01:45:13 pm Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Cho nguồn laze phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 μm với công suất 1,2 W. Trong mỗi giây, số phôtôn do chùm sáng này phát ra là
Gọi A1, A2, A3 lần lượt là công thoát êlêctron khỏi đồng, kẽm, canxi. Giới hạn quang điện của đồng, kẽm, can xi lần lượt là 0,3μm, 0,35 μm, 0,45 μm. Kết luận nào sau đây đúng?
Một sợi dây đàn hồi AB có đầu B cố định còn đầu A gắn với âm thoa dao động với biên độ là a trên dây có sóng dừng. Khoảng cách giữa hai điểm không dao động liên tiếp là 6 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên dây có cùng biên độ a và dao động ngược pha bằng
Bộ phận nào của máy phát thanh vô tuyến đơn giản có nhiệm vụ biến đổi dao động âm th à nh dao động điện?
Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài l và viên bi nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là


Trả lời

Bài tập sóng cơ giao thoa

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập sóng cơ giao thoa  (Đọc 20936 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
trinhmanhthang309
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« vào lúc: 10:50:24 pm Ngày 09 Tháng Giêng, 2012 »

Mình có 1 bài khó hiểu quá mong mọi người giải giúp:
: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos50t (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là
   A. 10 cm.            B. 2.(căn10)cm.     C.  2.(căn2)cm       D. 2 cm


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:26:36 pm Ngày 09 Tháng Giêng, 2012 »

Mình có 1 bài khó hiểu quá mong mọi người giải giúp:
: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos50t (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là
   A. 10 cm.            B. 2.(căn10)cm.     C.  2.(căn2)cm       D. 2 cm

+ [tex]\lambda=v/f=2cm ==> d_{OA}=9cm=4,5\lambda ==>[/tex] O ngược pha A
+ Để M gần nhất đồng pha O ==> M gần nhất ngược pha A [tex]==> d_{MA}=(k+\frac{1}{2})\lambda > OA[/tex]
[tex]==> k>4 ==> k=5 ==> d_{MO}=11cm [/tex]
[tex]==> OM=\sqrt{AM^2-OA^2}=2\sqrt{10}[/tex]


Logged
trinhmanhthang309
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 3
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:14:20 pm Ngày 10 Tháng Giêng, 2012 »

mình nghĩ cái này sẽ tạo thành sóng dừng, O, M và các điểm khác trên trung trực của AB đều dao động cực đại chứ nhỉ?


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 06:04:06 pm Ngày 10 Tháng Giêng, 2012 »

mình nghĩ cái này sẽ tạo thành sóng dừng, O, M và các điểm khác trên trung trực của AB đều dao động cực đại chứ nhỉ?
Cực đại đúng rồi nhưng trên đường trung trực các điểm dao động với những pha có thể khác nhau hay giống nhau


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.