02:51:50 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khi nghiên cứu về mô hình truyền tải điện năng đi xa trong phòng thực hành, một học sinh đo đạc được điện áp khi truyền đi là 110 V, điện áp nơi tiêu thụ là 20 V với hệ số công suất của mạch tiêu thụ được xác định là 0,8. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải của mô hình này bằng
Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây ?
Tại thời điểm đầu tiên t = 0 đầu O của sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với tần số 2 Hz với biên độ A=65 cm. Gọi P, Q là hai điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng cách O lần lượt là 6 cm và 9 cm. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 24 cm/s và coi biên độ sóng không đối khi truyền đi. Tại thời điểm O, P, Q thẳng hàng lần thứ 2 thì vận tốc dao động của điểm P và điểm Q lần lượt là vP và vQ. Chọn phương án đúng
Một con lắc đơn có chiều dài ℓ (m) dao động điều hòa với biên độ góc α0 (rad) tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi con lắc đi qua vị trí thấp nhất thì có tốc độ là
Đặt điện áp u=U0cos100πt (t: giây) vào hai đầu một tụ điện có điện dung C=2.10−43πF . Dung kháng của tụ điện là


Trả lời

BT trong đề thi thử

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: BT trong đề thi thử  (Đọc 2828 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Journey
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Bài viết: 47


Email
« vào lúc: 06:53:40 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012 »

Câu 1. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa hai khe sáng là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Bước sóng được dùng là [tex]\lambda = 0,589\mu m[/tex]. Biết chiết suất của không khí là 1,000293 và chiết suất của chân không là 1. Nếu đặt sau khe sáng [tex]S_1[/tex] một ống thủy tinh có chiều dài là 2 cm, hai đầu ống có thành rất mỏng , bên trong là chân không thì hệ vân giao thoa trên màn dịch chuyển theo phương song song với hai khe một khoảng là

A.   17,58mm   
B.   5,86mm   
C.   23,44mm   
D.   11,72mm

Câu 2. Cho dòng điện 3 pha chạy vào 3 cuộn dây giống hệt nhau đặt trên vòng tròn của một stato của động cơ điện xoay chiều 3 pha sao cho trục của 3 cuộn dây đồng quy tại O của vòng tròn và hợp với nhau những góc [tex]120^0[/tex] . Khi đó từ trường tổng hợp do 3 cuộn dây tạo ra ở O là từ trường quay. Tại thời điểm từ trường của cuộn thứ nhất đạt cực đại [tex] B_0[/tex] và hướng ra ngoài thì từ trường quay tổng hợp có giá trị

A. [tex]B_0[/tex]
B. [tex]2B_0[/tex]
C. [tex]\frac{B_0}{2}[/tex]
D. [tex]\frac{3B_0}{2}[/tex]

Câu 3. Một con lắc đơn gồm một quả cầu khối lượng [tex]m =100g[/tex] và mang điện tích [tex]q=10^{-7}C[/tex], được treo bằng sợi dây không dãn , không dẫn điện , có chiều dài [tex]l=0,4 m[/tex] đặt trong điện trường đều có [tex]E=2.10^{-6} V/m[/tex] ( Điện trường song song với phương nằm ngang). Ban đầu quả cầu [tex]m[/tex] được giữ cách điện để sợi dây treo có phương thẳng đứng vuông góc với [tex]\overrightarrow{E}[/tex], sau đó buông nhẹ với vận tốc ban đầu  [tex]v_0 =0[/tex]. Sau khi buông tay quả cầu dao động điều hòa . Hãy tính tần số góc và biên độ dao động của quả cầu:

A. 5rad/s và 8cm
B. 8 rad/s và 4 cm   
C. 2,5Rad/s và 4 cm   
D. 2,5rad /s và 8cm
[/size]
« Sửa lần cuối: 06:56:45 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012 gửi bởi Journey »

Logged


Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:12:44 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012 »


Câu 2. Cho dòng điện 3 pha chạy vào 3 cuộn dây giống hệt nhau đặt trên vòng tròn của một stato của động cơ điện xoay chiều 3 pha sao cho trục của 3 cuộn dây đồng quy tại O của vòng tròn và hợp với nhau những góc [tex]120^0[/tex] . Khi đó từ trường tổng hợp do 3 cuộn dây tạo ra ở O là từ trường quay. Tại thời điểm từ trường của cuộn thứ nhất đạt cực đại [tex] B_0[/tex] và hướng ra ngoài thì từ trường quay tổng hợp có giá trị

A. [tex]B_0[/tex]
B. [tex]2B_0[/tex]
C. [tex]\frac{B_0}{2}[/tex]
D. [tex]\frac{3B_0}{2}[/tex]



Từ trường tổng hợp có độ lớn không đổi 1,5Bo và quay đều với tốc độ góc [tex]\omega[/tex] ==> D (thời điểm nào mà chả là 1,5Bo  =)))


Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 07:24:35 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012 »


