09:32:55 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Các đặc trưng vật lý của âm:
Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2
Động cơ của một máy phát điện quay 3000 vòng/phút. Tần số và chu kì chuyển động tròn của một điểm trên động cơ này có độ lớn
Một đồng hồ quả lắc đếm giây mỗi ngày nhanh 120 (s), phải điều chỉnh chiều dài của con lắc thế nào để đồng hồ chạy đúng?
Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Gọi d là khoảng cách từ A đến vị trí cân bằng của điểm bụng xa nó nhất. Khi trên dây có k bụng sóng thì d=88,0 cm và khi trên dây có k+4 bụng sóng thì d=91,2 cm. Chiều dài của sợi dây AB gần nhất giá trị nào sau đây? 


Trả lời

Một số thắc mắc về chuyển động cơ học và quỹ đạo chuyển động

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số thắc mắc về chuyển động cơ học và quỹ đạo chuyển động  (Đọc 10540 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Jerry Lee
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 04:24:48 pm Ngày 23 Tháng Tám, 2011 »

Chả là có thằng em đang học lớp 8 nó hỏi bài, mới thấy có một số điểm khá là lạ, suy nghĩ mãi không hiểu, nhờ anh em trong đây chỉ giúp ạ! Cheesy
Chuyện là thế này, trong bài đầu tiên của sgk vật lý lớp 8, nó có viết rằng "Chuyển động cơ học là sự thay đổi VỊ TRÍ của một vật với một vật khác theo thời gian, và chuyển động có tính tương đối tùy thuộc vào vật mốc." Và trong phần có thể em chưa biết nó có đưa ra một ví dụ về chuyển động của 1 điểm trên vành bánh xe đạp. Nó đưa ra 2 trường hợp là:
- thứ 1 nếu chọn trục bánh xe làm vật mốc thì đầu van xe đạp thực hiện chuyển động tròn xung quanh trục.
- thứ 2 là nếu chọn mặt đất làm mốc thì quỹ đạo chuyển động lại là những đường cong hình cung tròn liên tục nhau do sự chuyển động tịnh tiến của xe và do sự quay của bánh xe. Điều này thì mình hiểu. Nhưng khi nhìn vào phần bài tập trong sách bài tập và trong sách tham khảo thì lại thấy một số thắc mắc như sau:
- ở câu 1.9 trong sách bài tập nó có câu hỏi như sau: "Câu nào sau đây mô tả chuyển động của một vật nặng được thả rơi từ đỉnh cột buồm của một con thuyền đang chuyển động dọc theo dòng sông, là không đúng?
- A: Cả người đứng trên thuyền và đứng trên bờ đều thấy vật rơi dọc theo cột buồm
- B: Người đứng trên bờ thấy vật rơi theo đường cong
- C: Người đứng trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng
- D: Người đứng trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng"
Đáp án là câu D, sách nó giải thích là do người đứng trên bờ thấy thế do vật vừa rơi thẳng đứng dưới tác dụng trọng lực, vừa chuyển động dọc theo dòng sông cùng với thuyền, nên QUỸ ĐẠO là đường cong. Điều này thì mình cũng hiểu luôn. Cái mình thắc mắc ở đây là nó giải thích cho câu C thế này: "Vật và người trên thuyền cùng chuyển động dọc theo dòng sông nên người trên thuyền sẽ thấy vật rơi thẳng đứng". Mình không hiểu lắm, đúng thật là quỹ đạo rơi của vật phải là đường cong do trọng lực và do vật chịu lực quán tính gây nên do sự chuyển động của con thuyền. Nhưng nếu nó giải thích cho câu C là người trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng chẳng lẽ là nếu vật thả từ vị trí nào thì rơi ngay đúng vị trí đó theo phương thẳng đứng? Đề bài cũng ko nói rõ là người trên thuyền đứng ở vị trí nào, theo mình nghĩ nếu đứng ở vị trí vuông góc với mặt phẳng chứa quỹ đạo rơi của vật thì mới thấy được là phương thẳng đứng, còn nếu đứng ở vị trí song song với mặt phẳng chứa quỹ đạo thì vẫn thấy là vật rơi theo đường cong chứ? Nếu giả sử tàu chuyển động với tốc độ nhanh đủ để cho hợp lực của lực quán tính và trọng lực kéo cho vật chuyển động văng ra khỏi con tàu thì liệu người trên thuyền còn nhìn được vật rơi theo phương thẳng đứng? Anh em trong 4rum có thể giải thích dùm mình được không? Mình không giải thích được.
Tiếp theo cũng là một thắc mắc về quỹ đạo chuyển động này:
Câu hỏi như sau:" Một người đứng trong toa xe lửa đang chuyển động. Người này vô ý làm rơi một vật đang cầm trong tay xuống sát chân của mình đứng trên sàn tàu. Dùng giả thiết này để trả lời 3 câu hỏi dưới dây"
- Ý 1: Quỹ đạo của vật khi rơi xuống là:
+ A: đường thẳng.
+ B: đường cong.
+ C: đường thẳng hay đường cong tùy hệ quy chiếu.
+ D: không xác định được vì thiếu yếu tố.
Sách tham khảo cho đáp án câu này là C. Theo mình nghĩ thì nếu đối chiếu lại với câu hỏi ở trên [thả vật rơi trên thuyền] thì cách hỏi trong sách bài tập hay hơn là hỏi người thấy vật rơi theo đường gì? chứ không hỏi theo quỹ đạo gì? Vì mình nhìn thấy hình gì là do vị trí đứng của mình, do mắt mình nữa, nhưng quỹ đạo của nó thì phải như nhau chứ [trong trường hợp này].  Mình nghĩ 2 trường hợp này cũng có điểm tương đồng, vì thả một vật khi đang chuyển động dọc theo 1 một phương thì dưới tác dụng lực quán tính và trọng lực quỹ đạo phải là đường cong chứ.
- Ý 2: Quỹ đạo của vật rơi là đường thẳng đứng đối với vật mốc là:
+ A: người soát vé đang đi kiếm soát.
+ B: Sàn toa tàu.
+ C: Mặt đất.
+ D: cả 3 vật mốc A,B,C.
Câu này thì sách ko cho đáp án. Nhưng do mình lập luận là quỹ đạo là đường cong nên mình không hiểu câu này. Với lại mình nghĩ là vật mốc sàn toa tàu và mặt đất giống nhau chứ. Bạn nào trả lời được câu này xin giải thích dùm mình nha. Mình cũng có thắc mắc là người soát vé đi như thế nào có quan trọng đối với việc xác định quỹ đạo không? Ý mình nói là đi theo chiều chuyển động của xe lửa hay đi ngược chiều hay đi vuông góc này nọ.
- Ý 3: Quỹ đạo của vật rơi là đường cong đối với vật mốc là:
+ A: Sàn toa tàu.
+ B: Người hành khách làm rơi vật.
+ C: Mặt đất
+ D: cả ba vật mốc A,B,C.
Sách cho đáp án câu này là C. Nếu C đúng thì tức là vật mốc sàn toa tàu và mặt đất khác nhau, ai giải thích dùm? Và C đúng thì người hành khách làm rơi vật sẽ thấy vật có quỹ đạo thẳng? Nếu vậy quỹ đạo của vật rơi đối với vật mốc là người hành khách và người soát vé có giống nhau?


