12:01:43 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép nối tiếp hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kỳ 0,2s. Trong quá trình dao động, chiều dài của con lắc biến thiên từ 20cm đến 30cm. Tìm chiều dài tự nhiên của con lắc
Một mạch dao động LC có điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 = 8.10-8 C, chu kì dao động điện từ trong mạch là 8.10-6 s. Lấy π = 3,14. Cường độ dòng điện cực đại trong cuộn dây thuần cảm là
Một tia sáng truyền từ không khí vào tới bề mặt môi trường trong suốt có chiết suất n=3  sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Khi đó góc tới i có giá trị là:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc khác nhau thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy có bước sóng lần lượt là λ1=0,75μm   và λ2   chưa biết. Khoảng cách hai khe hẹp a=1,5mm   , khoảng cách từ các khe đến màn D=1m  . Trong khoảng rộng L=15mm  quan sát được 70 vạch sáng và 11 vạch tối. Tính  λ2   biết hai trong 11 vạch tối nằm ngoài cùng khoảng L


Trả lời

Tại sao chiều của dòng điện lại là chiều dòng chuyển động của electron

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: tại sao chiều của dòng điện lại là chiều dòng chuyển động của electron  (Đọc 58530 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Admin
Administrator
Thành viên triển vọng
*****

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 54



Email
« vào lúc: 11:09:54 am Ngày 25 Tháng Chín, 2007 »

admin upload  câu hỏi từ user :
Có ai tự hỏi tại sao chiều của dòng điện lại là chiều dòng chuyển động của electron chưa? Vậy các bạn có ai tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta bắn 1 dòng điện tích dương thì chuyện gì sẽ xảy ra chưa? Nó có phải là 1 dòng điện hay không và nếu phải thì chiều của nó như thế nào có phải là ngược chiều dòng chuyển động của electron không? Nếu phải thì vật lí còn chứa nhiều bí ẩn mà ta chưa giải thích được. Nếu ai trả lời được nghi vấn trên làm ơn liên hệ với nick yahoo sau đây: ZzKEIKANzZ. Xin cảm ơn


Logged



Chung tay vì một cộng đồng
thaygiao
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 37


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:27:06 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2007 »

Anh phan ơi ! anh xem lại câu hỏi của mình đi nhé ,
trong SGK chiều dòng điện bện trong kim loại là ngược chiều với chiều dòng chuyển động của êlêctron đó
chứ không phải cùng chiều đâu
Anh mà hỏi như vậy thì ......


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:51:41 pm Ngày 25 Tháng Chín, 2007 »

Dòng điện hoàn toàn có thể là dòng điện tích âm hoặc dương. Quy ước chiều dòng điện theo chiều của điện tích dương chỉ để cho tiện.
Với cùng một điện trường ngoài tạo ra trong vật dẫn bởi nguồn, thì đương nhiên các điện tích âm sẽ chuyển động ngược chiều các điện tích dương.


Logged
Nguyễn Quý Trường
Lão làng
*****

Nhận xét: +18/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1554



Email
« Trả lời #3 vào lúc: 12:45:40 am Ngày 27 Tháng Chín, 2007 »

admin upload  câu hỏi từ user :
Có ai tự hỏi tại sao chiều của dòng điện lại là chiều dòng chuyển động của electron chưa? Vậy các bạn có ai tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta bắn 1 dòng điện tích dương thì chuyện gì sẽ xảy ra chưa? Nó có phải là 1 dòng điện hay không và nếu phải thì chiều của nó như thế nào có phải là ngược chiều dòng chuyển động của electron không? Nếu phải thì vật lí còn chứa nhiều bí ẩn mà ta chưa giải thích được. Nếu ai trả lời được nghi vấn trên làm ơn liên hệ với nick yahoo sau đây: ZzKEIKANzZ. Xin cảm ơn
Theo em thì khi bắn một dòng điện tích dương đi thì đó vẫn được coi là một dòng điện (mà sao lại gọi là bí ẩn Huh)


Logged
thaiquyet
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62



Email
« Trả lời #4 vào lúc: 01:37:59 am Ngày 29 Tháng Chín, 2007 »

Dòng điện không phải là dòng chuyển động của các  hạt mang điện tích, dù đó là điện tích dương hay điện tích âm. Dòng điện chỉ có chiều được quy ước là chiều chuyển động (có hướng) của các hạt mang điện tích dương.
Các điện tích trong dây dẫn khi tạo thành dòng điện thì  chuyển động với tốc độ "con rùa", thường chỉ vài cm/s. Dòng điện được sinh ra bởi sự lan truyền sóng điện từ. Có thể giải thích thế này: khi các hạt mang điện chuyển động (trong dây dẫn chẳng hạn, nó sinh ra một điện từ trường trong dân dẫn đó, điện từ trường này trong quá trình lan truyền lại tương tác với các điện tích khác làm cho các điện tích chuyển động. Thành ra ở mọi vị trí trên dây dẫn đều  có các hạt mang điện chuyển động. Nhớ là sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng đấy.
Sau khi đóng "khoá K" ở Hà Nội thì còn lâu các electron mới có thể đến được TP.HCM, nhưng mà ở TP.HCM có điện ngay đấy.


