05:51:40 am Ngày 30 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trên mặt phẳng nằm ngang có hai con lắc lò xo. Các lò xo có cùng độ cứng k, cùng chiều dài tự nhiên là 32 cm. Các vật nhỏ A và B có khối lượng lần lượt là m và 4m. Ban đầu, A và B được giữ ở vị trí sao cho lò xo gắn với A bị dãn 8 cm còn lò xo gắn với B bị nén 8 cm. Đồng thời thả nhẹ để hai vật dao động điều hòa trên cùng một đường thẳng đi qua giá I cố định (hình vẽ). Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai vật có giá trị lần lượt là:
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x=3cos(4πt)cm.  Pha dao động của vật tại thời điểm t bằng:
Thực hiện thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình bên. Năm con lắc đơn (1); (2); (3); (4) và M (con lắc điều khiển) được treo trên một sợi dây. Ban đầu hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kích thích M dao động nhỏ trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ thì các con lắc còn lại dao động theo. Con lắc dao động sớm nhất là
Kim loại làm ca tốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện λ0. Lần lượt chiếu tới bề mặt catot hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 µm và λ2 = 0,5 µm thì vận tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi bề mặt catot khác nhau 2 lần. Giá trị của λ0 là
Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số 1Hz, thời điểm đầu vật qua vị trí x = 5cm theo chiều dương với tốc độ v=10πcm/s. Viết phương trình dao động.


Trả lời

THÊM 1 CÂU LÝ THUYẾT VÀ 1 BÀI TẬP

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: THÊM 1 CÂU LÝ THUYẾT VÀ 1 BÀI TẬP  (Đọc 7199 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« vào lúc: 07:57:35 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2010 »

1)một sóng dao động điều hòa truyền trong ko gian ko mất năng lựong tại khoảng cách d xa nguồn điểm sóng biên độ sóng ở đó
a) tỉ lệ với d^2    b)tỉ lệ với d^3     c)tỉ lệ nghịch với d      d)ko đổi
2)hai dây cao su vô cùng nhẹ có độ dài tự nhiên bàng nhau và bằng l(o)có hệ số đần hồi khi dãn bằng nhau một chất điểm m được gắn với 1 đầu của mỗi đầu dây các đầu còn lại được kéo căng theo phương ngangcho đến khi mỗi dây có chiều dài l tìm biên độ dao đọng max của m đẻ dao động đó là dao động điều hòa biết rằng dây cao su đó ko tác dụng kực lên m khi nó bị chùng
a)( l-l(o) )/2        b)2*( l-l(o) )      c)l(o)        d)( l-l(o) )
mình chỉ còn khúc mắc hai câu đó ( thứ 7 giải chuyên đề rồi , mong nhận được sự trợ giúp sớm)


Logged


alibaba911
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 41


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:26:04 pm Ngày 16 Tháng Ba, 2010 »

biên độ sóng không đổi vì sóng sẽ lan truyền mãi mãi khi không bị mất năng lượng


Logged
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 05:13:05 pm Ngày 20 Tháng Ba, 2010 »

uhm ko phải sai đề đâu 911 à , đáp án chính là câu c ấy bởi vì hic ... trang 74 có bảo rằng " trong thực té càng xa tâm động thì biên độ sóng càng nhỏ "... hic, cho đề kiểu này chắc chúng ta out sớm  hic..


Logged
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: 08:30:26 am Ngày 21 Tháng Ba, 2010 »

uhm ko phải sai đề đâu 911 à , đáp án chính là câu c ấy bởi vì hic ... trang 74 có bảo rằng " trong thực té càng xa tâm động thì biên độ sóng càng nhỏ "... hic, cho đề kiểu này chắc chúng ta out sớm  hic..

* Theo giả thiết của câu hỏi (không mất năng lượng) thì trả lời của alibaba là đúng.

