11:39:05 pm Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Nhận xét nào sau đây không đúng? Sóng cơ và sóng điện từ đều
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC thỏa mãn hệ thức \(R = {Z_{\rm{L}}} = 2{Z_{\rm{C}}}.\) Biết điện áp cực đại giữa hai đầu tụ điện có giá trị là 200 V. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị là 200 V và đang giảm, thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là
Mắc một điện trở 14Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 8,4V. Cường độ dòng điện chạy trong mạch và suất điện động của nguồn điện lần lượt là
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng là 0,02 u. Phản ứng hạt nhân này 


Trả lời

Đề thi Học sinh giỏi lớp 10 thành phố Đà Nẵng

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đề thi Học sinh giỏi lớp 10 thành phố Đà Nẵng  (Đọc 7408 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ngayngay11
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 53
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« vào lúc: 09:44:38 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2012 »

Đây là đề HSG TP Đà Nẵng (có lẽ năm 2008), mọi người giải giúp em để em được học hỏi thêm.  

Xin cảm ơn mọi người!


Bài 1: Treo 2 quả cầu đồng chất bằng 2 dây treo nhẹ vào điểm cố định O. Quả cầu tâm [tex]O_{1}[/tex] có bán kính R, khối lượng riêng là D; quả cầu tâm [tex]O_{1}[/tex] có bán kính [tex]\frac{R}{2}[/tex], khối lượng riêng 2D. Biết chiều dài của 2 dây treo là bằng nhau và bằng R. Xác định góc hợp bởi mỗi dây treo với phương thẳng đứng khi hệ cân bằng.

Bài 2: Trong mặt phẳng thẳng đứng, một vòng xiếc gồm một máng cong nối với một máng tròn ở điểm tiếp xúc A của máng tròn với mặt phẳng ngang. Gọi O là tâm của máng tròn. Ở độ cao h (so với điểm A) trên máng cong, người ta thả một vật m trượt ko ma sát. Tính h để vật m chuyển dộng sau khi rời máng tròn thì qua O.

Bài 3: Một xe khối lượng M được thả xuống dốc nghiêng hợp với mặt đường ngang góc [tex]\alpha[/tex]. Hệ số ma sát là [tex]\mu[/tex]

a) Xác định gia tốc chuyển động của xe.
b) Trần xe treo 1 con lắc đơn gồm sợi dây khối lượng không đáng kể và hòn bi nhỏ khối lượng không đáng kể và hòn bi nhỏ khối lượng m. Xác định góc lệch [tex]\beta[/tex] giữa dây treo con lắc với phương thẳng đứng khi xe xuống dốc.

Áp dụng bằng số: [tex]\alpha =45^{0};\: \mu =0,1[/tex]. Lấy [tex]g=10\: m/s^{2}[/tex]

Bài 4: Hai vật có khối lượng [tex]m_{1}; \: m_{2}[/tex] chuyển động trên 2 mặt của nêm lập với mặt phẳng ngang các góc [tex]\alpha _{1}; \: \alpha _{2}[/tex]. Hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không dãn vắt qua một ròng rọc nhẹ. Biết hệ số ma sát giữa [tex]m_{1}; \: m_{2}[/tex] là [tex]\mu _{1}; \: \mu _{2}[/tex]. Hãy tính:

a) Gia tốc của các vật
b) Sức căng dây.
Biết nêm giữ cố định trên mặt ngang, gia tốc rơi tự do là g.

Bài 5: Một xe lăn có chiều dài AB= l, khối lượng M đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hỏi một người có khối lượng m đứng ở đầu A của xe phải nhảy với vận tốc (hướng và độ lớn) như thế nào để rơi xuống đầu B cua xe đúng lúc xe dừng lại?

Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt ngang là [tex]\mu[/tex]. Bỏ qua thời gian tương tác giữa người và xe so với thời gian người đó bay trên không. Hỏi xe dừng lại ở đâu khi chuyển động của xe cùng người kết thúc. Xem người như một chất điểm.
« Sửa lần cuối: 10:03:04 pm Ngày 21 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:05:16 pm Ngày 26 Tháng Tư, 2012 »

Bài 2: Trong mặt phẳng thẳng đứng, một vòng xiếc gồm một máng cong nối với một máng tròn ở điểm tiếp xúc A của máng tròn với mặt phẳng ngang. Gọi O là tâm của máng tròn. Ở độ cao h (so với điểm A) trên máng cong, người ta thả một vật m trượt ko ma sát. Tính h để vật m chuyển dộng sau khi rời máng tròn thì qua O.
thú thậy bài này phải có hình kèm theo, nhưng cũng đành hình dung nhé.
+ Đầu tiên em tìm vận tốc đến điểm tiếp xúc( điểm thấp nhất trên máng tròn) theo độ cao h bằng ĐLBTCN
[tex]mgh=1/2mv^2[/tex]
+ Đi qua O có nghĩa là đi hết vòng tròn? nếu hiểu như thế thì làm như sau.
+ Tìm ĐK vận tốc ở VT cao nhất trên vòng tròn mà vật vẫn còn có thể chuyển động được (Vẫn còn áp lực tác dụng lên vật)
* Ở VT cao nhất: [tex]N+P=mv1^2/R ==>mv1^2/R-P>=0 ==> v1^2>=PR/m=gR[/tex]
* ĐLBTCN(tại VT thấp và cao) [tex]1/2mv^2=mg(2R)+1/2mv1^2 ==> mgh=mg(2R)+1/2mv1^2 ==> h[/tex]


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:16:40 pm Ngày 26 Tháng Tư, 2012 »


Bài 3: Một xe khối lượng M được thả xuống dốc nghiêng hợp với mặt đường ngang góc [tex]\alpha[/tex]. Hệ số ma sát là [tex]\mu[/tex]

a) Xác định gia tốc chuyển động của xe.
b) Trần xe treo 1 con lắc đơn gồm sợi dây khối lượng không đáng kể và hòn bi nhỏ khối lượng không đáng kể và hòn bi nhỏ khối lượng m. Xác định góc lệch [tex]\beta[/tex] giữa dây treo con lắc với phương thẳng đứng khi xe xuống dốc.

