11:57:55 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng
Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 2T  thì tỉ lệ đó là
Một bức xạ đơn sắc có bước sóng λ = 0,44μm ở trong thủy tinh (chiết suất của thủy tinh ứng với bức xạ đó bằng 1,50). Bức xạ này có màu:
Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng λ=0,59μm   Năng lượng của phôtôn tương ứng có giá trị là:
Khi ánh sáng trắng bị tán sắc thì:


Trả lời

Bài toán cơ học khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài toán cơ học khó  (Đọc 4298 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
tamhuynh7777777
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« vào lúc: 11:34:34 pm Ngày 29 Tháng Mười Hai, 2011 »

Một vật có khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang có hệ số ma sát 0,4. Vật bắt đầu được kéo bằng lực F không đổi có phuơng nằm ngang trong thời gian 2 giây. Quãng đường vật đi được từ lúc có lực tác dụng đến lúc dừng lại là 2,5m. Cho g= 10m/s2. Tính F ?


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:19:10 pm Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2011 »

Một vật có khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang có hệ số ma sát 0,4. Vật bắt đầu được kéo bằng lực F không đổi có phuơng nằm ngang trong thời gian 2 giây. Quãng đường vật đi được từ lúc có lực tác dụng đến lúc dừng lại là 2,5m. Cho g= 10m/s2. Tính F ?
+ Bài trên ý mà trieubeo tô đen hình như nó không đúng vì lực kéo kông đổi, Fms kông đổi ==> một khi đã chuyển động từ nghỉ thì nó phải chuyển động nhanh mà ở đây lại nói nó dừng lại.
+ Trieubeo xin chỉnh lại Quãng đường vật đi được từ lúc có lực tác dụng sau 2s là 2,5m
+ Phương trình động học : [tex]S=1/2.a.t^2 ==> a = 1,25m/s^2[/tex]
+ Phương trình niuton trên ox : [tex]F - \mu.m.g = m.a ==> F = 2,1N[/tex]


Logged
genie
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:00:48 am Ngày 09 Tháng Hai, 2012 »

Xin lỗi trieubeo nhưng bài này trieubeo giải sai hoàn toàn  Smiley

Phần tô đậm ko hề sai, sau đây tôi xin phép trình bày phân tích và lời giải:

I. Phân tích bài tập:

Điểm khó của bài này nằm chính ở chỗ bác trieubeo bôi đậm. Lý do: quãng đường từ lúc bắt đầu tác động lực tới lúc dừng lại gồm 2 quãng đường:

- Quãng đường đi trong 2s có tác dụng của lực F
- Quãng đường đi bằng quán tính chậm dần đều, lực cản là lực ma sát trượt Fms

Theo dữ kiện đề bài thì tổng 2 quãng đường này là 2,5m. Do đó lời giải hợp lý sẽ là như sau:

II. Lời giải vắn tắt:

Gia tốc chuyển động của vật:
- Khi kéo vật với lực F:
F - mgu = ma => a= (F-mgu)/m (với a là gia tốc của vật khi có lực F, u là hệ số ma sát trượt) (1)

- Khi thả vật ra: vật c/động chậm dần đều với lực cản F'=Fms=mgu =>a'=gu (2)

Thời gian chuyển động:
Hết t1=2s đầu: v1=at1=(F-mgu)t1/m

Thời gian t2 để vận tốc từ v1 về 0: v1-a't2=0 =>t2=v1/a'= (F-mgu)t1/(mgu)

Quãng đường chuyển động:
- Khi có lực F trong 2s:
S1= 1/2 at12= 1/2(F-ngu)t12/m
- Trong thời gian t2 - chuyển động chậm dần đều:
S2=v1t2- 1/2 a't22

Tổng quãng đường đi được của vật:

S=S1+S2. Thay các giá trị cần thiết vào, loại nghiệm âm (do khi chiếu lên trục thì lực F>0) thu được F=2.328 N (xấp xỉ thôi)

Vài lời góp ý, có gì sai mong mọi người chỉ giáo Smiley



Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.