04:17:54 pm Ngày 08 Tháng Tư, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  



Trả lời

Có nhận xét gì về cách chấm bài kiểm tra này ?

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có nhận xét gì về cách chấm bài kiểm tra này ?  (Đọc 7055 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
kiemnv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« vào lúc: 08:37:07 pm Ngày 15 Tháng Chín, 2011 »

Đây là bài kiểm tra của một học sinh. Mời quý vị xem xét bài làm câu 4 của học sinh này đúng hay không?

Theo tôi, đúng và cách trình bày có thể cho biết học sinh có kiến thức tốt. Mặt dù câu chữ có thể làm cho Cô giáo không hiểu. Ví dụ: "Chọn gốc thời gian t =0h" thay cho "Chọn gốc thời gian lúc 0 giờ". Mặt khác, Cô giáo buộc học sinh phải chọn "gốc thời gian luc 6h" mới chấp nhận kết quả. Tại sao vậy

 Phải chăng kiến thức chuyên môn Thầy cô có giới hạn?
Mời các bạn xem file đính kèm.
« Sửa lần cuối: 11:54:03 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 12:12:01 am Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

Đây là bài kiểm tra của một học sinh. Mời quý vị xem xét bài làm câu 4 của học sinh này đúng hay không?

Theo tôi, đúng và cách trình bày có thể cho biết học sinh có kiến thức tốt. Mặt dù câu chữ có thể làm cho Cô giáo không hiểu. Ví dụ: "Chọn gốc thời gian t =0h" thay cho "Chọn gốc thời gian lúc 0 giờ". Mặt khác, Cô giáo buộc học sinh phải chọn "gốc thời gian luc 6h" mới chấp nhận kết quả. Tại sao vậy

 Phải chăng kiến thức chuyên môn Thầy cô có giới hạn?
Mời các bạn xem file đính kèm.
Thực ra có những GV ngại việc chấm bài khi HS có thể chọn nhiều gốc thời gian khác nhau, do vậy trong TH này không biết GV có thông báo cho cả lớp chọn gốc tg lúc 6h hay không, bạn nên tìm hiểu thực tế các bạn khác trong lớp xem sao, đây là kiến  thức cực kỳ cơ bản mà, chẳng lẽ người ta đứng trên lớp mà có mỗi việc cỏn con này mà cũng bị giới hạn hay sao.
« Sửa lần cuối: 11:54:59 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged
Hồng Nhung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +43/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 66

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 186


nguyenthamhn
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:23:36 am Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

Đánh bài trả lời rồi mà rê nhầm tay cái bị mất mất, viết lại ngại quá.

Sách giáo khoa 10NC định nghĩa: Hệ quy chiếu = hệ toạ độ gắn với vật mốc + gốc thời gian và đồng hồ đo thời gian.
Về nguyên tắc, ko nhất thiết phải chọn gốc thời gian ở thời điểm ứng vật ở vị trí ta chọn làm mốc. Ví dụ, khi vật ở B bắt đầu đi ngược về A, lúc đó là 8h, cô giáo vẫn chọn to=6h để viết phương trình được thì học sinh cũng có thể chọn to=0h được. Chỉ, có điều, mổ xẻ ra thì nó như thế này:

- Nếu chọn to=0h, O trùng A, viết được: X_a=40(t-6) (km) thì học sinh phải hiểu hoặc phải thêm điều kiện [tex]t\geq 6[/tex], bởi vì ở thời gian trước đó, ta ko biết nó chuyển động thế nào (trong bày này nó đứng yên thì phải), vì vậy với t nhỏ hơn 6 nó không tuân theo phương trình trên.

- Nếu cô giáo chọn to=6h. Thì khi viết phương trình của B: X_b=120-60(t-2) (km) phải có điều kiện [tex]t\geq 2[/tex] để đảm bảo chặt chẽ. Nhưng thường thì khi giáo viên dạy ít ai để ý đến điều này, hoặc coi như nó thỏa mãn rồi nên bỏ qua ko đề cập đến trên lớp. Nếu quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên ko đề cập tới, thì cách làm bài này của học sinh chấp nhận được.

Về mặt cá nhân: Là GV chấm bài này mình chấp nhận và cho điểm, sau đó giảng giải lại trên lớp cách chọn sao cho bài toán đơn giản (vì còn nhiều bài sau này phức tạp hơn).

« Sửa lần cuối: 11:55:34 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged

Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
kiemnv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:38:57 am Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

Thực ra đề bài không ràng buộc về HQC thì học sinh có quyền chọn tùy ý hệ quy chiếu. Nếu kiến thức học sinh tốt thì cách chọn HQC như vậy  hoàn toàn thông minh.
« Sửa lần cuối: 11:55:56 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged
Hồng Nhung
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +43/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 27
-Được cảm ơn: 66

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 186


nguyenthamhn
Email
« Trả lời #4 vào lúc: 08:21:05 am Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

Thực ra đề bài không ràng buộc về HQC thì học sinh có quyền chọn tùy ý hệ quy chiếu. Nếu kiến thức học sinh tốt thì cách chọn HQC như vậy  hoàn toàn thông minh.

