Cho mạnh điện như hình tính I1, I2, I3.
I3 = I4 vì mạch ở đây nối tiếp, từ I3 qua nguồn 2 rồi sang R4. Mạch mắc nối tiếp I bằng nhau, ko mất đi do tiêu hao gì cả, chỉ có hiệu điện thế giảm thôi habils nhé.
Bài tập về mạch dùng kirchhoff, em lập phương trình cho số nút và cho các mắt mạch.
- Tại mỗi nút thì tổng dòng điện đi vào nút bằng tổng dòng điện ra khỏi nút.
- Mỗi mắt mạch: Có nhiều cách để tính.
Nhớ ở phổ thông có một quy ước tính hiệu điện thế giữa hai điểm A, B theo một con đường bất kì.
+ Đi từ A --> B nếu gặp cực dương của nguồn thì suất điện động lấy dấu +E, gặp cực âm thì lấy dấu -E.
+ Đi từ A --> B nếu cùng chiều dòng điện lấy +I*(điện trở đoạn mạch từ A --> B) theo con đường mình đi, ngược chiều dòng điện lấy dấu -I.
Ví dụ như bài giải của Thầy DauQuangduong, phương trình (1): Ua'a, đi từ a' --> a qua nguồn 1, qua R1 đó. Gặp cực âm nguồn nên lấy -12, cùng chiều dòng điện I1 nên lấy +I.R1 kết quả là:
Ua'a = -12 + 6I1 ở phương trình (2): Đi từ a--> a' qua cực âm nguồn 2, qua R3, R4 và cùng chiều dòng điện: Uaa'= I3.R3 - E2 + I3.R4.
Uaa'= -6 + 4I3.Nói chung có nhiều cách để bạn có thể nhớ dấu, nhớ chiều hoặc cách tính. Chương trình đại cương thường dùng kirchoff cho cả mắt mạch theo vòng tròn kín, cũng tương tự như cách đã nói trên thôi (lấy Uaa hoặc Ua'a' thành mạch kín). Nhưng mà chỉ nên nhớ theo một quy ước nào đó mà dễ học nhất với bạn, đừng nhớ nhiều loạn là làm lung tung đó.