau 21,4s dao động, tốc độ lớn nhất của vật chỉ có thể là
A. 50π mm/s.   B. 57π mm/s.   C. 56π mm/s.   D. 54π mm/s.

vị trí cân bằng mới của vật cách vị trí cân bằng cũ :[tex]x=\frac{F}{K}=\frac{10^{-3}}{1}=0,1cm[/tex]
số dao động mà vật thực hiện được sau 21,4s là:[tex]N=\frac{t}{T}=\frac{21,4}{1,98}=10,8[/tex] dao động, cứ sau 1 nửa chu kì biên độ giảm 2x, 1 chu kì thì biên độ con lắc giảm 4x vậy sau 10,8 chu kì biên độ của con lắc còn lại là
A=10-42x=5,8cm và tại vị trí này con lắc sẽ dao động về vj trí cân bằng mới và đạt vận tốc cực đại tại vị trí cân bằng, khi con lắc về vị trí cân bằng thì biên độ giảm thêm x---->A'=5,8-0,1=5,7cm
vận tốc cực đại:[tex]Vmax=A'.\omega =5,7.\sqrt{\frac{K}{m}}=57\Pi mm/s[/tex]

« Sửa lần cuối: 12:44:29 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012 gửi bởi DaiVoDanh »

Logged
kydhhd
HS12
Lão làng
*****

Nhận xét: +49/-7
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 76
-Được cảm ơn: 968

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1078


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:55:21 pm Ngày 05 Tháng Sáu, 2012 »


Câu 2: Cường độ của một chùm sáng hẹp đơn sắc có bước sóng 0,5μm khi chiếu vuông góc tới bề mặt của một tấm kim loại là I (W/m2), diện tích của bề mặt kim loại nhận được ánh sáng tới là 32 (mm^2). Cứ 50 phô tôn tới bề mặt tấm kim loại thì giải phóng được 2 electron quang điện và số electron bật ra trong 1s là 3,2.10^13. Giá trị của I là
A. 9,9375 W/m2.   B. 9,9735 W/m2.   C. 8,5435 W/m2.   D. 8,9435 W/m2.
mong thầy và mọi người giúp mình !!! thank
để có số e thoát ra trong 1s thì số phôtn chiếu tới là:[tex]N=\frac{50}{2}.3,2.10^{13}=80.10^{13}[/tex]
năng lượng của N hạt photon:[tex]E=N\frac{hc}{\lambda }=I.S.t\Rightarrow I=N\frac{h.c}{\lambda .S.t}\Rightarrow I=80.10^{13}\frac{6,625.10^{-34}.3.10^{8}}{0,5.10^{-6}.32.10^{-6}}=9,9375W/m^{2}[/tex]


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


Những bài viết mới nhất
Những bài viết mới nhất
 
Chuyển tới:  

© 2006 - 2012 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_9356_u__tags_0_start_0