Trước hết 2 chu kỳ 5s và 3s của em là em tự cho hay là đề bài của một bài toán khác?
Thời gian giữa 2 lần trùng phùng liên tiếp:
[tex]\theta = nT_{1} = (n +1)T_{2}[/tex]
n là số chu kỳ,
[tex]n \in N[/tex][tex]\theta = \frac{T_{1}.T_{2}}{\left|T_{1}-T_{2} \right|}[/tex]
Ta có: [tex]\frac{T_{1}}{T_{2}}= \frac{n+1}{n} = \frac{5}{3}\Rightarrow n = 1,5[/tex]
Vậy là 2 con lắc trùng phùng khi con lắc thứ 1 có chu kỳ [tex]T_{1}[/tex] đã dao động được 1,5 chu kỳ
![Huh](https://thuvienvatly.com/forums/Smileys/classic/huh.gif)
Có thể là số liệu đề bài cho không chính xác. Nếu vẫn còn thắc mắc em có thể đăng bài toán của em lên để các thầy cô hướng dẫn.
Đ.Quang tự mâu thuẫn rồi, ở trên viết [tex]n\in N[/tex] mà ở dưới giải ra n = 1,5 !
Cần phân biệt
1. Thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp (không nhất thiết ở vị trí cũ):
Khi đó:[tex]\frac{1}{t}=\frac{1}{T_{nho}}-\frac{1}{T_{lon}}[/tex]
Vì không nhất thiết phải trùng phùng ở vị trí cũ nên t không nhất thiết là bội số của T1, T2
2. Thời gian giữa 2 lần liên tiếp trùng phùng
ở vị trí cũ:
Khi đó:
[tex] n_{1}.T_{1} = n_{2}.T_{2}\Leftrightarrow \frac{n_{1}}{n_{2}} = \frac{T_{2}}{T_{1}}[/tex]
Tối giản phân số [tex]\frac{T_{2}}{T_{1}}[/tex] ta được n1, n2 => t
Còn công thức nT1 = (n+1)T2, như T. Dương đã chỉ ra, chỉ đúng khi 2 chu kì gần bằng nhau.