07:07:01 pm Ngày 28 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Để xác định điện trở của một vật dẫn kim loại, một học sinh mắc nối tiếp điện trở này với một ampe kế. Đặt vào hai đầu đoạn mạch trên một biến thế nguồn. Thay đổi giá trị của biến thế nguồn, đọc giá trị dòng điện của ampe kế, số liệu thu được được thể hiện bằng đồ thị như hình vẽ. Điện trở vận dẫn gần nhất giá trị nào sau đây?
Kim phút của một đồng hồ dài gấp 1,5 lần kim giờ. Hỏi tốc độ dài của điểm đầu kim phút lớn gấp mấy lần điểm đầu mút của đầu kim giờ?
Chọn phát biểu đúng khi nói về đường sức điện
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, biểu thức có dạng x1=3cos2πt+π6 cm và x2=cos2πt+2π3  cm. Phương trình dao động tổng hợp là
Một trong những đặc trưng vật lý của âm là


Trả lời

Kính mời các bạn cùng tham gia tranh luận đề tài của thầy Nguyễn Văn Quân!

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kính mời các bạn cùng tham gia tranh luận đề tài của thầy Nguyễn Văn Quân!  (Đọc 1988 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« vào lúc: 10:19:01 am Ngày 08 Tháng Sáu, 2011 »

http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,12336/


Logged



Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:27:07 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2011 »

Một số vấn đề cần bàn tới trước khi bước vào kỳ thi TSĐH - CĐ năm 2011.

Dưới đây tôi đưa ra hai vấn đề nhỏ để chúng ta cùng thảo luận:
   1. - SGK nâng cao trang 187 có viết: Á S đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính.
      - SGK cơ bản trang 124 viết: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
   - Sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp 2010 - 2011. Tác giả NGUYỄN TRỌNG SỬU - VŨ ĐÌNH TÚY . NXBGD VIỆT NAM trang 61 câu 8: Một chùm ás Mặt trời có dạng một dải sáng mỏng khi truyền qua lăng kính thì
A. có màu trắng.  B.có màu tím    C.có nhiều màu sắc. D. có màu đỏ.

Bây giờ chúng ta thử làm bài toán sau xem kết quả là gì có mâu thuẫn với kết quả mà các sách đã nêu không nhé ?
Một chùm sáng trắng hẹp, rọi vuông góc vào mặt bên AB của lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân, vuông tại đỉnh A. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu đỏ là n1 = 1,5. Mô tả nào phù hợp với chùm tia ló ra
      A. Chùm sáng ló ra ở mặt đáy BC vẫn là chùm sáng trắng.   
      B. Chùm sáng ló ra ở mặt đáy BC có hiện tượng tán sắc.
      C. Chùm sáng ló ra ở mặt bên AC vẫn là chúm sáng trắng.   
      D. Chùm sáng ló ra ở mặt bên AC có hiện tượng tán sắc.
   2. Khái niệm dao động.
   - Trong đề thi ĐẠI HỌC 2010, một câu có nội dung :
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,02kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa vật nhỏ và giá đỡ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần . Lấy g= 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất  vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
          A.40 [tex]\sqrt{3}[/tex]cm/s.    B.20 [tex]\sqrt{6}[/tex]
 cm/s.   C. 10 [tex]\sqrt{30}[/tex]
 cm/s.     D.  40[tex]\sqrt{2}[/tex]
 cm/s.
   - Rất nhiều TÀI LIỆU, ĐỀ THI THỬ CỦA CÁC TRƯỜNG đều lấy những ví dụ như trên và gọi nó là dao động tắt dần, còn đưa ra các công thức tính nhanh về :  Quãng đường vật đi được, số lần vật đi qua vị trí cân bằng…vv…   
Theo tôi :
   - Đây là một bài toán CHUYỂN ĐÔNG cơ học lớp 10 ta dùng phương pháp ĐỘNG LỰC HỌC + NĂNG LƯỢNG là được không nên gọi nó là DAO ĐỘNG vì dao động phải quanh một vị trí cân bằng, bài toán này VTCB là vị trí nào ?
   - Vật sẽ dừng lại không chuyển động nữa tại vị trí có hợp lực bằng không đồng thời vận tốc bằng không.
   - Vậy ở vị trí  «  biên » là vị trí vật dễ dừng lại vì có một Đk là vận tốc bằng 0, nhưng cần lưu ý ma sát lúc này là ma sát nghỉ. Ma sát nghỉ cực đại thường lại lớn hơn ma sát trượt v.v…………… Đề thi ĐH 2010 biết hỏi dúng lúc, chỉ có điều coi dao động của vật là dao động tắt dần liệu có ổn không ?
Vì thời gian có hạn tôi chỉ nêu được hai vấn đề nhỏ  trên rất mong được học hỏi thêm.
               Tiên Lãng, ngày 07.6.2011.
                  Nguyễn Văn Quân
Đ/c : nguyenquan009@gmail.com


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
Đặng Văn Quyết
Thành viên mới
*

Nhận xét: +2/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 9
-Được cảm ơn: 13

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 27



WWW Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:06:17 pm Ngày 08 Tháng Sáu, 2011 »

" Đây là một bài toán CHUYỂN ĐÔNG cơ học lớp 10 ta dùng phương pháp ĐỘNG LỰC HỌC + NĂNG LƯỢNG là được không nên gọi nó là DAO ĐỘNG vì dao động phải quanh một vị trí cân bằng, bài toán này VTCB là vị trí nào ?"
Đây là bài toán dao động tắt dần hay đấy chứ. Tại sao không được gọi là dao động nhỉ? Vị trí cân bằng là vị trí mà nhiều người không nhận thấy được nên làm sai bài này. Chứ như trong dao động điều hòa thì bài toán lại quá dễ rồi.


Logged

Diễn đàn trường THPT Nguyễn Đức Mậu http://c3nguyenducmau.edu.vn
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.