06:51:25 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có p   cặp cực, quay với tốc độ n vòng/phút. Dòng điện do máy phát ra có tần số là 
Cho phương trình sóng dừng: u=2cos2πλx.cos10πt (trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s). Điểm M dao động với biên độ 1 cm cách bụng gần nó nhất 8 cm. Tốc độ truyền sóng là
Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số được một dao động điều hoà:
Hạt nhân Côban 2760Co  có
Mối liên hệ giữa hằng số phân rã λ và chu kì bán rã T là


Trả lời

Mọi người giúp em bài lý này cái!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: mọi người giúp em bài lý này cái!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!  (Đọc 14830 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
phantom1996
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« vào lúc: 10:45:01 pm Ngày 14 Tháng Tám, 2011 »

Bài 1:một ô tô chuyển động nhanh dần đều.hết km thứ nhất vận tốc nó tăng lên được 10m/s.sau khi đi hết km thứ 2 vận tốc nó tăng lên một lượng bao nhiêu?
Bài 2 : 1 người đứng ở sân ga thấy toa thứ nhất của đòan tàu đang tiến vào ga qua trước mặt mình trong 5s và thấy toa thứ 2 trong 4,5s .khi tàu dừng lại đầu toa thứ nhất cách người đó 75m.Coi tàu chuyển động chậm dần đều,hãy tìm gia tốc của tàu??
Bài 3:1 vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng đứng yên và đi được đoạn đường s trong t giây.Tính thời gian vật đi 3/4 đoạn đường cuối
.


Logged


Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:15:46 am Ngày 15 Tháng Tám, 2011 »

Bài 1:một ô tô chuyển động nhanh dần đều.hết km thứ nhất vận tốc nó tăng lên được 10m/s.sau khi đi hết km thứ 2 vận tốc nó tăng lên một lượng bao nhiêu?

Ta có:
[tex]v_{1}^{2} - v_{0}^{2} = 2as[/tex]             (1)

[tex]v_{2}^{2} - v_{0}^{2} = 2a(2s)[/tex]         (2)

Trong đó: s = 1km, [tex]v_{0}= 0[/tex]

Từ (1) và (2) suy ra: [tex]v_{2}= v_{1}\sqrt{2}= 14,1 (m/s)[/tex]

nên [tex]\Delta v = v_{2}- v_{1}= 14,1 - 10 = 4,1(m/s)[/tex]






Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:38:06 am Ngày 15 Tháng Tám, 2011 »


Bài 2 : 1 người đứng ở sân ga thấy toa thứ nhất của đòan tàu đang tiến vào ga qua trước mặt mình trong 5s và thấy toa thứ 2 trong 4,5s .khi tàu dừng lại đầu toa thứ nhất cách người đó 75m.Coi tàu chuyển động chậm dần đều,hãy tìm gia tốc của tàu??
Hình như đề cho sai về thời gian, chuyển động chậm dần đều thì thời gian toa 2 đi qua sao lại nhỏ hơn thời gian toa 1 đi qua được Huh [4,5s < 5s, phantom1996 xem lại chỗ này]
Gọi L là chiều dài một toa tàu, ta có:

Toa 1: [tex]L = v_{0}. t_{1} + \frac{1}{2}a. t_{1}^{2}[/tex] 

Toa 2:  [tex]2L = v_{0}\left[t_{1} +t_{2} \right] + \frac{1}{2}a\left[t_{1} + t_{2}\right]^{2}[/tex]

và: [tex]v^{2} - v_{0}^{2}= 2as = 150a[/tex] (v = 0, s = 75m)

Từ 3 pt trên ta tính được a.


 


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:50:28 am Ngày 15 Tháng Tám, 2011 »


Bài 3:1 vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng đứng yên và đi được đoạn đường s trong t giây.Tính thời gian vật đi 3/4 đoạn đường cuối
.

Ta có: [tex]s = \frac{1}{2}at^{2}[/tex] (vì [tex]v_{0} = 0[/tex])

[tex]s_{1} = \frac{1}{2}at_{1}^{2}[/tex]

mà [tex]s_{1} = \frac{s}{4}\Rightarrow t_{1}= \frac{t}{2}[/tex]

Thời gian đi trong 3/4 đoạn đường cuối:
[tex]\Delta t= t - t_{1}= \frac{t}{2}[/tex]



« Sửa lần cuối: 10:53:28 am Ngày 15 Tháng Tám, 2011 gửi bởi Điền Quang »

Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
phantom1996
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 09:08:35 pm Ngày 18 Tháng Tám, 2011 »

thêm bài này nữa các bác cố giúp em:
CMR trong chuyển động thẳng biến đổi đều,những quãng đường đi được trong những khỏang thời gian bằng nhau liên tiếp chênh lệch nhau một kượng không đổi


