08:01:46 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử trên dây dao động cùng biên độ 10 mm là 95 cm, còn khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử trên dây dao động cùng pha với cùng biên độ 10 mm là 85 cm. Khi sợi dây duỗi thẳng, N   là trung điểm giữa vị trí một nút và vị trí một bụng liền kề. Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng trên dây và tốc độ cực đại của phần tử tại N xấp xỉ là
Điện năng truyền tải từ nơi phát đến nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha. Coi công suất truyền đi là không đổi và hệ số công suất luôn bằng 1. Nếu tăng điện áp truyền tải từ U lên (U+100)(kV) thì công suất hao phí trên đường dây giảm 4 lần. Nếu tăng điện áp truyền tải từ U lên (U+300)(kV) thì công suất hao phí trên đường dây giảm
Người ta phân biệt tia X mềm và tia X cứng dựa trên:
Khi sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng nào sau đây không thay đổi?
Một quả cầu đặc đồng chất, khối lượng 0,5 kg, bán kính 5 cm, quay xung quanh trục đi qua tâm của nó với tốc độ góc 6 rad/s. Động năng quay của quả cầu bằng


Trả lời

Một số bài tập về chất khí cần giải đáp

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: một số bài tập về chất khí cần giải đáp  (Đọc 5344 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
halinhphan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 11
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« vào lúc: 10:19:49 am Ngày 06 Tháng Năm, 2012 »

nhờ các thầy cô và các bạn giải giúp mấy bài này
1.Một bình kín được chia thành n ngăn bởi các vách ngăn mỏng có thể di chuyển tự do dọc theo thành bình. Trong bình có chứa khí lý tưởng ở cùng một nhiệt độ. Ban đầu ngăn thứ nhất có thể tích V, ngăn thứ 2 có thể tích 2V, ngăn thứ 3 có thể tích 3V... và ngăn thứ n có thể tích là nV. Sau đó bơm vào ngăn thứ nhất một lượng khí 8V cùng loạin và cùng điều kiện áp suất, nhiệt độ như khi trong bình. Ngăn nào có thể tích bằng thể tích ngăn thứ nhất và tìm độ giảm thể tích của ngăn thứ n.
( Bình kín dạng dạng như này này: V / 2V / 3V /.../ nV / )
2. dùng một bơm hút có thể tích xilanh là Vo=200cm3 để hút không khí từ một bình có thể tích V = 1l (kể cả ống nối giữa bơm và bình ) chứa không khí ở áp suất khí quyển po= 10^5 N/m2. hỏi sau n lần hút áp suất trong bình còn bao nhiêu? Biết rằng nhiệt độ không đổi
3. cho một bình đựng không khí ở áp suất khí quyển po= 10^5 N/m2 có dạng khối lập phương cạnh a =1m. bình được ngăn đôi bằng một vách ngăn mỏng P có thể tịnh tiến không ma sát sao cho khi di chuyển vách ngăn luôn ở phương thẳng đứng. người ta đổ nước vào vách ngăn bên trái qua một vòi V một cách từ từ sao cho nước lên đến độ cao h= a/2. Hỏi vách ngăn đã di chuyển một đoạn bằng bao nhiêu? Bỏ qua ma sát và áp suất của hơi nước, khối lượng riêng của nước = 10^3kg/m3


Logged


huutrong95
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 7


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:12:26 pm Ngày 06 Tháng Năm, 2012 »

Bài số 2 mình từng làm qua rồi nên mình xin giải giúp bạn như sau:
Khi bơm được đặt vào, thể tích khí tăng lên do khí bành trướng ra thể tích của bơm
[tex]\Rightarrow[/tex] Thể tích của khí bây giờ là [tex]V_{1}=V+V_{0}[/tex]=1,2 (l).
[tex]\Rightarrow[/tex] Áp suất khí sau lần hút thứ nhất là : [tex]p_{1}=p_{0}\frac{V}{V_{1}}[/tex]
                                                  ( Định luật Boyle-Marriotte)
Tới lần hút thứ 2, công việc hút khí tương tự như lần 1 nhưng lần này, áp suất khí trong bình là [tex]p_{1}[/tex]
[tex]\Rightarrow[/tex] [tex]p_{2}=p_{1}\frac{V}{V_{1}}=p_{0}(\frac{V}{V_{1}})^{2}[/tex]
Tương tự, áp suất khí sau lần hút thứ 3 là: [tex]p_{3}=p_{0}(\frac{V}{V_{1}})^{3}[/tex]
...
Áp suất khí sau lần hút thứ n là: [tex]p_{n}=p_{0}(\frac{V}{V_{1}})^{n}[/tex]=[tex]10^{5}1,2^{n}(N/m^{2})[/tex]
Chúc bạn giải bài thành công 



 


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.