* Trong thực tế, phải có mất mát năng lượng. Cho nên nói rằng càng xa tâm dao động thì biên độ càng nhỏ là đúng. Tuy nhiên nhỏ như thế nào thì chúng ta không chắc chắn được. Tại sao phải là tỷ lệ nghịch với d, mà không phải là d^2 hay d^3 hay 2 * d....Huh??  Việc biên độ giảm như thế nào còn phụ thuộc vào bản chất của môi trường. Có những môi trường biên độ giảm rất chậm (như không khí), có môi trường biên độ giảm rất nhanh (như hắc ín).

Nói tóm lại, trả lời c không thể đúng, cho dù xét có mất năng lượng hay không.



Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 02:47:07 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2010 »

Vậy theo thầy tranquynh thì ta sẽ chọn câu nào ? trắc nghiệm phải luôn có 1 câu " chính xác " nhất , đối với câu này thì đáp án là C, ban đầu em nghĩ rằng biên độ sóng là biên độ dao động của các phần tử nên nó sẽ ko đổi , nhưng lại là C nên em mới post lên để mọi người góp ý , nếu nói như thầy tranquynh : " nói tóm lại trả lời C ko thể đúng , cho dù xét có mất năng lượng hay ko " vậy thì ta chọn đáp án nào? theo " giả thuyết " hay theo " thực tế" . câu này mới thứ 7 em cũng đã hỏi thầy và thầy đã đưa ra " dẫn chứng " trong " trang 74 " đó . giờ túm lại là đáp án nào ? C or D ?
NHân tiện em cũng đưa ra 1 câu này luôn : " dao đọng của con lắc đơn phụ thuộc vào : B) biên độ dao động nhỏ      C)ko ma sát   ( ngoài lề tí : em xin ko đưa ra đáp án A và D vì 1 lẽ rằng ... quên òy.
em nhớ câu này bởi vì em đã 1 lần " vấp " phải , trong 1 bài kiểm tra thầy cho ra câu ấy , và em đã chọn cả 2 câu B và C , nhưng khi chấm bài thì câu ấy em ko được điểm bởi vì chọn 2 câu Huh?, nhưng em đã từng làm trong 1 quyển sách trắc nghiệm rằng " dao ....vào:cả biên ...nhỏ và ko ma sát "  Huh
Vậy thì đặt vấn đề ở đây là em sai chỗ nào khi có quyển sách nói như thế ? và thầy giải thích rằng : " ta phải chọn câu " đúng nhất " trong tất cả các câu " Huh?, câu " đúng nhất " trrong 2 câu có thể đúng ?? và B là " đúng nhất " Thiết  nghĩ có lẽ câu này chắc cũng trong trường hợp đó : chọn câu đúng nhất , vậy thì câu nào mới là câu " đúng nhất " , hic .... em cũng ko đủ tự tin để tin hết những gì sách nói ( " vấp " 1 lần rồi mà lị ) nhưng cũng ko thể ko tin những gì mà sách nói !!!, vậy thì làm sao đây Huh? giờ em chỉ cần 1 " câu duy nhất " mà thôi . mong mọi người giúp đỡ ....!!!!!!!!!!!


Logged
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 06:05:53 pm Ngày 21 Tháng Ba, 2010 »

Dạ uhm em xin góp vài ý kiến " tại sao phải là tỉ lệ nghịch với d mà ko phải là d^2 hay là d^3 hay 2*d ..." Dạ đối với câu a và b em loại ngay từ đầu vì " tỉ lệ " thì mình chưa xác định rõ vấn đề nó là " tỉ lệ nghich hay thuận " nên ko thể chọn , thứ hai tất nhiên nó sẽ tỉ lẹ nghịch với d vỉ càng xa tâm động thì quãng đường càng lớn và biên độ càng nhỏ..Dạ với lại ở câu này chỉ đưa ra vấn đề " mối quan hệ như thế nào giữa biên độ với d " chứ ko có nói đến sự phụ thuộc của biên độ đối vói d ( có nghĩa là ko liên quan đến " nhanh" hay " chậm ", hay có cần phụ thuộc vào môi trường hay ko . bởi vì theo em nghĩ biên độ sóng là biên độ dao động của phần tử trong môi trường , đã nói là phần tử trong môi trường thì có cần thiết xét trong từng môi trường ko ?) Dạ em có vài ý kiến như vậy thưa thầy , nếu có gì sai thì mong thầy sửa cho ,mong nhận sự giúp đỡ của thầy


Logged
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #6 vào lúc: 09:48:56 am Ngày 22 Tháng Ba, 2010 »

Về câu hỏi ban đầu. Sau khi xem xét kỹ nhiều khả năng khác nhau, tranquynh thấy câu hỏi này có rất nhiều sơ sót. Từ đó sẽ có nhiều khả năng trả lời khác nhau. 

