Bài 1: Cho hai bóng đèn (sợi đốt) hoàn toàn giống nhau cùng chiếu sáng vào một bức tường thì:
A. ta có thể quan sát được một hệ vân giao thoa nếu hai bóng đèn được đặt ở vị trí thích hợp
B. không quan sát được vân giao thoa, vì ánh sáng phát ra từ hai nguồn tự nhiên, độc lập không bao giờ là sóng kết hợp
C. không quan sát được vân giao thoa vì ánh sáng do đèn phát ra không phải là ánh sáng đơn sắc
D. không quan sát được vân giao thoa vì đèn không phải là nguồn sáng điểm
Bài 2: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda _1 = 0,4 \mu m ; \lambda _2 = 0,6 \mu m = ;\lambda _3 = 0,72 \mu m[/tex]. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là:
A. 13 vân B. 15 vân C. 17 vân D. 19 vân
Câu 1: B
Câu 2: [tex]\frac{k1}{k2} = \frac{3}{2}[/tex]; [tex]\frac{k2}{k3} = \frac{6}{5}[/tex]; [tex]\frac{k3}{k1} = \frac{5}{9}[/tex]
==> k1:k2:k3 = 9:6:5
Giữa hai vân cùng màu với vân trung tâm có: 8 + 5 + 4 = 17 cực đại của 3 bức xạ trong đó:
+ 9/3 - 1 = 2 vạch là kq của 1 trùng 2
+ 6/6 - 1 = 0 vạch là kq của 2 trung 3
+ 5/5 - 1 = 0 vạch là kq của 3 trùng 1
Vậy số vân sáng ta quan sát được: 17 - 2 - 0 - 0 = 15 vạch