SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2008-2009
MÔN VẬT LÝ - LỚP 12 THPT
Thời gian làm bài : 60 phút
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (32câu)
Câu 1: Chọn câu sai. Tia hồng ngoại
A. có thể gây ra một số phản ứng hóa học.
B. có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
C. có thể gây ra hiện tượng quang điện với kim loại như kẽm, nhôm...
D. có tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.
Câu 2: Giả sử sau 4 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó là :
A. 16 (giờ). B. 5,0 (giờ). C. 2,0 (giờ). D. 1,0 (giờ).
Câu 3: Cho các hạt nhân: , . Giả sử trong mỗi hạt nhân đó, nếu ta thay số prôtôn bằng số nơtrôn và ngược lại, thì ta được các hạt nhân:
A. ; . B. ; . C. ; . D. ; .
Câu 4: Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có
A. cùng khối lượng. B. cùng số Z, khác số A.
C. cùng số A, cùng số êlectron. D. cùng số Z, cùng số A.
Câu 5: Một hạt có năng lượng toàn phần gấp đôi năng lượng nghỉ của nó. Vận tốc của hạt đó tính theo vận tốc ánh sáng c là:
A. B. C. D.
Câu 6: Quá trình phóng xạ không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân là
A. phóng xạ +. B. phóng xạ . C. phóng xạ -. D. phóng xạ .
Câu 7: Cho phản ứng hạt nhân : α + p + X. Hạt nhân X là:
A. . B. . C. . D. .
Câu 8: Trong hiện tượng phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến
A. sự giải phóng một êlectron tự do.
B. sự giải phóng một êlectron liên kết.
C. sự giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống.
D. sự phát ra một phô tôn khác.
Câu 9: Hiện tượng quang điện (ngoài) là hiện tượng êlectron bứt ra khỏi
A. bề mặt kim loại bị nung nóng.
B. kim loại khi có ion đập vào.
C. một nguyên tử khi va chạm với nguyên tử khác.
D. bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.
Câu 10: Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Công thoát êlectron của đồng là 6,625.10-19 J. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra với đồng nếu ánh sáng kích thích có bước sóng hay tần số nào dưới đây ?
A. 280 (nm). B. 180 (nm). C. 1,2.1015 (Hz). D. 7,5.1014 (Hz).
Câu 11: Biết hằng số Planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Lượng tử năng lượng của ánh sáng màu đỏ có bước sóng 750 nm là:
A. 2,65.10-19 (J). B. 2,65.10-21 (J). C. 16,6 (eV). D. 1,56 (eV).
Câu 12: Năng lượng liên kết của các hạt nhân và lần lượt là 2,22MeV; 28,4MeV; 492MeV và 1786MeV. Hạt nhân bền vững nhất là :
A. B. . C. . D. .
Câu 13: Trên thang sóng điện từ, vùng tiếp giáp với vùng sóng vô tuyến là
A. tia X. B. tia hồng ngoại. C. tia . D. tia tử ngoại.
Câu 14: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng
A. dẫn sóng ánh sáng bằng cáp quang.
B. giảm tính dẫn điện của một chất khi bị chiếu sáng.
C. tăng nhiệt độ của một chất khi bị chiếu sáng.
D. giảm điện trở suất của một chất khi bị chiếu sáng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai ? Hiện tượng phóng xạ
A. không phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài như nhiệt độ, áp suất.
B. có tổng khối lượng các hạt sản phẩm lớn hơn khối lượng hạt nhân mẹ.
C. là phản ứng hạt nhân tỏa nhiệt.
D. là phản ứng hạt nhân đặc biệt xảy ra một cách tự phát.
Câu 16: Tia tử ngoại
A. kích thích sự phát quang của nhiều chất. B. không làm đen kính ảnh.
C. bị lệch trong điện trường và từ trường. D. truyền được qua giấy, vải và gỗ.
Câu 17: Biết hằng số Planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Trong quang phổ nguyên tử Hiđrô, có một vạch màu đỏ với bước sóng 656,3 nm. Điều đó chứng tỏ nguyên tử đó đã dịch chuyển giữa hai trạng thái dừng có hiệu hai mức năng lượng là:
A. 3,03.10-19 (J). B. 3,12.10-25 (J). C. 3.12.10-19 (J). D. 3,03.10-25 (J).
Câu 18: Chất phóng xạ dùng trong y tế có chu kì bán rã là 8 ngày đêm. Nếu ban đầu nhận được 200g chất này thì sau 24 ngày, khối lượng còn lại là :
A. 66,7 (g). B. 25 (g). C. 12,5 (g). D. 175 (g)
Câu 19: Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Giới hạn quang điện của nhôm là 360 nm. Công thoát của tấm nhôm là :
A. 5,25.10-19 (J). B. 3,45 (eV). C. 5,52.10-18 (J). D. 0,328 (eV).
Câu 20: Trong một thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng, thu được một kết quả là = 535 nm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng màu
