12:46:20 am Ngày 25 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ dao động x vào thời gian t. Biên độ dao động của vật là
Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có
Hiệu khoảng cách từ 2 khe sáng trong thí nghiệm I-âng đến vị trí vân tối có thể bằng
Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Góc quay φ của vật rắn biến thiên theo thời gian t theo phương trình : $$\varphi = \pi + t + t^2 $$. Một điểm trên vật rắn và cách trục quay khoảng r = 10 cm thì có gia tốc dài (gia tốc toàn phần) có độ lớn bằng bao nhiêu vào thời điểm t = 1 s
Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lý của âm?


Trả lời

Ánh sáng, điện, cơ cần sự giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ánh sáng, điện, cơ cần sự giúp đỡ  (Đọc 8166 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Cuồng Phong
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 265
-Được cảm ơn: 31

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 200


Email
« vào lúc: 02:31:17 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xày ra hiện tượng quang điện với điên thế cực đại của quả cầu là V1 và động năng ban đầu cực đại của e quang điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f2 = f1 + f vào quả cầu kim loại đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V1. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu kim loại trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là
A. 2V1          B. 2,5V1          C. 4V1          D. 3V1

Bài 2: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu và môi trường không hấp thụ âm. Tại một vị trí sóng có biên độ 0,12mm với cường độ âm tại điểm đó bằng 1,80Wm-2. Tại vị trí sóng có biên độ bằng 0,36mm thì sẽ có cường độ âm bằng
A. 0,60Wm-2          B. 2,70Wm-2          C. 5,40Wm-2          D. 16,2Wm-2

Bài 3: Một mạch điện mắc nối tiếp gồm điện trở R1, tụ điện C1 và cuộn dây thuần cảm L1 có cùng tần số góc cộng hưởng [tex]\omega[/tex] với mạch điện mắc nối tiếp khác gồm điện trở R2, tụ điện C2 và cuộn dây thuần cảm L2. Nếu mắc nối tiếp 2 mạch này với nhau thì tần số góc [tex]\omega _{0}[/tex] khi xảy ra cộng hưởng của mạch mới là
A. [tex]\omega _{0} = \omega[/tex]          B. [tex]\omega _{0} = 2\omega[/tex]          C. [tex]\omega _{0} = 0,5\omega[/tex]          D. [tex]\omega _{0} = 1,5\omega[/tex]

Bài 4: Trong dao động điều hòa của một vật thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng là 0,66s. Giả sử tại một thời điểm vật đi qua một vị trí có thế năng Wt, động năng Wđ và sau đó thời gian [tex]\Delta t[/tex] vật đi qua vị trí có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm gấp 3 lần. Giá trị nhỏ nhất của [tex]\Delta t[/tex] bằng
A. 0,88s          B. 0,22s          C. 0,44s          D. 0,11s


Logged


arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:46:13 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »

Bài 3: Một mạch điện mắc nối tiếp gồm điện trở R1, tụ điện C1 và cuộn dây thuần cảm L1 có cùng tần số góc cộng hưởng [tex]\omega[/tex] với mạch điện mắc nối tiếp khác gồm điện trở R2, tụ điện C2 và cuộn dây thuần cảm L2. Nếu mắc nối tiếp 2 mạch này với nhau thì tần số góc [tex]\omega _{0}[/tex] khi xảy ra cộng hưởng của mạch mới là
A. [tex]\omega _{0} = \omega[/tex]          B. [tex]\omega _{0} = 2\omega[/tex]          C. [tex]\omega _{0} = 0,5\omega[/tex]          D. [tex]\omega _{0} = 1,5\omega[/tex]
[tex]\frac{1}{C_{1}}=\omega ^{2}L_{1}[/tex]
[tex]\frac{1}{C_{2}}=\omega ^{2}L_{2}[/tex]
[tex]\Rightarrow \frac{1}{C_{1}}+\frac{1}{C_{2}}=\omega^{2} \left(L_{1}+L_{2} \right)\Rightarrow \frac{1}{C}=\omega^{2} L\Rightarrow w_{0}=\omega[/tex]



Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:52:56 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »

Bài 1: Chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xày ra hiện tượng quang điện với điên thế cực đại của quả cầu là V1 và động năng ban đầu cực đại của e quang điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f2 = f1 + f vào quả cầu kim loại đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V1. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu kim loại trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là
A. 2V1          B. 2,5V1          C. 4V1          D. 3V1


Bài này đã có trên 4rum nhưng tìm mãi không thấy hic
Khi chiếu bức bức xạ 1: hf1 = A + W1 = 3A/2
 eV1 = W1 = A/2 = hf1/3   (1)

Khi chiếu bức xạ f2 = f1 + f: e5V1 = W2 = h(f1 + f) - A = h(f1/3 + f)  (2)
Lấy (2) - (1): ==> hf = 4eV1

Khi chiếu bức xạ f: eV = W3 = hf - A = hf - 2hf1/3 = 4eV1 - 2eV1 = 2eV1 ==> v = 2V1


Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 04:58:18 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »


Bài 4: Trong dao động điều hòa của một vật thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng là 0,66s. Giả sử tại một thời điểm vật đi qua một vị trí có thế năng Wt, động năng Wđ và sau đó thời gian [tex]\Delta t[/tex] vật đi qua vị trí có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm gấp 3 lần. Giá trị nhỏ nhất của [tex]\Delta t[/tex] bằng
A. 0,88s          B. 0,22s          C. 0,44s          D. 0,11s

- Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng = T/4 = 0,66
- Ta có Wt' + Wd' = Wt/3 + 3Wd  =  Wt + Wd (do cơ năng bảo toàn) ==> Wd = Wt/3 ==> [tex]x = + - \frac{A\sqrt{3}}{2}[/tex]
- Từ Wt = Wt'/3 ==> [tex]x' = +- \frac{A}{2}[/tex]
Vẽ đường tròn lượng giác ra bạn sẽ tìm được khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ x đến x' là 0,22s


Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 05:01:12 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »


Bài 2: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu và môi trường không hấp thụ âm. Tại một vị trí sóng có biên độ 0,12mm với cường độ âm tại điểm đó bằng 1,80Wm-2. Tại vị trí sóng có biên độ bằng 0,36mm thì sẽ có cường độ âm bằng
A. 0,60Wm-2          B. 2,70Wm-2          C. 5,40Wm-2          D. 16,2Wm-2

Bài này theo mình nghĩ thì:
-năng lượng sóng tỉ lệ thuận với cường độ âm
-năng lượng sóng tỉ lệ thuận bình phương biên độ
=>cường độ âm tỉ lệ thuận bình phương biên độ ==> [tex]\frac{I1}{I2} = \frac{A1^{2}}{A2^{2}}[/tex]
Ko bít có đúng ko Cheesy


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.