08:35:16 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm của AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
Đơn vị đo của cường độ âm là
Một sợi dây đàn hồi dài 0,8 m hai đầu cố định đang dao động với tần số 20 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Khi trên dây có sóng dừng thì số bụng sóng là:
Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn cảm và tụ điện có điện dung thay đổi được. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Nếu cuộn cảm đó có độ tự cảm 0,5μH, để thu được sóng VOV1 có tần số 100MHz thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện tới giá trị
Trên một sợi dây đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng \(\lambda \) . Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là


Trả lời

Các bài tập về Sự chuyển thể các chất.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các bài tập về Sự chuyển thể các chất.  (Đọc 12323 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Alexman113
Lão làng
*****

Nhận xét: +26/-9
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 229
-Được cảm ơn: 270

Offline Offline

Bài viết: 551


KK09XI


Email
« vào lúc: 09:56:41 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2012 »

1/ Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng [tex]500g[/tex] ở [tex]-12^oC[/tex]. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nước đá là [tex]2,1.10^3J/kg.K[/tex].

2/ Cho một luồng hơi nước ở [tex]100^oC[/tex] đi qua một bình nhiệt lượng kế chứa [tex]0,9kg[/tex] nước ở [tex]0^oC[/tex] thì khối lượng nước trong bình tăng thêm [tex]0,1kg[/tex]. Tính nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là [tex]2,3.10^6J/kg[/tex].

3/ Một luồng hơi nước có nhiệt độ [tex]100^oC[/tex]. Sau khi ngưng tụ thành [tex]2kg[/tex] nước ở [tex]100^oC[/tex] thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy [tex]10kg[/tex] nước đá ở [tex]0^oC[/tex] được không? Giải thích. Nếu đủ hãy tính nhiệt độ khi hệ cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước [tex]c=4200J/kg[/tex], nhiệt nóng chảy của nước đá [tex]\lambda =330kJ/kg[/tex], nhiệt hóa hơi của nước đá [tex]L=2300kJ/kg[/tex].

4/ Người ta thả một cục nước đá khối lượng [tex]80g[/tex] ở [tex]0^oC[/tex] vào một cốc nhôm đựng [tex]0,4kg[/tex] nước ở [tex]20^oC[/tex] đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là [tex]0,2kg[/tex]. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nhôm là [tex]880J/kg.K[/tex] và của nước là [tex]4180J/kg.K[/tex]. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

5/ Người ta thả một cục nước đá ở [tex]0^oC[/tex] vào một cốc bằng đồng có khối lượng [tex]0,2kg[/tex] của nhiệt lượng kế, trong cốc đồng đang đựng [tex]0,7kg[/tex] nước ở [tex]25^oC[/tex]. Khi cục nước đá vừa tan hết thì nước trong cốc đồng có nhiệt độ là [tex]15,2^oC[/tex] và khối lượng của nước là [tex]0,775kg[/tex]. Tính nhiệt nóng chảy của nước đá. Nhiệt dung riêng của đồng là [tex]380J/kg.K[/tex] và của nước là [tex]4180J/kg.K[/tex]. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

6/ Người ta thả một cục nước đá khối lượng [tex]0,05kg[/tex] ở [tex]-5^oC[/tex] vào một cốc nhôm đựng [tex]0,15kg[/tex] nước ở [tex]30^oC[/tex] trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là [tex]0,08kg[/tex], nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiêt dung riêng của nước đá là [tex]2090J/kg.K[/tex]. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

7/ Người ta thả một cục nước đá khối lượng [tex]0,1kg[/tex] ở [tex]-8^oC[/tex] vào một cốc nhôm đựng nước ở [tex]25^oC[/tex] trong nhiệt lượng kế. Nhiệt dung riêng của nhiệt lượng kế(gồm cốc nhôm và nước đựng trong cốc) là [tex]1800J/kg[/tex], nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nước đá là [tex]2090J/kg.K[/tex]. Tính nhiệt độ của nước ở trạng thái cân bằng khi cục nước đá vừa tan hết. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

P/s: Các anh chị, thầy cô giải chi tiết giúp em. Em đang cần gấp trong hôm nay, em xn cảm ơn ạ.


Logged



KK09XI ~ Nothing fails like succcess ~
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:10:22 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2012 »

1/ Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng [tex]500g[/tex] ở [tex]-12^oC[/tex]. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nước đá là [tex]2,1.10^3J/kg.K[/tex].


