06:11:12 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ với hai nguồn kết hợp A, B (khác biên độ và pha ban đầu). Điều kiện tại một điểm bất kỳ dao động với biên độ cực tiểu là
Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây dài căng ngang với bước sóng 30 cm.M và N là hai phần tử dây cách nhau một khoảng 40 cm. Biết rằng khi li độ của M là 3 cm thì li độ của N là –3 cm. Biên độ sóng là
Khi bắn hạt α có động năng K vào hạt nhân  đứng yên thì gây ra phản ứng . Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là mHe  = 4,0015 u, mN = 13,9992 u, mO = 16,9947 u và mX = 1,0073 u. Lấy lu = 931,5 MeV/c2 . Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng 
Cho một con lắc dao động tắt dần chậm trong môi trường có ma sát. Nếu sau mỗi chu kì cơ năng của con lắc giảm 5% thì sau 10 chu kì biên độ của nó giảm xấp xỉ
Cho một nguyên tử Hidro cóEn=-13,6n2eV mức năng lượng thứ n tuân theo công thức   và nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thứ nhất. Kích thích nguyên tử để bán kính quỹ đạo của electron tăng 9 lần. Tỉ số bước sóng hồng ngoại lớn nhất và bước sóng nhìn thấy nhỏ nhất mà nguyên tử này có thể phát ra gần giá trị nào nhất sau đây?


Trả lời

Các tiên đề Bo

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: các tiên đề Bo  (Đọc 4501 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Đậu Nam Thành
Vật lí
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +21/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 73
-Được cảm ơn: 610

Offline Offline

Bài viết: 994


Email
« vào lúc: 11:28:20 am Ngày 06 Tháng Ba, 2011 »

thầy cô nào có thể giúp em hiểu về hai tiên đề BO với? có ví dụ càng tốt. em xin cảm ơn


Logged



Tất cả vì học sinh thân yêu
Huỳnh Nghiêm
Moderator
Thành viên danh dự
*****

Nhận xét: +12/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 186

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 282


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:13:25 am Ngày 07 Tháng Ba, 2011 »

Ngoài những thành tựu trong hoá học, mẫu hành tinh nguyên tử của Rutherford có 2 mâu thuẫn với thực nghiệm:
1. e chuyển động có gia tốc -> bức xạ năng lượng -> mất dần NL -> rơi vào nhân. Vậy nguyên tử o bền !
2. Lượng NL mà e mất hay thu được có thể nhận giá trị tuỳ ý -> phổ phát xạ hay hấp thụ của Hidro phải là phổ liên tục.

Để khắc phục 2 nhược điểm trên, Bo (thay mặt Chúa) "phán" rằng
1. Chúa đã ấn định sẵn những "trạng thái đặc biệt" mà trong những trạng thái này e không bức xạ NL. Xin phép Chúa, Bo đặt tên cho các trạng thái này là các trạng thái dừng (gồm trạng thái cơ bản - Ground state và các trạng thái kích thích - excited state)
2. Vậy khi nào ngtử sẽ bức xạ hay hấp thụ NL (điều này đã thấy trên thực tế). Bo "phán" tiếp tiên đề 2

Bằng hai lời phán trên ( và các hệ quả của nó), Bo khắc phục được 2 nhược điểm trên mà vẫn giữ được mẫu Hành tinh NT. Hơn nữa, còn tính toán được bước sóng của các vạch trong phổ hidro phù hợp với các số liệu thực nghiệm

Việc xây dựng 1 thuyết trên hệ các tiên đề (lời phán) là quen thuộc trong khoa học. Chừng nào mà các KQ suy ra từ thuyết đó còn phù hợp với thực nghiệm ("cây đời mãi mãi xanh tươi") thì thuyết đó còn được chấp nhận.

Tất nhiên để "phán" được các tiên đề này, tác giả đã chiêm nghiệm nhiều dựa trên các kết quả thực nghiệm trước đó và sự mách bảo của Chúa (mà ta gọi là trực giác).

Tuy nhiên, thuyết Bo chỉ là thuyết bán cổ điển (ba rọi), nó chỉ thành công trong việc giải thích phổ hidro, từ He trở lên thì nó thua, nhưng nó là 1 trong những mần của thuyết lượng tử hiện đại


Logged
nguyen van dat
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +6/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 73

Offline Offline

Bài viết: 141


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:12:16 am Ngày 07 Tháng Ba, 2011 »

thầy cô nào có thể giúp em hiểu về hai tiên đề BO với? có ví dụ càng tốt. em xin cảm ơn
Bạn có thể so sánh năng lượng của một nguyên tử giống như năng lượng (thế năng) của chính bạn. Nhà bạn là một ngôi nhà cao tầng. Bạn thường sống ở tầng 1. Năng lượng của bạn thấp nhất. Đó là trạng thái cơ bản.
Thỉnh thoảng bạn thích lên các tầng cao hơn. Năng lượng của bạn cao hơn. Đó là trạng thái kích thích.
Tiên đề 1 được hiểu thế này: Khi tôi đi tìm bạn, tôi chỉ thấy bạn ở một tầng nào đó trên tòa nhà. Tôi không thấy bạn xuất hiện ở cầu thang. Vì vậy năng lượng của bạn chỉ có những giá trị xác định chứ không phải có giá trị tùy ý. Trạng thái mà bạn xuất hiện ở một tầng nào đó trên tòa nhà là trạng thái dừng. các trạng thái này có năng lượng hoàn toàn xác định.
 Tiên đề 2 được hiểu thế này: Khi bạn nhận được một năng lượng từ bên ngoài. Ngay lập tức, Bạn sẽ được chuyển lên một tầng cao hơn có năng lượng lớn hơn. Bạn biến mất ở vị trí này thì xuất hiện ở vị trí khác. Nếu ai đó tìm bạn sẽ không tìm thấy bạn trên đường đi giữa hai vị trí.
Đó là quy luật lượng tử. Lượng tử có nghĩa là gián đoạn chứ không liên tục. Đây là quy luật của thế giới các hạt vi mô. Khi bạn đang ở tầng cao, bạn biến mất và xuất hiện ở một tầng thấp hơn. Thì lúc đó bạn đã bức xạ ra một năng lượng. Đó chính là năng lượng của phôtôn mà bạn đã bức xạ ra.


Logged
laivanthang
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Bài viết: 94


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 11:35:55 am Ngày 19 Tháng Ba, 2011 »

cách giải thích bạn đạt giống ý tưởng cuả mình.
cảm ơn bạn


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.