Thắc mắc thứ 2 [cũng về quỹ đạo vật rơi] là thằng em có quyển sách tham khảo lớp 8 của tác giả Bùi Quang Hân, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyến, tên sách là Giải toán và trắc nghiệm vật lí 8 in năm 2004, nó có một vài câu trắc nghiệm cũng làm mình thấy khó hiểu.
- Câu thứ 1: Nhiều công viên giải trí hiện nay có trò chơi đu quay. Xét một đu quay đang hoạt động. Tìm phát biểu SAI:
+ A: Người ngồi trên ghế đu quay có chuyển động tròn với mặt đất.
+ B: Hai người ngồi trong cùng một buồng đu quay đứng yên với nhau.
+ C: Hai người ngồi trong 2 buồng đu quay khác nhau cũng đứng yên với nhau.
+ D: Quỹ đạo của các buồng đu quay là những đường tròn bằng nhau.
và đáp án sách ghi là câu C. Nếu câu C là đáp án đúng vậy tức là mệnh đề ở câu A, D là đúng có nghĩa là lúc này quỹ đạo của buồng đu quay đối với trục đu quay và cả mặt đất đều là quỹ đạo tròn. Và mệnh đề ở câu C nếu đúng thì có nghĩa là hai người ngồi trong 2 buồng đu quay khác nhau thì chuyển động với nhau, mặc dù là khoảng cách giữa 2 buồng đu quay không đổi nhưng vị trí của 2 buồng đu quay lại thay đổi cho nhau, lúc buồng này ở trên, lúc buồng kia ở trên, lúc buồng này nằm bên trái [phải], lúc buồng kia lại nằm bên trái [phải] do chuyển động quay của đu quay. Mình xin trích dẫn thêm 2 câu trắc nghiệm nữa trước khi đi vào thắc mắc.
- Câu thứ 2: Xét chuyển động của điểm mút kim giây của một cái đồng hồ [loại đồng hồ báo thức có chân đứng]. Chuyển động này KHÔNG phải là chuyển động tròn đối với vật mốc nào kể sau?
+ A: các chữ số ghi giờ trên mặt đồng hồ.
+ B: vị trí đặt đồng hồ.
+ C: điểm mút của kim phút và kim giờ.
+ D: các vật mốc A,B,C.
Trong sách không có đáp án câu này, nhưng theo mình nghĩ thì câu C có quỹ đạo không phải là đường tròn nên không phải chuyển động tròn. Còn câu A bởi vì chữ số ghi giờ được cố định vào đồng hồ [mình dùng từ cố định chứ không phải đứng yên], cũng có thể xem như là trường hợp chữ số ghi giờ là mặt đất còn đầu mút kim giây là buồng đu quay thì đây vẫn là chuyển động tròn. Còn câu B thì giống như là trường hợp cái buồng đu quay với mặt đất như câu ở trên kia, trường hợp này là chuyển động tròn. Nếu theo cách lập luận của mình thì đáp án sẽ là câu C. Không biết mình nói như thế có chính xác không?
Câu số 3:"Vẫn xét điểm mút của kim giây đồng hồ cho ở trên. Điểm này đứng yên đối vật mốc nào kể sau:
- A: trục của kim
- B: điểm giữa của kim
- C: cả hai vật mốc A,B
- D: không vật nào trong số A,B (vì điểm này là điểm chuyển động).
Câu này sách cho đáp án là B. Theo mình nghĩ thì trường hợp câu B này giống như là trường hợp câu C của câu 1. Nếu câu C của câu 1 đúng thì câu B của câu 3 vẫn là chuyển động chứ không thể đứng yên được. Theo mình nghĩ thì câu này phải là câu D.
Ai có thể giải thích rõ ràng giúp mình thì mình xin cám ơn nhiều, trên đó hoàn toàn là suy nghĩ của mình thôi. Nếu có sai sót gì xin mọi người cứ nói ra. Mình tiếp thu không được nhanh lắm nên xin đừng chửi nha. Cheesy hihi thanks bà con nhiều nhiều.