Câu hỏi nói sóng lan truyền trong không gian (3 chiều), nhưng không nói cụ thể như thế nào. Thật ra dữ kiện « không mất năng lượng » vẫn chưa đủ. Chúng ta thử phân tích như sau :

Khi sóng lan truyền trong không gian, ta cần phải quan tâm đến cách mà sóng lan truyền. Sóng lan truyền theo một hình cầu, theo một hình tròn trong mặt phẳng hay chỉ theo một hướng. 

Ví dụ sóng cầu : ta đốt một cây đèn cầy (sáp), ánh sáng sẽ lan tỏa ra mọi hướng. Ta có thể xem là sóng cầu.
 
Ví dụ sóng lan truyền theo một hình tròn trong mặt phẳng : thả một viên đá xuống mặt nước sẽ tạo ra sóng nước lan truyền trên mặt nước theo hình tròn.

Ví dụ sóng lan truyền theo một hướng: một chùm tia laser có tính định hướng cao, khi phát ra ánh sáng có thể được xem là lan truyền theo một hướng.

Cách mà sóng lan truyền sẽ ảnh hưởng đến mật độ năng lượng của sóng, từ đó ảnh hưởng đến biên độ dao động của sóng tại điểm khảo sát.

Nếu bỏ qua mất mát năng lượng. Chỉ có trường hợp sóng lan truyền theo một hướng là biên độ không thay đổi (vì mật độ năng lượng không đổi). Khi sóng lan truyền theo một hình tròn, mật độ năng lượng sẽ giảm tỷ lệ nghịch với bán kính của hình tròn, biên độ dao động sẽ giảm.  Khi sóng lan truyền theo một hình cầu, mật độ năng lượng sẽ giảm tỷ lệ nghịch với bình phương bán kính của hình cầu, biên độ dao động cũng sẽ giảm khác đi.


Nói tóm lại, chỉ với giả thiết « không mất năng lượng » thì chúng ta không có đủ dữ kiện để kết luận. 

Về câu hỏi con lắc đơn : Bạn hãy đặt lại câu hỏi rõ ràng hơn (cái gì của con lắc đơn ?). Câu hỏi trắc nghiệm cần phải rõ ràng để tránh có những kết luận nhầm lẫn.

Về vấn đề phải chọn câu đúng nhất : tranquynh không có cùng quan điểm với thầy bạn. Trong các câu hỏi trắc nghiệm, không có khái niệm đúng nhất hay đúng hơn ; chỉ có đúng hoặc sai. Một câu hỏi mà không có đáp án đúng là câu hỏi không ổn. Người ra câu hỏi cần phải chỉnh sửa lại.   


Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #7 vào lúc: 11:41:55 am Ngày 22 Tháng Ba, 2010 »

Em xin phép có ý  kiến về câu hỏi TN thứ nhất .
Em đồng ý với quan điểm của thầy Trần Quỳnh về quá trình truyền sóng trong không gian theo một chiều , hay trên mặt phẳng , hay trên mặt cầu.
Nhưng em không đồng ý với quan điểm là câu trắc nghiệm này có vấn đề. Vì bản thân câu trắc nghiệm này đã nêu lên một giới hạn lý tưởng .
1.Sóng truyền trong không gian điều đó có nghĩa là có thể truyền trên một đường thẳng, sóng truyền trên một mặt phẳng, hay sóng truyền trên mặt cầu.
2. Nhưng giới hạn đã nêu ra là *** năng lượng sóng không đổi *** .
    Từ đó ta thấy rằng giới hạn về truyền sóng đã được đưa ra ( lý tưởng ) do đó biên độ sóng là không đổi.
Thưa chị phamngocbaotram em chi có một ý kiến cuối cùng   ** chân lý luôn là chân lý , và sách chỉ là mô tả chân lý chứ không phải là chân lý . Do đó việc sai sót luôn luôn tồn tại. ** Trong vl gọi hiện tượng này là sai số không thể chấp nhận được.
*** Chị có thể tìm lại câu trắc nghiệm chính xác về con lắc đơn được không ? Chứ em thấy câu trắc nghiệm đó có sai số đến 99 phần trăm , không định hướng về vấn đề gì ?
 


Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 07:08:19 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2010 »

Thứ nhất :uhm dạ vậy " câu trả lời cuối cùng " là ko đổi Huh ( cầu trời khi thi đừng có câu này  [-O<)
Thứ hai : xin nêu rõ bài con lắc đơn : Điều kiện dao động điều hòa của con lắc đơn
  A)....                      B)Biên độ dao động nhỏ ([tex]\alpha[/tex]  <<1O độ )

  C)ko ma sát ( bỏ qua ma sát )           D)......
 (ngoài lề tí : thật sự chị ko còn tìm thấy quyển trắc nghiệm có nói đến việc ghi cả 2 phương án : biên độ dao động nhỏ và bỏ qua ma sát ....cùng với bài kiểm tra của thầy cho bởi lẽ .... hồi tháng 11 lụt vô trôi mất òy, ( lúc đó " bận " ngồi trên mái nhà!!!!) nhưng chị bảo đảm rằng đề ko sai đến 99% như nguyen81 nói đâu ( ý chị là thế ), trong đó đáp án là câu B, nhưng bên cạnh đáp án là câu B thì chị nhớ còn có điều kiện nưa là : bỏ qua mọi ma sát và lực cản .... nếu giả dụ em làm câu trên thì em sẽ chọn phương án nào ? trong khi chị cũng đã nói ở trên chị chọn C và B nhưng lại ko được điểm ? , chị đưa ra câu vd về con lắc đơn này ko phải là có ý " ai " đúng "ai " sai , hay cũng có thể như em nói " Do đó việc sai sót luôn tồn tại " , có thể thời đại ngày càng phát triển và tiến bộ nên con người ko ngừng tìm ra những " cái mới . chân lý mới " để " bổ sung hay phản bác cái cũ ". Ví dụ như " trái đất là trung tâm của vũ trụ " ( chị ko nhớ ai đã nói câu này nữa hic ) nhưng thật sự giờ ko phải thế , cũng như "người ta " cũng đã từng bảo " chân ko là môi trường " nhưng giờ lại là " chân ko ko phải là môi trường " ...điều ở đây chị muốn là " thực tại " cái nào sẽ đúng !!!! chị đưa ra bài con lắc đơn ấy là  chị vẫn còn " khúc mắt " ở chỗ đó : điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa ? ( chị nhớ vấn đề này chị đã " tranh luận " với thầy và được nhận câu trả lời " như thế" . chị ko dám có ý kiến gì nữa vì dù sao " đấng bề trên cũng dày dạn kinh nghiệm hơn " mà , còn đối với câu " ko đổi " chị cũng có " ý kiến " và cũng có câu trả lời là " trang 74 " đó , vì thế chị mới post lên chứ bộ ), trở về con lắc đơn thì mình có vài " thắc mắc " như thế . mong nhận sự nhiệt tình của mọi người ....
Thứ 3 : dạ thưa thầy tranquynh tất nhiên mỗi người có 1 " quan điểm " # nhau , quan điểm của thầy chắc chắn là đúng và cũng đúng như quan điểm của thầy em (và đa số mọi người ) !!! chỉ có điều quan điểm " đúng nhất " chỉ " xuất hiện " khi có câu đó (nên có thể nói là hi hữu ) , bởi lẽ thầy ấy cũng có nhiều " khúc mắt" nhưng em nhớ thầy ấy  đã từng bảo đại khái là như thế này : " sách mới chỉ có bảo con lắc đơn dao động điều hòa với điều kiện : góc lệch nhỏ nên ta học theo sách mới ( hàng chữ xanh khái niệm ) nên thầy giải thích được có thế "
Dạ uhm Thứ tư có thể " một câu hỏi mà ko có đáp án đúng là câu hỏi ko ổn , người ra câu hỏi cần chỉnh sửa lại ", dạ vâng thực tế luôn tồn tại những chân lý như chân lý của nguyen81 nói , và cũng có thể " thời thế ngày càng thay đổi " nên ta cũng có thể ko nên tin tưởng quá những gì sách nói , nhưng giờ trong trường hợp " hiện tại " , em cần 1 câu tương đối chính xác cho con lắc đơn ấy , thật sự em ko " biểt phải làm sao " ? mong nhận được ý kiến của mọi người !!!!
 