A. vàng. B. đỏ. C. tím. D. lục.
Câu 21: Trong một thí nghiệm Young, nếu dùng ánh sáng tím có bước sóng 400 nm thì khoảng vân đo được là 0,6 mm. Nếu dùng ánh sáng vàng có bước sóng 600 nm thì khoảng vân đo được sẽ là
A. 0,9 (mm). B. 90 (mm). C. 40 (mm). D. 0,4 (mm).
Câu 22: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,6 mm, khoảng cách từ hai khe sáng đến màn ảnh là 2,5 m, khoảng vân đo được là 2 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
A. 0,50 (m). B. 750 (nm). C. 0,57 m. D. 480 (nm).
Câu 23: Số hạt và - trong quá trình phóng xạ của để biến thành chì lần lượt là :
A. 4 và 6. B. 6 và 8. C. 8 và 6. D. 6 và 4.
Câu 24: Dùng hạt α bắn phá hạt nhân gây ra phản ứng: + α n +
Biết: mα = 4,0015u; mn = 1,00867u; mBe = 9,012194u; mC = 11,9967u; 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng toả ra từ phản ứng trên là:
A. 7,754 (MeV). B. 8,324 (KeV). C. 7,75 (MeV). D. 5,76 (MeV).
Câu 25: Trong một thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 1,2m. Nguồn điểm phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 660 nm và 2 = 550 nm. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân sáng đầu tiên trên màn cùng màu với nó là :
A. 2,376 (mm). B. 1,65 (mm). C. 1,98 (mm). D. 3,30 (mm).
Câu 26: Quang điện trở hoạt động dựa vào
A. hiện tượng nhiệt điện. B. hiện tượng quang điện.
C. sự phụ thuộc điện trở vào nhiệt độ. D. hiện tượng quang điện trong.
Câu 27: Tia X cứng và tia X mềm có sự khác biệt về
A. bản chất, năng lượng và bước sóng. B. bản chất và khả năng đâm xuyên.
C. năng lượng và bước sóng. D. bản chất và năng lượng.
Câu 28: Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bohr là ro = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng M là
A. 21,2.10-11 (m). B. 47,7.10-11 (m). C. 132,5.10-11 (m). D. 84,8.10-11(m).
Câu 29: Trong các tia phóng xạ , + và , sắp xếp theo thứ tự tăng dần về khả năng đâm xuyên, ta có kết quả là :
A. +, , . B. , +, . C. , +, . D. , , +.
Câu 30: Cho giới hạn quang điện của Al, Cu và Zn lần lượt là 360nm, 300nm, 350nm. Giới hạn quang điện của một hợp kim gồm Al, Cu và Zn sẽ là:A. 1010 (nm). B. 300 (nm). C. 360 (nm). D. 350 (nm).
Câu 31: Gọi nC, nV, nL và nT là chiết suất của thủy tinh lần lượt đối với các tia chàm, vàng, lam và tím. Sắp xếp theo thứ tự nào dưới đây là đúng ?
A. nT < nV < nL < nC. B. nT > nV > nL > nC.
C. nT > nC > nL > nV. D. nT < nC < nL < nV.
Câu 32: Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc trong máy quang phổ là
A. lăng kính. B. tấm kính ảnh. C. buồng tối. D. ống chuẩn trực.
B. PHẦN RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (8 câu)
Câu 33: Trong sơ đồ khối của một máy phát sóng vô tuyến đơn giản không có
A. mạch phát sóng điện từ. B. mạch biến điệu.
C. mạch tách sóng. D. mạch khuếch đại.
Câu 34: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng = 600nm, người ta đo được khoảng cách gần nhất giữa vân tối thứ 5 và vân sáng bậc 2 là 2,5mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Khoảng cách giữa hai khe là:
A. 1,0 (mm) B. 1,5 (mm). C. 1,2 (mm). D. 2,4 (mm).
Câu 35: Cường độ tức thời của dòng điện trong mạch dao động là i = 0,05cos2000t (A). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 500nF. Độ tự cảm của cuộn cảm là:
A. 0,05 (H). B. 0,50 (H). C. 5.10-8 (H). D. 1,00 (H).
Câu 36: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Cu-lít-giơ có giá trị hiệu dụng là 12kV. Cho khối lượng và độ lớn điện tích của êlectron là 9,1.10-31kg và 1,6.10-19C. Vận tốc cực đại của các êlectron đập vào anốt là:
A. 6,459.107 (m/s). B. 2,443.106 (m/s). C. 6,5.107 (m/s). D. 7,725.107 (m/s).
Câu 37: Trong mạch dao động, khi điện tích của một bản tụ điện biến đổi theo phương trình q = qocos t, thì dòng điện trong mạch biến đổi theo phương trình :