Áp dụng bằng số: [tex]\alpha =45^{0};\: \mu =0,1[/tex]. Lấy [tex]g=10\: m/s^{2}[/tex]

a/Phương trình II niuton Psin(\alpha)-\mu.m.g.cos(\alpha)=m.a ==> a
b/ cái này phải vẽ hình và tính a ở câu (a) nhé.
Chọn hệ quy chiếu gắn vào xe
con lắc chịu tác dụng 3 lực Fqt+P+T=0 (vẽ hình nhé)
==> Dùng ĐL hàm cos và ĐL hàm sin trong tam giác của của HBH tạo bởi Fqt,P,T


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:25:09 pm Ngày 26 Tháng Tư, 2012 »

Bài 4: Hai vật có khối lượng [tex]m_{1}; \: m_{2}[/tex] chuyển động trên 2 mặt của nêm lập với mặt phẳng ngang các góc [tex]\alpha _{1}; \: \alpha _{2}[/tex]. Hai vật được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không dãn vắt qua một ròng rọc nhẹ. Biết hệ số ma sát giữa [tex]m_{1}; \: m_{2}[/tex] là [tex]\mu _{1}; \: \mu _{2}[/tex]. Hãy tính:

a) Gia tốc của các vật
b) Sức căng dây.
Biết nêm giữ cố định trên mặt ngang, gia tốc rơi tự do là g.

Mỗi vật chịu 4 lực P,N,T,Fms
so sánh [tex]psin(\alpha)[/tex] của 2 vật để định hướng chiều CĐ
Chọn chiều dương là chiều CĐ (thầy lấy giả sử vật 1 đi lên nhé, còn em phải tính cụ thể nhé)
Vât1: [tex]-P1sin(\alpha1) - \mu1.m1.g.cos(\alpha1)+T=m1.a[/tex]
Vât2: [tex]P2sin(\alpha1) - \mu2.m2.g.cos(\alpha2)-T=m2.a[/tex]
do dây không giản và RR có KL bằng 0 ==> T1=T2 và a bằng nhau
Khử T bạn tìm được a ==> thế vào PT tìm T


Logged
ngayngay11
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 53
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:39:21 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012 »

ồ em cảm ơn thầy nhiều lắm à thầy ơi giúp em bài 5 luôn đi


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:15:26 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012 »


Bài 5: Một xe lăn có chiều dài AB= l, khối lượng M đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hỏi một người có khối lượng m đứng ở đầu A của xe phải nhảy với vận tốc (hướng và độ lớn) như thế nào để rơi xuống đầu B cua xe đúng lúc xe dừng lại?

Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt ngang là [tex]\mu[/tex]. Bỏ qua thời gian tương tác giữa người và xe so với thời gian người đó bay trên không. Hỏi xe dừng lại ở đâu khi chuyển động của xe cùng người kết thúc. Xem người như một chất điểm.

Chọn hệ quy chiếu gắn vào mặt đất.
+ Chuyển động người : Chuyển động ném xiên với vận tốc v1
[tex]y=v1sin(\alpha)t-1/2gt^2[/tex]
[tex]x=v1cos(\alpha).t[/tex]
Thời gian người chuyển động và quãng đường người đi:
[tex]y=0 ==> t=\frac{2v1sin(\alpha)}{g} ,S1= L= v1^2.sin(2\alpha)}{g}[/tex]
+ Chuyển động xe: chuyển động với vận tốc ban đầu v2 và gia tốc a
Áp dụng ĐLBTĐL lúc bắt đầu nhảy [tex]==> m.v1cos(\alpha)=M.v2 ==> v2=\frac{mv1cos(\alpha)}{M}[/tex]
* Phương trinh II nituon [tex]-Fms=ma ==> a=-\mu.g[/tex]
* Quãng đường xe đi : [tex]-v2^2=-2aS2 ==> S2=\frac{m^2.v1^2.cos(\alpha)^2}{M^2.2.\mu.g}[/tex]
[tex]l=S1+S2 ==> l = \frac{v1^2sin(2.\alpha)}{g}+\frac{m^2}{M^2}\frac{v1^2cos(\alpha)^2}{2\mu.g}[/tex]
« Sửa lần cuối: 11:17:02 pm Ngày 27 Tháng Tư, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
ngayngay11
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 53
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 18


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 09:53:38 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012 »

thầy tốt quá em cảm ơn thầy rất nhiều =d> =d> =d>


Logged
Alexman113
Lão làng
*****

Nhận xét: +26/-9
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 229
-Được cảm ơn: 270

Offline Offline

Bài viết: 551


KK09XI


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 10:01:54 pm Ngày 28 Tháng Tư, 2012 »

Bạn nên nhấn nút " Cảm ơn " khi nhận được câu trả lời nhé ngayngay11


Logged

KK09XI ~ Nothing fails like succcess ~
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.