2. Bài toán về con lắc đơn trong thang máy. Đầu tiên chúng ta bàn về cách giải bài toán này đối với học sinh NC và CB
Thầy Biên có đưa ra cách giải của thầy Giáp như sau.
http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/5911540Lâm Nguyễn và thầy Hiếu không đồng ý với cách giải này. ( Cách giải đối với học sinh học ban cơ bản)
Vì chuyển động của con lắc đơn không phải là dao động cơ trong hệ quy chiếu gắn với TD.
Theo cơ học cổ điển thời gian là như nhau trong mọi hệ quy chiếu vì vậy khi quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau thì hình dạng quỹ đạo khác nhau tuy nhiên chu kì phải như nhau. Vận dụng sáng tạo kiến thức vật lí vào từng bài toán cụ thể là một yêu cầu quan trọng với quá trình dạy và học. Ở cách giải của thầy Giáp là đúng: Khi quan sát quỹ đạo thì thầy chọn hệ quy chiếu thang máy còn khi tính
chu kì thầy xét trong hệ quy chiếu đứng yên (chu kì dao động của con lắc bằng chu kì dao động hình chiếu của nó trên phương nằm ngang).
Có người nói trong chương trình cơ bản chỉ có công thức cộng vận tốc không có công thức cộng gia tốc! Điều đó có khó gì đâu. Từ công thức cộng vận tốc đạo hàm theo thời gian một phát là có liền.
Ở đây tôi bắt đầu với vấn đề con lắc đơn trong đề thi DH 2011 :
Ta thử xem lại các khái niệm cơ bản :
+ Dao động là chuyển động có tính chất lặp đi lặp lại quanh một một vị trí đặc biệt gọi là VTCB
( SGK cơ bản - trang 4 )
+ Dao động tuần hoàn phải có tính chất : Sau những khoảng thời gian bằng nhau,
vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ ( SGK cơ bản - trang 4 )
Như vậy khái niệm chu kì chỉ có trong dao động tuần hoàn
Trở lại con lắc đơn trong thang máy :
+ Nếu đứng trong thang máy ( gắn hệ quy chiếu vào thang máy ) thì chuyển động của con lắc đơn là dao động tuần hoàn ! và phương trình động lực học sẽ có thêm lực quán tính
+ Nếu đứng ở mặt đất chuyển động của con lắc đơn không thể dược gọi là dao động vì
không có vị trí đặc biệt nào và cũng không có vị trí cũ nào . Vậy làm gì có khái niệm chu kì !
Rõ ràng Bộ đưa câu này vào phần chung là hoàn toàn bất hợp lí !
*** Tiện đây tôi có một vài nhận xét về đề thi 2011. Trước hết tôi cũng là một giáo viên dạy luyện thi lâu năm , nhưng tôi không đồng ý với cách ra đề luyện gà chọi kiểu này ! Việc ta luyện thi
trúng tủ không thể là lí do chính đáng để khen đề hay !
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì đề thi có
khá nhiều sạn !
+ Nhiều câu nằm trong một số lò luyện thi ra đề thi thử ( chính tôi đã trả lời một số câu khi các HS thắc mắc ). Tôi thống kê các câu đó như sau ( theo mã đề 817 ): 2 ; 11 ; 12 ; 14 ; 17 ; 30 ; 31 ; 32 ; 39 ; 45 ; 49.
Có thể còn nhiều câu nữa mà tôi chưa phát hiện !+ Nhiều bài tự luận núp dưới dạng câu trắc nghiệm : ( theo mã đề 817 ) : 13 ; 30 ; 31 ; 32 ; 36 ; 49
Đặc biệt nhất là các câu 30 ; 32 và 36 :
*Với câu 30 đây là câu khó nhất ( theo ý kiến cá nhân ) nếu không biết trước đề thi một HS có năng khiếu về vật lý và tính toán nhanh như một HS giỏi toán thì làm trong khoảng 7 phút ( Tôi đã thử cho các em HS chuyên lí lớp 11 mà tôi đang phụ trách )
*Với câu 32 thuật toán khá dài không thể làm trong 3 phút nếu không được
rèn đi rèn lại nhiều lần !*Với câu 36 vấn đề phức tạp không nằm ở chỗ tư duy mà ở thuật toán dài tính toán nhiều
+ Một số câu quá dễ không mang tính chất phân loại HS : 3 ; 6 ; 7 ; 18 ; 19 ; 20 ; 22 ; 25
Theo tôi các câu này đóng vai trò là bức bình phong để tránh dư luận về đề mang tính chất đánh đố !
Do đó theo ý kiến cá nhân tôi đề thi năm nay không hay vì : Không đánh giá được một HS khá hay giỏi mà chỉ có thể đánh giá được HS đó được luyện
kiểu gà chọi trong " lò nào " ?Thiệt thòi nhất là các HS có năng lực nhưng không có lò để luyện hoặc không luyện đúng lò !