Có lẽ do H.Nhung ít kinh nghiệm, nên ko biết được sự "thông minh" khi chọn hệ quy chiếu của em học sinh là gì? Xin hỏi kiemnv, nếu học sinh kiến thức tốt và thông minh, liệu có để sai câu 1, câu 2 trong đề 15 phút ở trên?
« Sửa lần cuối: 11:56:16 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged

Cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
kiemnv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:50:28 am Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

Việc đánh sai trắc nghiệm có thể sai thuộc về tính chủ quan. Còn việc các em trình bày một bài toán thì khi giáo viên chấm bài cần mở rộng suy nghĩ về cách giải, tư duy của học sinh để tìm thấy tiềm năng của các em. Nếu giáo viên đã khuôn khổ thì đề bài cần phải rõ ràng quy ước về gốc thời gian. Đây là bài toán ở dạng đơn giản, cách chọn HQC là đơn giản cho kết quả cuối cùng. Còn nếu rời vào dạng toán phức tạp thì sẽ khác.
« Sửa lần cuối: 11:56:33 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged
kiemnv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 12:00:45 pm Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

Cảm bạn đã phân tích hay. Với quan điểm giảng dạy thì người Thầy nên có gắng tìm hiểu về khả năng tiềm ẩn của học sinh để giúp các em có khả năng phát triển tốt. Nếu giáo viên khuôn khổ học sinh không có khả năng phát triển tư duy tốt. Như bài này, Nếu đề bài không rõ ràng quy ước về HQC thì học sinh có thể chọn cách giải phù hợp nhất với bài toán cụ thể.

« Sửa lần cuối: 11:57:03 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged
kiemnv
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 12:14:03 pm Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

Mình cũng là giáo viên. Mình không vơ đũa cả nắm. Học sinh tìm mình để hỏi và phân tích. Thực ra đăng bài này khi đang bức xúc về việc giáo viên phản ứng học sinh sao khi chấm bài (trước khi làm bài GV không quy ước "miệng" về gốc thời gian, đề bài không rõ ràng) và bức xúc nhiều tình trạng trong giáo dục như "đè" học sinh, tình trạng học thêm dạy thêm đã làm hạn chế phát triển tư duy của học sinh. Sau khi đăng lên mình cũng nghĩ đặt tiêu đề hơi nặng nề. Mọi người thông cảm và chia sẻ nhé. Tôi chỉ mong rằng là Thầy Cô giáo thì hãy cần tâm huyết cho học sinh phát triển tư duy để phát hiện và bồi dưỡng cho đất nước những nhân tài thực sự. Cảm ơn bạn
« Sửa lần cuối: 11:57:51 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 01:19:57 pm Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

Thực ra GV cũng là 1 người bình thường thôi mà, kiến thức chắc chắn có giới hạn thôi (đâu phải là siêu nhân đâu mà không có giới hạn), nhưng vấn đề cỏn con như thế mà bị GV xử ép thì theo mình nghĩ nếu bạn thương HS của mình mà bức xúc với đồng nghiệp thì bạn nên gặp riêng GV đó để trao đồi thẳng thắn thì hay hơn, lúc đầu đọc tiêu đề mình nghĩ có có bác PH nào cay cú với cô giáo hay thầy giáo của con mình nên mới đưa ra tiêu đề này, mình nghĩ có lẽ họ không biết hay biết chưa hêt, nhưng khi thấy bạn tự xưng là GV mình nghĩ có lẽ nên chỉnh lại tiêu đề đi cho nó đỡ nặng nề.
« Sửa lần cuối: 11:58:18 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged
lananh0507
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 05:52:36 pm Ngày 16 Tháng Chín, 2011 »

mình nghĩ là con người ai cũng có sai sót hết. Việc cô giáo đó chấm chưa hẳn là hành động đì học sinh để bắt đi học thêm. Cái đó chỉ là số ít thôi các bạn ạ. Nhưng "một con sâu làm rầu nồi canh" nên khi GV chỉ cần mắc llõi nhỏ cũng sẽ bị lên án mạnh mẽ cho rằng họ như thế này thế kia. Mình nghĩ kiemnv cung là GV sao không hiểu mà đi dùng những lời nặng nề như thế. Liệu lương GV có làm cho bạn sống thoải mái hay không? Hay bạn cũng phải đi dạy thêm?
« Sửa lần cuối: 11:58:38 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged
Nguyễn Bá Linh
giáo viên
Moderator
Thành viên tích cực
*****

Nhận xét: +4/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 111

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 139



Email
« Trả lời #10 vào lúc: 12:44:31 am Ngày 18 Tháng Chín, 2011 »

Chắc là cô cũng không có vấn đề gì về kiến thức đâu. Có  lẽ cô muốn áp đặt học sinh phải chọn mốc thời gian lúc 6h. Như thế thì đã làm thui chột tính sáng tạo của học sinh rồi, thậm chí còn làm học sinh không ham thích học môn này nữa. Túm lại, cô giáo đã khiến một học sinh không còn yêu thích môn vật lí. Và như thế, cô thành công hay thất bại???
« Sửa lần cuối: 11:58:58 am Ngày 19 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_5974_u__tags_0_start_0