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 02:46:41 pm Ngày 19 Tháng Tám, 2011 »

thêm bài này nữa các bác cố giúp em:
CMR trong chuyển động thẳng biến đổi đều,những quãng đường đi được trong những khỏang thời gian bằng nhau liên tiếp chênh lệch nhau một kượng không đổi

Câu này dường như đề sai rồi, phải là: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, những quãng đường đi trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp tỉ lệ với các số lẻ liên tiếp 1, 3,5, 7 v.v.

phantom1996 nên coi đề lại. Nếu đúng là đề như tôi nói thì tôi sẽ chứng minh sau.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
phantom1996
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 02:56:28 pm Ngày 19 Tháng Tám, 2011 »

Đề này không hề sai!anh xem lại chứ chúng luôn cách nhau 1 khoảng không đổi là:at^2


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 04:45:54 pm Ngày 19 Tháng Tám, 2011 »

thêm bài này nữa các bác cố giúp em:
CMR trong chuyển động thẳng biến đổi đều,những quãng đường đi được trong những khỏang thời gian bằng nhau liên tiếp chênh lệch nhau một kượng không đổi

Đề này không hề sai!anh xem lại chứ chúng luôn cách nhau 1 khoảng không đổi là:at^2
Về phần đáp số thì tôi nhầm, đó là một trong các hệ quả thôi, cũng từ một bài toán.

Mà điều kiện của bài toán này tôi đã tô xanh rồi, đó là: chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, chứ không phải là đúng cho tất cả chuyển động thẳng biến đổi đều được.

Xem hình, ta có:
[tex]S_{1} = \frac{1}{2}at^{2}[/tex]

[tex]S_{2} = \frac{1}{2}a\left(2t\right)^{2}= \frac{4}{2}at^{2}[/tex]

[tex]S_{3} = \frac{1}{2}a\left(3t\right)^{2}= \frac{9}{2}at^{2}[/tex]

nên:
[tex]\Delta S_{1} = S_{1}= \frac{1}{2}at^{2}[/tex]

[tex]\Delta S_{2} = S_{2}- S_{1}= \frac{3}{2}at^{2}[/tex]

[tex]\Delta S_{3} = S_{3}- S_{2}= \frac{5}{2}at^{2}[/tex]

Vậy:
[tex]\Delta S_{2} - \Delta S_{1}= \frac{3}{2}at^{2} - \frac{1}{2}at^{2}= at^{2}[/tex]

[tex]\Delta S_{3} - \Delta S_{2}= \frac{5}{2}at^{2} - \frac{3}{2}at^{2}= at^{2}[/tex]

Kết luận:
[tex]\Delta S_{3} - \Delta S_{2}= \Delta S_{2} - \Delta S_{1}= \Delta S_{n} - \Delta S_{n-1}[/tex] (đpcm)

Ngoài ra:
[tex]\frac{\Delta S_{2} }{\Delta S_{1}}= 3; \frac{\Delta S_{3} }{\Delta S_{1}}= 5 \Rightarrow \frac{\Delta S_{n} }{\Delta S_{1}}= 2n-1[/tex]

(Đây là kết quả tôi muốn nói đến)


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 04:36:31 pm Ngày 04 Tháng Chín, 2011 »

Đề này không hề sai!anh xem lại chứ chúng luôn cách nhau 1 khoảng không đổi là:at^2
Giải cụ thể cho em nhé !
Gọi t la khoảng thời gian muốn xét.
Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian ( n - 1 )t :
[tex]S_{n-1}= v_{0}(n-1)t + \frac{a(n-1)^{2}t^{2}}{2}[/tex]
Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian nt
[tex]S_{n}= v_{0}nt + \frac{a.n^{2}t^{2}}{2}[/tex]
Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian ( n + 1 )t :
[tex]S_{n+1}= v_{0}(n+1)t + \frac{a(n+1)^{2}t^{2}}{2}[/tex]
Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t thứ n  :
[tex]s_{n} = S_{n} - S_{n-1}= v_{0}t + \frac{a(2n-1)t^{2}}{2}[/tex]
Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t thứ (n+1)  :
[tex]s_{n+1} = S_{n+1} - S_{n} = v_{0}t + \frac{a(2n+1)t^{2}}{2}[/tex]
Hiệu số hai quãng đường :
[tex]\Delta s = s_{n+1} - s_{n}= a.t^{2}[/tex]
« Sửa lần cuối: 04:43:19 pm Ngày 04 Tháng Chín, 2011 gửi bởi dauquangduong »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.