Logged
nguyen_lam_nguyen81
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +45/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 114
-Được cảm ơn: 139

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 392

Thà ngu dốt một lần, còn hơn một đời ngu dốt.

kiniem050104@yahoo.com kiniem050104
Email
« Trả lời #9 vào lúc: 08:31:37 pm Ngày 22 Tháng Ba, 2010 »

Em xin có ý kiến ngắn gọn về câu trắc nghiệm CLĐ.
1.Khi chị chỉnh sửa lại lần này thì em công nhận đó mới là câu trắc nghiệm. Chị có thấy không, vấn dề ở đây là *** Điều kiện dao động điều hòa của con lắc đơn là gì ? ***
2. Chị có tin chân lý luôn là chân lý không ? Và ở đây thầy Trần Quỳnh đã sai vì nhầm lẫn nào đó.
3. Kết quả không được phép tranh cãi *** Bỏ qua mọi ma sát + biên độ góc nhỏ hơn 10 độ ***
Lý do
I/ Thứ nhất con lắc đơn khi dao động phải bỏ qua mọi ma sát mới trở thành dao động tuần hoàn, tức là nó sẽ dao động quanh vị trí cân bằng với biên độ góc không đổi. ( đó là điều kiện cần )
II/ Để con lắc đơn dao động điều hòa thì biên độ góc nhỏ hơn 10 độ để làm gì ?
Để sin[tex]\alpha[/tex]
=tan[tex]\alpha[/tex]
=[tex]\alpha[/tex] rad  Khi đó phương trình dao động của vật mới là x=Acos (.....)
Và chị phamngocbaotram phải biết một điều là, nếu con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ hơn 10 độ mà không bỏ qua ma sát nó sẽ trở thành dao động gì không ? *** TẮT DẦN ***
Con cơ cấu của đồng hồ quả lắc là *** sự tự dao động ***.


hic !!



Logged

Lâm Nguyễn_ Quỳnh Văn_Quỳnh Lưu_ Nghệ An.
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #10 vào lúc: 09:09:41 am Ngày 23 Tháng Ba, 2010 »

Trước hết, xin các bạn bỏ đi chữ "thầy", vì tranquynh không phải là "thầy"  Cheesy.

Sau đây là một số phản hồi.

Nhưng em không đồng ý với quan điểm là câu trắc nghiệm này có vấn đề. Vì bản thân câu trắc nghiệm này đã nêu lên một giới hạn lý tưởng .
2. Nhưng giới hạn đã nêu ra là *** năng lượng sóng không đổi *** .
    Từ đó ta thấy rằng giới hạn về truyền sóng đã được đưa ra ( lý tưởng ) do đó biên độ sóng là không đổi.

Đồng ý với nguyen_lam_nguyen rằng bài toán này là lý tưởng. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc đã xác định rõ ràng cái cách mà sóng truyền đi. Một ví dụ nhỏ: tranquynh lấy 100 hạt gạo rãi đều trên một mặt phẳng. Sau đó tranquynh lấy 100 hạt gạo khác để rãi trên một mặt cầu. Trong 2 trường hợp, tổng số hạt gạo là như nhau, nhưng mật độ sẽ ít hơn khi ta rãi chúng trên mặt cầu.