Nhiệt lượng cần dùng: [tex]Q = mc \Delta t^{0} + \lambda m[/tex]

Em tự thay số vào tính nghen.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:13:10 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2012 »

1/ Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước đá có khối lượng [tex]500g[/tex] ở [tex]-12^oC[/tex]. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nước đá là [tex]2,1.10^3J/kg.K[/tex].
Nhiệt cần thiết đưa nước đá về 0^0C
Q1=mc.(0+12)
Nhiệt nóng chảy riêng
Q2=\lambda.m
nhiệt cần thiết
Q=Q1+Q2


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:23:05 pm Ngày 11 Tháng Năm, 2012 »


4/ Người ta thả một cục nước đá khối lượng [tex]80g[/tex] ở [tex]0^oC[/tex] vào một cốc nhôm đựng [tex]0,4kg[/tex] nước ở [tex]20^oC[/tex] đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là [tex]0,2kg[/tex]. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là [tex]3,4.10^5J/kg[/tex], nhiệt dung riêng của nhôm là [tex]880J/kg.K[/tex] và của nước là [tex]4180J/kg.K[/tex]. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.


Đây là một bài trong SBT cơ bản mà em.

Nhiệt lượng mà cục nước đá thu vào để tan thành nước ở nhiệt độ t:

[tex]Q_{1} = mc \left( t^{0} - 0^{0} \right) + \lambda m[/tex]

Nhiệt lượng để hệ (cốc nhôm + nước trong cốc) ở 20 độ toả ra để giảm xuống còn t độ là:

[tex]Q_{2} = \left< m_{1}c_{1} + m_{2}c_{2}\right> \left( 20^{0}-t \right)[/tex]

Từ ĐL bảo toàn năng lượng suy ra: [tex]Q_{1} = Q_{2}[/tex]

Còn lại em thế số tính ra t.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:02:49 am Ngày 12 Tháng Năm, 2012 »


2/ Cho một luồng hơi nước ở [tex]100^oC[/tex] đi qua một bình nhiệt lượng kế chứa [tex]0,9kg[/tex] nước ở [tex]0^oC[/tex] thì khối lượng nước trong bình tăng thêm [tex]0,1kg[/tex]. Tính nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là [tex]2,3.10^6J/kg[/tex].


Gọi t là nhiệt độ xảy ra sự cân bằng nhiệt.

Ta có: [tex]Q_{1} = Lm_{1}[/tex] và [tex]Q_{2} = \left<m_{1}+m_{2} \right>c\Delta t^{0}[/tex]

Khi cân bằng nhiệt thì: [tex]Q_{1}=Q_{2}[/tex]

Giải ra được t. Mà đề không cho nhiệt dung riêng c ta?


3/ Một luồng hơi nước có nhiệt độ [tex]100^oC[/tex]. Sau khi ngưng tụ thành [tex]2kg[/tex] nước ở [tex]100^oC[/tex] thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy [tex]10kg[/tex] nước đá ở [tex]0^oC[/tex] được không? Giải thích. Nếu đủ hãy tính nhiệt độ khi hệ cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước [tex]c=4200J/kg[/tex], nhiệt nóng chảy của nước đá [tex]\lambda =330kJ/kg[/tex], nhiệt hóa hơi của nước đá [tex]L=2300kJ/kg[/tex].


Nhiệt hoá hơi của 2 kg nước ở 100 độ: [tex]Q_{1}=Lm_{1}[/tex]

Nhiệt lượng cần làm nóng chảy 10kg nước đá ở không độ: [tex]Q_{2}=\lambda m_{2} + m_{2}c\left< t^{0} - 0^{0} \right>[/tex]

Cân bằng nhiệt: [tex]Q_{1}=Q_{2}[/tex]

Từ đây em tính ra t rồi kết luận (Cho câu hỏi "Sau khi ngưng tụ thành [tex]2kg[/tex] nước ở [tex]100^oC[/tex] thì nhiệt lượng tỏa ra của luồng hơi nước đó có đủ làm nóng chảy [tex]10kg[/tex] nước đá ở [tex]0^oC[/tex] được không? Giải thích"). Tính ra t dương (tất nhiên nhỏ hơn 100 độ) thì ok, còn không thì không được.

 ~O) Các bài 5, 6,7: tương tự bài 4. Hình như bài 5 có trong SBT cơ bản, em mở ra xem (nếu em có  8-x)


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.