Câu 3. Một con lắc đơn gồm một quả cầu khối lượng [tex]m =100g[/tex] và mang điện tích [tex]q=10^{-7}C[/tex], được treo bằng sợi dây không dãn , không dẫn điện , có chiều dài [tex]l=0,4 m[/tex] đặt trong điện trường đều có [tex]E=2.10^{-6} V/m[/tex] ( Điện trường song song với phương nằm ngang). Ban đầu quả cầu [tex]m[/tex] được giữ cách điện để sợi dây treo có phương thẳng đứng vuông góc với [tex]\overrightarrow{E}[/tex], sau đó buông nhẹ với vận tốc ban đầu  [tex]v_0 =0[/tex]. Sau khi buông tay quả cầu dao động điều hòa . Hãy tính tần số góc và biên độ dao động của quả cầu:

A. 5rad/s và 8cm
B. 8 rad/s và 4 cm   
C. 2,5Rad/s và 4 cm   
D. 2,5rad /s và 8cm
[/font][/size]

Không biết bạn có đánh nhầm không nữa  :.)) cường độ điện trường [tex]E=2.10^{-6} V/m[/tex]  sao nhỏ quá vậy?
Nếu [tex]E=2.10^{6} V/m[/tex]
Tại vị trí cân bằng của con lắc Pbk = P + Fd (có dấu véc tơ)
==> [tex]tan\alpha = \frac{Fd}{P} = \frac{qE}{mg} = 0,2[/tex] ==> [tex]\alpha = 0,19739555... \approx 0,2(rad)[/tex]
Biên độ So = [tex]\alpha[/tex].l = 8cm
[tex]\omega = \sqrt{\frac{\sqrt{g^{2} + (\frac{qE}{m})^{2} }}{l}} \approx 5(rad/s)[/tex]





Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 07:37:37 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012 »

Câu 1. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng , khoảng cách giữa hai khe sáng là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Bước sóng được dùng là [tex]\lambda = 0,589\mu m[/tex]. Biết chiết suất của không khí là 1,000293 và chiết suất của chân không là 1. Nếu đặt sau khe sáng [tex]S_1[/tex] một ống thủy tinh có chiều dài là 2 cm, hai đầu ống có thành rất mỏng , bên trong là chân không thì hệ vân giao thoa trên màn dịch chuyển theo phương song song với hai khe một khoảng là

A.   17,58mm   
B.   5,86mm   
C.   23,44mm   
D.   11,72mm


Áp dụng công thức dịch chuyển của hệ vân khi đặt bản mỏng: [tex]x_{o} = \frac{D.e.(n-1)}{a} [/tex]
 Trong đó n là chiết suất tỉ đối của bản mỏng đối với môi trường tiến hành thí nghiệm. Ở bài này n = n(chân không)/n(không khí)
Ta tính được: xo == -11.71656705(mm) (dấu trừ chỉ chiều dịch chuyển của hệ vân thôi) ==> D Cheesy


Logged
Journey
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Bài viết: 47


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 07:38:49 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012 »


Câu 3. Một con lắc đơn gồm một quả cầu khối lượng [tex]m =100g[/tex] và mang điện tích [tex]q=10^{-7}C[/tex], được treo bằng sợi dây không dãn , không dẫn điện , có chiều dài [tex]l=0,4 m[/tex] đặt trong điện trường đều có [tex]E=2.10^{-6} V/m[/tex] ( Điện trường song song với phương nằm ngang). Ban đầu quả cầu [tex]m[/tex] được giữ cách điện để sợi dây treo có phương thẳng đứng vuông góc với [tex]\overrightarrow{E}[/tex], sau đó buông nhẹ với vận tốc ban đầu  [tex]v_0 =0[/tex]. Sau khi buông tay quả cầu dao động điều hòa . Hãy tính tần số góc và biên độ dao động của quả cầu:

A. 5rad/s và 8cm
B. 8 rad/s và 4 cm   
C. 2,5Rad/s và 4 cm   
D. 2,5rad /s và 8cm
[/font][/size]

Không biết bạn có đánh nhầm không nữa  :.)) cường độ điện trường [tex]E=2.10^{-6} V/m[/tex]  sao nhỏ quá vậy?
Nếu [tex]E=2.10^{6} V/m[/tex]
Tại vị trí cân bằng của con lắc Pbk = P + Fd (có dấu véc tơ)
==> [tex]tan\alpha = \frac{Fd}{P} = \frac{qE}{mg} = 0,2[/tex] ==> [tex]\alpha = 0,19739555... \approx 0,2(rad)[/tex]
Biên độ So = [tex]\alpha[/tex].l = 8cm
[tex]\omega = \sqrt{\frac{\sqrt{g^{2} + (\frac{qE}{m})^{2} }}{l}} \approx 5(rad/s)[/tex]


Ủa, đáp án của đề lại là C cơ, phiền gàcôngnghiệp xem lại giùm  :x


Logged
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 07:58:05 pm Ngày 14 Tháng Ba, 2012 »


Ủa, đáp án của đề lại là C cơ, phiền gàcôngnghiệp xem lại giùm  :x

Bạn thử kiểm tra lại đề hoặc đáp án xem. Vì khi chưa có điện trường thì tần số góc đã là [tex]\omega =\sqrt{\frac{g}{l}} = 5(rad/s)[/tex]. Khi con lắc đặt trong điện trường nằm ngang [tex]g_{bk} = \sqrt{g^{2} + (\frac{qE}{m})^{2}} > g[/tex] ==>  tần số góc tăng phải lớn hơn 5(rad/s) (với bài lượng tăng ko đáng kể nên vẫn lấy gần bằng 5). Đáp án C tần số có 2,5 (rad/2) < 5 @@



Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.