Quan điểm của tranquynh là: điều kiện năng lượng sóng không đổi không nói lên được cách sóng lan truyền. Nếu như nguyen_lam_nguyen có ý kiến ngược lại, xin hãy giải thích rõ ràng hơn!



Thứ hai : xin nêu rõ bài con lắc đơn : Điều kiện dao động điều hòa của con lắc đơn
  A)....                      B)Biên độ dao động nhỏ ([tex]\alpha[/tex]  <<1O độ )

  C)ko ma sát ( bỏ qua ma sát )           D)......



Câu trắc nghiệm này nguyen_lam_nguyen81 đã giải thích rất rõ ràng. Phải kết hợp cả 2 ý B, C mới đúng. Đây cũng là một ví dụ cho thấy câu trắc nghiệm này có đáp án không ổn.

nhưng em nhớ thầy ấy  đã từng bảo đại khái là như thế này : " sách mới chỉ có bảo con lắc đơn dao động điều hòa với điều kiện : góc lệch nhỏ nên ta học theo sách mới ( hàng chữ xanh khái niệm ) nên thầy giải thích được có thế "
 


Có thể ngay từ đầu khi SGK khảo sát dao động con lắc họ đã có nói đâu đó là bỏ qua ma sát? Sau đó, khi xét dao động điều hòa, họ chỉ cần thêm vào điều kiện góc dao động nhỏ nữa thôi.



Các ý khác của bạn phamngocbaotram: Đối với các giáo viên, khi dạy họ phải dựa theo SGK. SGK là "chuẩn". Tuy nhiên, SGK cũng có chỗ sơ sót. Các giáo viên đều có dịp trao đổi với các chuyên viên của sở về nội dung SGK, từ đó, họ sẽ phản ánh lại với những người lo việc viết sách. Những sai sót sẽ  từ từ được chỉnh sửa.

Hiện nay, các sách tham khảo rất nhiều (ai cũng viết được!), các giáo viên cũng tự tạo ra rất nhiều câu hỏi, bài tập. Tất nhiên có những câu hỏi hay, nhưng cũng sẽ không thể tránh khỏi những câu hỏi thiếu sót. Ngay cả đề thi đại học mà vẫn có chỗ sơ sót huống chi các sách tham khảo.

@phamngocbaotram: bạn thỉnh thoảng nên xuống hàng mới khi gõ chữ cho các ý được rõ ràng. 


Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
Ly.$_@
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +30/-20
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 271


Hãy sống !! Đừng chỉ tồn tại...!! @_$


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 04:55:52 pm Ngày 23 Tháng Ba, 2010 »

Dạ uhm nếu vậy thì phamngocbaotram xin cảm ơn tranquynh và nguyen81, mọi khuất mắc có thể nói là được giải quyết . nhưng còn bài 1 thì đáp án sau cùng là " ko đổi " phải ko ạ ?
Về vấn đề " xuống hàng ghi rõ " thì phamngocbaotram sẽ rrút kinh nghiẹm....
Tóm lại cảm ơn rất nhiều  :-h


Logged
Colosseo
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +37/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 30

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 388


*************** ***************
WWW Email
« Trả lời #12 vào lúc: 05:33:28 pm Ngày 23 Tháng Ba, 2010 »

Dạ uhm nếu vậy thì phamngocbaotram xin cảm ơn tranquynh và nguyen81, mọi khuất mắc có thể nói là được giải quyết . nhưng còn bài 1 thì đáp án sau cùng là " ko đổi " phải ko ạ ?
Về vấn đề " xuống hàng ghi rõ " thì phamngocbaotram sẽ rrút kinh nghiẹm....
Tóm lại cảm ơn rất nhiều  :-h

Đối với tranquynh, bài đầu tiên không có đáp án trọn vẹn (như các giải thích ở trên). Đối với nguyen_lam_nguyen, đáp án là "không đổi". Quyết định câu trả lời cuối cùng là tùy thuộc ở bạn.


Logged

Là où je t'emmènerai Nghỉ 1 tháng.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.