12:50:17 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Để kiểm nghiệm lại định luật Ôm với các thiết bị và dụng cụ sau: -     01 điện trở thử RT; -     01 điện trở có giá trị lớn R1 -     01 điện trở có giá trị nhỏ R2; -     02 điện kế giống nhau G1 và G2 -     01 nguồn điện ξ  có thể cung cấp các hiệu điện thế khác nhau Mạch điện mắc đúng trong những mạch điện ở hình dưới là
Một công suất điện 240 kW được truyền đi bằng dây dẫn có điện trở \(5,0\Omega .\) Biết điện áp ở đầu đường dây truyền đi là 6,0 kV. Hao phí năng lượng điện trên đường dây là
Tia sáng đi từ không khí vào chất lỏng trong suốt với góc tới i = 45o thì góc khúc xạ r = 30o. Góc tới giới hạn giữa hai môi trường này là
Một máy đang phát sóng điện từ ở Hà Nội có phương truyền thẳng đứng hướng lên. Vào một thời điểm, tại điểm M trên phương truyền, véc-tơ cường độ điện trường đang có độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó véc-tơ cảm ứng từ có
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 3 cm . Trong quá trình dao động, chiều dài lớn nhất của lò xo là 25 cm . Chiều dài ngắn nhất của lò xo trong quá trình dao động là


Trả lời

Tổng Hợp Các Bài Tập Hay

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tổng Hợp Các Bài Tập Hay  (Đọc 5247 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
loren
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« vào lúc: 11:35:57 pm Ngày 15 Tháng Ba, 2012 »

Hôm nay em lập một topic này em mong mọi người có thể giúp em môn Vật Lý, có những câu mà em không làm được, và có những bài hay em muốn chia sẻ lên cho mọi người , em xin chân thành cảm ơn. Nếu có gì sai rót em mong BQT và các bạn và admin nhắc nhở cho em biết mình sai cái gì, để em còn sửa chữa, "Em xin chân thành cảm ơn"
+
+
+
Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, nguồn S phát ra ánh sáng có bước sóng 0,6 \mu m. Khoảng cách từ S đến hai khe là d = 80 cm, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,6 mm. Để cường độ ánh sáng tại tâm thường giao thoa chuyển từ cực đại sang cực tiểu, người ta cho S tịnh tiến xuống dưới theo phương song song với hai khe một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu ?.
A.   -------0,4 mm   -------   B. 0,8 mm      -------C. 0,6 mm      -------D. 0,2 mm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, ta có: Khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2 m. Nguồn S đặt cách mặt phẳng chứa hai khe là d = 0,5 m và cách đều hai khe. Dịch chuyển nguồn S song song với S1S2 về phía S1 đến S’ với SS’ = 1 mm. Biết chiết suất của bản mỏng song song là n = 1,5. Muốn hệ vân trên màn không dịch chuyển ta phải đặt một bản mỏng có bề dày bằng bao nhiêu ?.
A.   2 [tex]\mu [/tex]  m   -------   B. 4[tex]\mu [/tex]  m   -------   C. 6 [tex]\mu [/tex] m      -------D. 8 [tex]\mu [/tex]  m
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 3: Một nguồn sáng S là một khe hẹp phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda [/tex]  = 0,5 [tex]\mu [/tex] m, chiếu ánh sáng hai khe hẹp S1 và S2. Mặt phẳng chứa hai khe cách S một đoạn d = 0,5 m. Khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5 mm. Màn quan sát đặt cách mặt phẳng chứa hai khe một đoạn D = 1 m. Trên màn ảnh thu được hệ vân giao thoa. Bề rộng khe S để không nhìn thấy hệ vân sáng tối xen kẽ nữa bằng bao nhiêu ?.
A.   0,25 mm   -------   B. 0,5 mm   -------   C. 0,75 mm   -------   D. 0,35 mm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, khoảng cách hai khe là a, khoảng cách từ hai khe đến màn là       D = 1,2 m. Đặt giữa màn và hai khe một thấu kính hội tụ người ta thấy có hai vị trí của thấu kính cách nhau 80 cm cho ảnh rõ nét của hai khe trên màn. Ở vị trí ảnh lớn hơn, khoảng cách ảnh hai khe trên màn là 4 mm. Bỏ thấu kính ra, chiếu sáng hai khe bằng một ánh sáng đơn sắc, ta thấy khoảng vân i = 0,72 mm. Bước sóng của ánh sáng bằng bao nhiêu ?.
A.   0,24 [tex]\mu [/tex]  m      B. 0,48 [tex]\mu [/tex]  m      C. 0,72 [tex]\mu [/tex]  m      D. 0,32 [tex]\mu [/tex]  m
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Em xin chân thành cảm ơn  (mọi người giúp em mấy bài này nha)
« Sửa lần cuối: 12:32:45 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged


Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:02:56 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »

Hôm nay em lập một topic này em mong mọi người có thể giúp em môn Vật Lý, có những câu mà em không làm được, và có những bài hay em muốn chia sẻ lên cho mọi người , em xin chân thành cảm ơn. Nếu có gì sai rót em mong BQT và các bạn và admin nhắc nhở cho em biết mình sai cái gì, để em còn sửa chữa, "Em xin chân thành cảm ơn"
+
+
+
Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, nguồn S phát ra ánh sáng có bước sóng 0,6 \mu m. Khoảng cách từ S đến hai khe là d = 80 cm, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,6 mm. Để cường độ ánh sáng tại tâm thường giao thoa chuyển từ cực đại sang cực tiểu, người ta cho S tịnh tiến xuống dưới theo phương song song với hai khe một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu ?.
A.   -------0,4 mm   -------   B. 0,8 mm      -------C. 0,6 mm      -------D. 0,2 mm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Em xin chân thành cảm ơn  (mọi người giúp em mấy bài này nha)
Khách sáo hey he he
+ Để vân trung tâm biến thành cực tiểu thì hệ vân phải dịch một đoạn i/2
+ Khi dịch nguồn // với hai khe ==> hệ vân dịch chuyển một đoạn [tex]x = -\frac{D.y}{d}[/tex]
 Trong đó D là k/c từ hai khe đến màn; y là khoảng cách từ nguồn S đến trung trực của S1S2 (tức là độ dịch chuyển cần tìm của bài); d khoảng cách từ S đến S1S2; dấu trừ cho thấy hệ vân dịch chuyển ngược chiều với S (khi tính thì lấy độ lớn mà phang)

==> i/2 = [tex] \frac{D.y}{d}[/tex] ==> y
« Sửa lần cuối: 12:33:15 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:19:27 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, ta có: Khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2 m. Nguồn S đặt cách mặt phẳng chứa hai khe là d = 0,5 m và cách đều hai khe. Dịch chuyển nguồn S song song với S1S2 về phía S1 đến S’ với SS’ = 1 mm. Biết chiết suất của bản mỏng song song là n = 1,5. Muốn hệ vân trên màn không dịch chuyển ta phải đặt một bản mỏng có bề dày bằng bao nhiêu ?.
A.   2 [tex]\mu [/tex]  m   -------   B. 4[tex]\mu [/tex]  m   -------   C. 6 [tex]\mu [/tex] m      -------D. 8 [tex]\mu [/tex]  m
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Dịch nguồn // với S1S2 thì độ dịch chuyển của hệ vân tính như câu 1
Đặt bản mỏng thì độ dịch chuyển: x' = [tex]\frac{D.e(n-1)}{a}[/tex] với e là bề day của bản mỏng. Khi đặt bản mỏng trên S1 thì hệ vân dịch chuyển lên trên ==> để hệ vân ko dịch chuyển thì dịch S xuống dưới 1 đoạn lxl = x' (với x tính ở bài 1) ==> e
« Sửa lần cuối: 12:33:43 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:21:40 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 3: Một nguồn sáng S là một khe hẹp phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng [tex]\lambda [/tex]  = 0,5 [tex]\mu [/tex] m, chiếu ánh sáng hai khe hẹp S1 và S2. Mặt phẳng chứa hai khe cách S một đoạn d = 0,5 m. Khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5 mm. Màn quan sát đặt cách mặt phẳng chứa hai khe một đoạn D = 1 m. Trên màn ảnh thu được hệ vân giao thoa. Bề rộng khe S để không nhìn thấy hệ vân sáng tối xen kẽ nữa bằng bao nhiêu ?.
A.   0,25 mm   -------   B. 0,5 mm   -------   C. 0,75 mm   -------   D. 0,35 mm
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Có thể đơn giản bài toán bằng cách xem khe rộng như vô số khe hẹp ghép lại. Xét hệ vân tạo bởi 2 khe ở 2 biên. Nếu vân sáng của hệ này trùng lên vân tối của hệ kia thì không thể thấy giao thoa.
« Sửa lần cuối: 12:36:21 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged
loren
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 12:22:47 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »

Cảm ơn bạn, bạn có thể đưa ra đáp án không bạn
« Sửa lần cuối: 12:34:14 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 12:36:39 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 »

Cảm ơn bạn, bạn có thể đưa ra đáp án không bạn
Bạn thay số vào tìm hộ với đi. Mình nhác quá. Còn bài 4 để đưa hướng giải quyết cho bạn lun:

Ta có: [tex]\frac{1}{d} + \frac{1}{d'} = \frac{1}{f}[/tex] (1)
          d + d' = D (2)
Từ (1) và (2) ==> [tex]d^{2} -Dd + Df = 0[/tex]  (3)
Ta có [tex](d2 - d1)^{2} = (d1 + d2)^{2} - 4d1d2 = 80^2cm[/tex]. Dùng định lí viet cho phương trình (3) thay vào tìm được f và d2 (d2 > d1)
Số phóng đại: [tex]k = -\frac{d2'}{d2} = \frac{f}{d2 -f} = - \frac{4}{a}[/tex] ==> a
Có a rồi tính lamda thôi Cheesy



« Sửa lần cuối: 12:42:02 am Ngày 16 Tháng Ba, 2012 gửi bởi gacongnghiep@ »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.