tamanh
Thành viên mới
Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4
Offline
Bài viết: 21
|
|
« Trả lời #2 vào lúc: 01:33:18 am Ngày 23 Tháng Tư, 2011 » |
|
Ánh sáng là sóng điện từ, để xét sự phản xạ và khúc xạ sóng điện từ qua mặt phân cách giữa 2 môi trường và chứng minh được các định luật quang hình thì bạn cần xuất phát từ hệ phương trình Maxwell, rút ra các điều kiện của véc tơ E, B tại mặt phân cách và giải.
Nhưng để trả lời câu hỏi này, bạn chỉ cần giải 2 phương trình véc tơ trong hệ phương trình Maxwell là đủ, đó là: divD=0 và rotE=-(đạo hàm bậc nhất của véc tơ cảm ứng từ theo thời gian). Cách giải: - Bạn phải vẽ hình đường truyền của các tia sáng tới, tia khúc xạ, tia phản xạ tại mặt phân cách. Từ đó vẽ được các véc tơ E, B sao cho E, B, hướng truyền tạo thành tam diện thuận. 1 sóng = 1 véc tơ Fresnel = 1 đại lượng phức. - Biểu diễn cượng độ điện trường tới, phản xạ và truyền qua bằng các đại lượng phức. Thay vào 2 phương trình trên và lập luận bạn sẽ được : Et=2.Ei/(anpha+beta) Er=(anpha-beta).Ei/(anpha+beta) Với Et, Ei, Er lần lượt là các thành phần điện trường của sóng truyền qua, sóng tới, sóng phản xạ. anpha=cos(góc khúc xạ)/ cos(góc tới); beta=(epsilon2.n1)/(epsilon1.n2) Ta thấy: (anpha+beta)>0, suy ra sóng truyền qua và sóng tới luôn cùng pha. anpha>beta, sóng phản xạ cùng pha sóng tới. anpha<beta, sóng phản xạ ngược pha sóng tới. (chú ý là ở đây epsilon là hằng số điện môi của môi trường).
* Khi phản xạ toàn phần góc khúc xạ = 90, nên anpha=0.
beta<0, sóng truyền qua và sóng tới cùng pha. beta>0, sóng phản xạ ngược pha sóng tới. n1, n2 là chiết suất của 2 môi trường nên n1, n2 luôn dương. dấu của beta phụ thuộc vào dấu của các hằng số điện môi, mà không phụ thuộc vào độ lớn của các chiết suất.
Nếu 2 môi trường là điện môi lý tưởng thì sóng phản xạ và sóng tới luôn ngược pha.
|