Logged


vinavui
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 19


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 05:10:46 pm Ngày 26 Tháng Tám, 2011 »

Đọc bài của bạn thấy bạn viết khá công phu, theo ý kiến của mình là như thế này:
---- Phần 1: Theo mình là bạn đang bắt bẻ người ta về cách dùng từ ngữ. Quỹ đạo của một vật với mỗi hệ quy chiếu khác nhau có thể khác nhau chứ sao có cái gọi là "quỹ đạo thật".
--Giả sử bạn ngồi trong xe, đóng kín cửa, cái xe chuyển động đều, bạn không biết là xe đang chạy, thả vật xuống thì đối với bạn quỹ đạo không là đường thẳng chứ đường gì.
-- Người trên bờ thấy vật chuyển động dọc theo cột thuyền là hiển nhiên đúng (bình thường nói câu này chẳng ai nói mình sai cả), nhưng hỏi đường đi của vật hay quỹ đạo của nó đối với người trên bờ thì tất nhiên phải trả lời là đường cong (do vật vừa chuyển động cùng v với con tàu cộng với tác dụng của trọng lực).
-- Chuyển động có gia tốc mới xuất hiện lực quán tính chứ bạn, người ta không nói rõ thì hiển nhiên hiểu là thuyền chuyển động đều.
---- Phần 2: Cuốn sách đó xuất bản từ năm 2004, có lẽ còn nhiều cái chưa chuẩn, nên bám vào sách bây giờ, đã chỉnh sửa nhiều. Nếu giả thiết như thế thì trả lời các câu hỏi còn lại quá đơn giản.


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.