A. i = Iocos( t + ) B. i = Io cos( t + )
C. i = Iocos( t + ) D. i = Io cos t
Câu 38: Quá trình phóng xạ không có sự thay đổi cấu trúc hạt nhân là
A. phóng xạ . B. phóng xạ -. C. phóng xạ +. D. phóng xạ .
Câu 39: Một mạch LC cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng 5m, ứng với trị số của tụ điện điều chỉnh là 20pF, Cuộn dây có độ tự cảm là:
A. 50 mH. B. 500 H. C. 0,35 H. D. 0,35 H .
Câu 40: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm thuần L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi tăng điện dung của tụ điện lên 9 lần thì chu kỳ dao động của mạch
A. giảm 3 lần. B. giảm 9 lần. C. tăng 3 lần. D. tăng 9 lần.
C. PHẦN RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (8 câu)
Câu 41: Một thấu kính hội tụ mỏng, tiêu cự 50cm được cưa thành hai phần bằng nhau bởi một mặt phẳng đi qua trục chính. Một khe sáng hẹp, nhỏ S ở trong mặt phẳng đi qua trục chính và có phương song song với đường phân chia hai phần của thấu kính, cách thấu kính 1m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta khảo sát hiện tượng giao thoa trên màn E cách thấu kính 4,5m. Biết hai ảnh S1, S2 qua hai nữa thấu kính cách nhau 2mm. Độ rộng của vùng giao thoa trên màn là:
A. 8mm. B. 5,5mm. C. 11mm. D. 6mm
Câu 42: Catốt của tế bào quang điện làm bằng Cs có o = 0,6 (m). Chiếu vào catốt đó một bức xạ có bước sóng = 330 (nm). Biết hằng số planck là 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s và độ lớn điện tích êlectron là 1,6.10-19 C. Để triệt tiêu dòng quang điện thì hiệu điện thế UAK giữa anốt và catốt của tế bào quang điện phải thỏa mãn:
A. UAK -1,69 (V). B. UAK - 2,35 (V). C. UAK 1,69 (V). D. UAK > - 1,69 (V).
Câu 43: Hạt nhân là bền vững khi có
A. năng lượng liên kết lớn. B. số khối A lớn.
C. nguyên tử số Z lớn. D. năng lượng liên kết riêng lớn.
Câu 44: Khi chiếu chùm ánh sáng tím vào tấm bìa màu đỏ, ta thấy tấm bìa có màu
A. đen. B. chàm. C. tím. D. lục.
Câu 45: Khi các nguyên tử hiđrô được kích thích để êlectron chuyển lên quỹ đạo M, thì sau đó các vạch quang phổ mà các nguyên tử hiđrô đó có thể phát ra sẽ thuộc các vùng
A. hai bức xạ của vùng ánh sáng nhìn thấy và một bức xạ của vùng tử ngoại.
B. một bức xạ của vùng hồng ngoại và hai bức xạ của vùng tử ngoại.
C. một bức xạ của vùng ánh sáng nhìn thấy và hai bức xạ của vùng tử ngoại.
D. một của vùng hồng ngoại, một của vùng ánh sáng nhìn thấy và một của vùng tử ngoại.
Câu 46: Trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện, cho các êlectron quang điện bay vào từ trường đều theo phương vuông góc với các đường cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của quỹ đạo êlectron giảm đi khi
A. tăng cường độ chùm sáng kích thích. B. giảm cường độ chùm sáng kích thích.
C. giảm tần số ánh sáng kích thích. D. giảm bước sóng ánh sáng kích thích.
Câu 47: Một chiếc thước có chiều dài 30cm, chuyển động với vận tốc v = 0,8c theo chiều dài của thước thì co lại là:
A. 10cm. B. 15cm. C. 12cm. D. 18cm.
Câu 48: Cho phản ứng hạt nhân: p + + X . Hạt Be đứng yên, hạt p có động năng Kp = 5,45MeV. Hạt có động năng K = 4MeV và vuông góc với . Lấy khối lượng hạt nhân bằng số khối các hạt. Động năng của hạt X thu được là:
A. Kx = 4,575 MeV B. Kx = 3,575 MeV C. Kx = 2,575 MeV D. Kx = 1,575MeV
----------- Hết ----------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
MÃ ĐỀ 132
1 C 2 C 3 B 4 B 5 A 6 B 7 B 8 D 9 D 10 D
11 A 12 A 13 B 14 D 15 B 16 A 17 A 18 B 19 B 20 D
21 A 22 D 23 D 24 A 25 C 26 D 27 C 28 B 29 C
30 C31 C
32 A 33 C 34 C 35 A 36 D 37 A 38 D 39 D 40 C 41 B
42 A 43 D 44 A 45 C 46 C 47 D 48 B
;
Thưa các bạn ^^^ Câu 30 của đề thi và đáp án của câu đó Nguyễn Lâm Nguyễn đã đánh dấu để các bạn tiện quan sát.
Vậy bây giờ lời kết cho bài toán này là gì ?
Thầy Triệu Phú khi đọc diễn đàn bài này, em hi vọng thầy cho ý kiến. Có thể khi họp tổ bộ môn Vật lý- Công nghệ của trường thầy thầy có thể xin ý kiến của các thầy trong tổ.
Mong sớm có lời kết. Cảm ơn các bạn quan tâm và trả lời về vấn đề trên.