07:13:32 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một anten parabol, đặt tại một điểm A trên mặt đất, phát ra một sóng truyền theo phương làm với mặt phẳng ngang góc 45∘ hướng lên một vệ tinh địa tĩnh V. Coi trái đất là hình cầu, bán kính R=6380km. Vệ tinh địa tĩnh ở độ cao 35800km so với mặt đất. Sóng này truyền từ A đến V mất thời gian:
Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với tốc độ 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc
Khi đặt điện áp u=2202cos100πt-π6 V vào hai đầu một hộp X chứa 2 trong 3 linh kiện điện là R0, L0, C0 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch có biểu thức i=22cos100πt+π6 A. Nếu mắc hộp X nối tiếp với cuộn cảm thuần có L=3πH rồi mắc vào điện áp trên thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là
Trong con lắc lò xo nếu ta tăng khối lượng vật nặng lên 4 lần và độ cứng tăng 2 lần thì tần số dao động của vật:   
Sóng âm truyền nhanh nhất trong môi trường nào sau đây?


Trả lời

Thầy cô và các bạn giúp em mấy câu trắc nghiệm lý ạ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thầy cô và các bạn giúp em mấy câu trắc nghiệm lý ạ  (Đọc 3270 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
kuramaoct
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 61
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 47


Email
« vào lúc: 11:51:51 pm Ngày 28 Tháng Ba, 2012 »

Câu 1 : Trong thí nghiệm Iang về giao thoa ánh sáng  nếu tăng cường độ sáng của 2 khe nhưng không đều thì :
A. Vạch sáng tối hơn , vạch tối tối hơn
B. Vạch sáng tối hơn , vạch tối sáng hơn
C. Vạch sáng sáng hơn , vạch tối sáng hơn
D. Không xảy ra hiện tượng giao thoa
( câu này giải thích kỹ giùm em với ạ  [-O<)
-----------------------------------
Câu 2: Cho đoạn mạch AB gồm AM chứa R và L( thuần cảm)  với 2R = Z L  ,đoạn MB chứa tụ C thay đổi được . Đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 hdt xoay chiều có w không đổi . thay đổi C = C0 đến khi P max , khi đó mắc thêm tụ C1 vào mạch MB công suất mạch giảm một nửa , tiếp tục mắc C2 vào mạch MB để P tăng gấp đôi . Tụ C2 có thể nhận giá trị nào sau đây ?
A.C0/3 và 3C0               B.C0/2 và 3C0
C.C0/2 và 2C0               D.C0/3 và 2 C0 
( câu này mình ra là B nhưng đáp án nó là D  Huh)
------------------------------------
Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng K = 100N/m, dao động điều hòa theo phương ngang, cứ sau 0.2 s thì vật nặng lại cách vị trí cân bằng 1 khoảng như cũ , lấy pi ^2 =10 , biết số dao động toàn phần hệ thực hiện trong 1s nhỏ hơn 8. Khối lượng vật nặng con lắc là
A. 1.6 Kg                 B.0.1 Kg
C. 0.4 Kg                 D.Tất cả đều đúng
----------------------------------------------
Câu 4: Cho đoạn mạch AB gồm AN chứa RL , L thay đổi và đoạn NB chứa tụ C . điều chỉnh L để uAN vuông pha với uAB, tiếp tục tăng giá trị L thì trong mạch sẽ có :
A. I tăng                 B. I tăng sau đó giảm
C.I giảm                  D. I không đổi vì U ổn định
------------------------------


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:14:30 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 »

Câu 1 : Trong thí nghiệm Iang về giao thoa ánh sáng  nếu tăng cường độ sáng của 2 khe nhưng không đều thì :
A. Vạch sáng tối hơn , vạch tối tối hơn
B. Vạch sáng tối hơn , vạch tối sáng hơn
C. Vạch sáng sáng hơn , vạch tối sáng hơn
D. Không xảy ra hiện tượng giao thoa
( câu này giải thích kỹ giùm em với ạ  [-O<)
Độ sáng vạch sáng tối tỷ lệ biên độ cực đại và cực tiểu.
- 2 cường độ sáng khác nhau ==> 2 nguồn có biên độ khác nhau ==> biên độ cực tiểu đó không bằng không nên sáng hơn lúc đầu. còn cực đại lúc này tăng cường thêm cường độ sáng tương đương 1 sóng có biên độ tăng nên biên độ tổng hợp cũng tăng nên sáng hơn nữa.
« Sửa lần cuối: 12:16:39 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
ODD
HS cuối cấp
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 118
-Được cảm ơn: 33

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 166


kid_1412yeah@yahoo.com.vn
WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:26:50 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 »

Câu 2 bạn thử đọc: http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/phuong-phap-day-hoc/2326-cuc-tri-trong-bai-toan-dien-xoay-chieu
Câu 3. Cứ sau 0.2s thì vật ở VTCB 1 khoảng như cũ => [tex]\frac{T}{4}= 0.2s[/tex]
« Sửa lần cuối: 12:30:11 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 gửi bởi kid_1412yeah »

Logged

To live is to fight
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:36:17 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 »

Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng K = 100N/m, dao động điều hòa theo phương ngang, cứ sau 0.2 s thì vật nặng lại cách vị trí cân bằng 1 khoảng như cũ , lấy pi ^2 =10 , biết số dao động toàn phần hệ thực hiện trong 1s nhỏ hơn 8. Khối lượng vật nặng con lắc là
A. 1.6 Kg                 B.0.1 Kg
C. 0.4 Kg                 D.Tất cả đều đúng
cứ sau 0.2 s thì vật nặng lại cách vị trí cân bằng 1 khoảng như cũ. suy ra
TH1: T=2.0,2=0,4s ->m=T^2.k/4pi^2=0,4kg
TH2: T=4.0,2=0,8s ->m=T^2.k/4pi^2=1,6kg
TH3: T=0,2s ->m=T^2.k/4pi^2=0,1kg
ĐA: D


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
ODD
HS cuối cấp
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 118
-Được cảm ơn: 33

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 166


kid_1412yeah@yahoo.com.vn
WWW Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:48:18 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 »

Câu 4. tính góc giữa uAB và uAN trên giản đồ Fresnel là ra luôn


Logged

To live is to fight
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:48:53 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 »

Câu 4: Cho đoạn mạch AB gồm AN chứa RL , L thay đổi và đoạn NB chứa tụ C . điều chỉnh L để uAN vuông pha với uAB, tiếp tục tăng giá trị L thì trong mạch sẽ có :
A. I tăng                 B. I tăng sau đó giảm
C.I giảm                  D. I không đổi vì U ổn định
vẽ dãn đồ vecto ta sẽ tìm được:
Zc=[R^2+Zl^2]/Zl
vậy khi L tăng -> Zl tăng -> Zc tăng -> Z tăng -> I giảm


Logged

Tất cả vì học sinh thân yêu
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 12:49:41 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 »

Câu 2: Cho đoạn mạch AB gồm AM chứa R và L( thuần cảm)  với 2R = Z L  ,đoạn MB chứa tụ C thay đổi được . Đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 hdt xoay chiều có w không đổi . thay đổi C = C0 đến khi P max , khi đó mắc thêm tụ C1 vào mạch MB công suất mạch giảm một nửa , tiếp tục mắc C2 vào mạch MB để P tăng gấp đôi . Tụ C2 có thể nhận giá trị nào sau đây ?
A.C0/3 và 3C0               B.C0/2 và 3C0
C.C0/2 và 2C0               D.C0/3 và 2 C0 
( câu này mình ra là B nhưng đáp án nó là D  Huh)
TH1
[tex]C=C0 ==> P=Pmax ==> ZC0=ZL=2R.[/tex]
[tex]C=(C1ntC0) ==>C giảm ==> ZC tăng [/tex]
[tex]==> P=P/2 == cos(\varphi)^2=1/2 [/tex]
[tex]==> Zcb-ZL=R ==> Zcb=3R[/tex]
[tex]C=(C2//(C1ntC0)) ==> ZC giảm ==> P=Pmax[/tex]
[tex] ==> Zcb'=ZL=2R[/tex]
[tex]==> 1/Zcb+1/Z_{C2}=1/Zcb' => 1/3R+1/Z_{C2}=1/2R[/tex]
[tex] ==> Z_{C2}=6R=3ZC0 ==> C2=C0/3.[/tex]
TH2
[tex]C=C0 ==> P=Pmax ==> ZC0=ZL=2R.[/tex]
[tex]C=(C1//C0) ==>C tăng ==> ZC giảm [/tex]
[tex]==> P=P/2 == cos(\varphi)^2=1/2 [/tex]
[tex]==> Z_{L}-Zcb=R ==> Zcb=R[/tex]
[tex]C=(C1//C0)nt C2 ==> C giàm ==> ZC tăng ==>Zcb'=ZL=2R[/tex]
[tex]==> Zcb+ZC2=Zcb' ==> ZC2=2R-R=ZC0/2 ==> C2=2C0[/tex]
« Sửa lần cuối: 12:52:38 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
lam9201
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 59
-Được cảm ơn: 19

Offline Offline

Bài viết: 33


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 05:14:14 am Ngày 29 Tháng Ba, 2012 »

Câu 4: Cho đoạn mạch AB gồm AN chứa RL , L thay đổi và đoạn NB chứa tụ C . điều chỉnh L để uAN vuông pha với uAB, tiếp tục tăng giá trị L thì trong mạch sẽ có :
A. I tăng                 B. I tăng sau đó giảm
C.I giảm                  D. I không đổi vì U ổn định
vẽ dãn đồ vecto ta sẽ tìm được:
Zc=[R^2+Zl^2]/Zl
vậy khi L tăng -> Zl tăng -> Zc tăng -> Z tăng -> I giảm
ZC không phụ thuộc vào L nên ZC không đổi.
Theo giãn đô vectơ ta có ZC > ZL nên khi L tăng thì I tăng tới khi ZL = ZC thì Imax sau đó giãm xuống.


Logged
kuramaoct
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 61
-Được cảm ơn: 2

Offline Offline

Bài viết: 47


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 03:49:48 pm Ngày 29 Tháng Ba, 2012 »

cảm ơn thầy và các bạn nhưng câu 4 hình như thầy nhầm , như bạn kia mới đúng ạ 


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.