Mọi người chỉ giáo!
-Là gv ai cũng biết và dạy hs ''SDT là sóng ngang'' trong khi sóng cơ có thể cả sóng dọc. Vậy nguyên nhân do đâu?
-Hơn nữa trong SDT điện trường và từ trường lại biến thiên cùng pha ( phương vuông góc)
-Thuyết macxoen cho rằng điện trường bthiên sinh ra từ trường xoáy và ngược lại. Có nghĩa là từ trường sinh ra sau nên có pha chậm hơn so với điện trường.
-Nếu ta chúng cùng xuất hiện một lúc nghĩa là cùng pha thì tốc độ truyền SDT phải là vô cùng lớn. Điện trường và từ trường phải có mặt ngay lập tức ở khắp mọi nơi(v=vô cùng mà v~3.10^8m/s).
Mà chúng ta cũng biết năng lượng SDT tỷ lệ với f^4 chứng minh điều này như thế nào?
Mình đọc nhiều sách không có chỗ nào giải thích rõ ràng cả?
Mình xin mạn phép đóng góp ý kiến về vấn đề này như sau:
(mình xin phép mọi người cho phép mình dùng kiến thức cao hơn mà cấp 3 không được học để giải thích vấn đề khá hay này)
Thứ nhất Măcxoen_Faraday có đưa ra 2 luận điểm về vấn đề này Luận điểm thứ nhất của Ông ý là:
Lưu số của vecto cường độ điện trường xoáy dọc theo một đường cong kín bất kì thì bằng về giá trị tuyệt đối, nhưng trái về dấu với tốc độ biến thiên theo thời gian của từ thông gửi qua diện tích giới hạn bởi đường cong kín. [tex]\oint_{C}^{}{}{\vec{E} d \vec{l}} =- \frac{d}{dt} \int_{S}^{}{}\vec{B}.\vec{ds}[/tex]
Trong giải tích vecto thì người ta chứng minh được rằng:
[tex]\oint_{C}^{}{}\vec{E}.\vec{dl}= \int_{S}^{}{}rot \vec{E}.\vec{dS}[/tex]
Mặt khác ta có rằng: [tex]- \frac{d}{dt} \int_{S}^{}{}\vec{B}.\vec{dS}= \int_{S}^{}{}(- \frac{d\vec{B}}{dt}).d\vec{S}[/tex]
Do đó ta có biểu thức: [tex]rot \vec{E}=- \frac{d\vec{B}}{dt}[/tex]
Mặt khác (vecto)B không những biến đổi thời gian mà còn biến đổi theo không gian nên ta có thể viêt :[tex]\vec{B}=\vec{B}(x,y,z,t)[/tex]. Nhưng chỉ có (vecto)B biến thiên trong không gian theo thời gian mới sinh ra điện trường nên ta có thể viết theo đạo hàm riêng theo thời gian của (vecto)B.
[tex]rot \vec{B}=- \frac{\partial \vec{B}}{\partial t}[/tex]
Bây giờ mình bắt đầu phân tích kĩ công thức trên,
Nếu bạn nào đã học toán A1 rồi thì sẽ biết rõ điều mình chuẩn bị nói.
Người ta gọi [tex]vecteur \vec{X}[/tex] là vecteur rotation hay vecteur xoáy tại điểm M trong từ trường.
[tex]rot \vec{F}(M) = ( \frac{\Delta R}{\Delta y}- \frac{\Delta Q}{\Delta z}) \vec{i}+(\frac{\Delta P}{\Delta z}- \frac{\Delta R}{\Delta x})\vec{j}+(\frac{\Delta Q}{\Delta x}- \frac{\Delta P}{\Delta y})\vec{k}[/tex]
Công thức trên có ý nghĩa là: Lưu số của trường vecto [tex]\vec{F}[/tex] theo một đường cong kín C đặt trong trường đó bằng thông lượng của vecto [tex]rot\vec{F}[/tex] qua mặt kín S giới hạn bởi đường cong C.
Nó chứng tỏ 1 điều \vec{E} \perp \vec{B} hay chính là chúng vuông góc vơi phương truyền sóng của chúng.
Mình chỉ có thể nói như vậy là hết cỡ chi tiết rồi, ko biết nói như thế nào cho mọi người hiểu nữa.
Cái thứ 2, sóng điện từ là sóng ngang, tức phương dao động vuông góc với phương truyền sóng là điều hiển nhiên, nó được tạo ra từ sự kết hợp giữa điện trường biến thiên và từ trường biến thiên, cái này sinh ra cái kia, cái đó là một chuỗi nối tiếp, không thể xác định cái nào có trước, cái nào có sau, bằng công thức trên và sự hình thành 2 loại điện trường xoáy và từ trường biến thiên như 1 quan hệ tiền đề cho nhau, bằng thực nghiêm hay lý thuyết,bạn cứ thử vẽ hình ra xem chúng có vuông góc vói nhau không và sẽ thấy, chính do sự vuông góc đó tạo ra phương truyền sóng như vậy_ tức sóng ngang đó bạn
Cái thứ 3: Không có vận tốc bằng vô cùng, nó chỉ là
từ để chỉ
vận tốc qua lớn, vận tốc trong hệ quy chiếu phi quán tính của Anhxtanh thôi, vận tốc trong vũ trụ này lớn nhất là vận tốc ánh sáng, tức 3*10^8m/s.
Còn trường hợp lỗ đen là 1 thứ ngoại lệ, nó chuyển động với vận tốc lớn hơn ánh sáng, nó hút mọi thứ kể cả ánh sáng, chính vì vậy ánh sáng mạt trời chiếu vào lỗ đen là đã xác đinh: 1 đi không trở lại, tức nó không phản xa vào mắt ta để mà ta có thể nhìn được lỗ đen.
Đó là nguyên nhân mà các nhà bác học đã chứng minh ra lượng vật chất còn thiếu trong vũ trụ này khi họ tính và thấy thiếu 1 lượng vật chất rất lớn, đó là vật chất tối, họ tính băng phương trình thuyết tương đối hẹp và rộng gì đó của Ampeanhxtanh, hihi,
Nói vậy thôi chứ không biết đúng hay sai