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 01:48:13 am Ngày 29 Tháng Chín, 2007 »

Chính xác đó là bản chất của phương thức các điện tích di chuyển trong vật dẫn - khi điện tích ở đầu này di chuyển thì gần như tức thì, ở đầu kia các điện tích cũng di chuyển, nhưng tất cả đều di chuyển rất chậm. Tuy vậy, mình vẫn cho rằng dòng điện vẫn là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Nó chạy nhanh hay chậm, thì nó vẫn là chuyển động.


Logged
kimdong
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 08:40:18 pm Ngày 29 Tháng Chín, 2007 »

theo em nghĩ chiều cua dòng diện do la do cac e chuyển động tự do gây n


Logged
thaiquyet
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62



Email
« Trả lời #7 vào lúc: 01:22:25 am Ngày 30 Tháng Chín, 2007 »

Khi không có điện tích chuyển động vẫn có thể có dòng điện đấy. Đó là trường hợp mà điện từ trường biến thiên. Trong SGK VL 12 có đề cập đến dòng điện này: dòng điện dịch bên trong tụ điện. Có thể hiểu đơn giản như sau:
 - khi có dòng điện chạy trong một dây dẫn, nó sinh ra từ trường bao quanh dòng điện.
 - Nếu điện trường lan truyền trong không gian biến thiên, nó sinh ra từ trường biến thiên. Từ trường này có các đường sức từ bao quanh các đường cảm ứng từ, có hình dạng giống như từ trường được sinh ra bởi dòng điện trong dây dẫn (dòng điện dẫn). Điều này có thể khẳng định trong lòng tụ điện có dòng điện. Lưu ý là không có bất kỳ điện tích nào chuyển động trong lòng tụ điện.


Logged
thaygiao
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 37


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 08:46:30 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2007 »

Anh nói là bên trong tụ điện có dòng điện, Nhưng dòng điện này chỉ là dòng điện dịch thôi
Chứ nếu anh đặt vào hai đâu tụ điện một nguồn điện một chiều thì sẽ không có dòng điện bên trong tụ điện


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 10:18:06 pm Ngày 30 Tháng Chín, 2007 »

Ở đây, chính xác ra là khái niệm về dòng điện dịch và dòng điện dẫn. Theo mình nghĩ, dòng điện ở đây nên hiểu là dòng điện dẫn - dòng các điện tích chuyển động có hướng.


Logged
thaiquyet
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62



Email
« Trả lời #10 vào lúc: 02:07:54 am Ngày 04 Tháng Mười, 2007 »

Chứ nếu anh đặt vào hai đâu tụ điện một nguồn điện một chiều thì sẽ không có dòng điện bên trong tụ điện
Đúng rùi,nếu đặt vào hai đầu tụ điện nguồn điện một chiều thì trong tụ điện không có điện trường biến thiên nên không sinh ra được dòng điện dịch (E = U/d = const).


Logged
thaiquyet
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62



Email
« Trả lời #11 vào lúc: 02:12:23 am Ngày 04 Tháng Mười, 2007 »

Ở đây nên hiểu là dòng điện dẫn - dòng các điện tích chuyển động có hướng.
Điều này thì hiển nhiên rồi. Vấn đề là ở chỗ không có các điện tích vẫn có thể tạo ra dòng điện được, đó là cái tui muốn bàn.


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #12 vào lúc: 07:36:08 pm Ngày 04 Tháng Mười, 2007 »

Dòng điện đó là dòng điện dịch Wink
Rắc rối thật, ở đây vấn đề chỉ là về khái niệm và cách gọi thôi Grin Mình nghĩ về mặt kiến thức thì không có gì bàn cãi.
Nên quay về chủ đề ban đầu nào Grin
Hay có ai có ý kiến mới, hãy cùng đưa ra mọi cùng bàn Grin


Logged
thaygiao
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 37


Email
« Trả lời #13 vào lúc: 02:48:51 am Ngày 05 Tháng Mười, 2007 »

Thực ra là khái niệm về dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mạng điện đó chỉ là giới hạn về mặt hiểu biết kiến của HS của cấp 1 lên người ta đưa ra như vậy
Chứ lên các lớp 12 ta lại biết bên trong tụ điện có thêm dòng điện dịch để phân biệt với dòng điện dẫn ở lớp 11 ,


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #14 vào lúc: 07:36:12 am Ngày 05 Tháng Mười, 2007 »

Thực ra là khái niệm về dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mạng điện đó chỉ là giới hạn về mặt hiểu biết kiến của HS của cấp 1 lên người ta đưa ra như vậy
Chứ lên các lớp 12 ta lại biết bên trong tụ điện có thêm dòng điện dịch để phân biệt với dòng điện dẫn ở lớp 11 ,


Nhưng nếu đọc lại chính xác trong vật lý đại cương thì ngay từ đầu chương, các tác giả đã khẳng định là dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mạng điện. Còn dòng điện dịch cũng là "dòng điện" theo phương diện sinh ra từ trường, thậm chí mình có thể đặt cho nó một cái tên khác nếu như mình là người tìm ra nó cũng được vậy.

Chứ nếu anh đặt vào hai đâu tụ điện một nguồn điện một chiều thì sẽ không có dòng điện bên trong tụ điện
Đúng rùi,nếu đặt vào hai đầu tụ điện nguồn điện một chiều thì trong tụ điện không có điện trường biến thiên nên không sinh ra được dòng điện dịch (E = U/d = const).


Lúc nó chưa đạt trạng thái cân bằng điện thì vẫn có từ trường đấy chứ.


Logged
thaiquyet
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62



Email
« Trả lời #15 vào lúc: 01:31:53 am Ngày 06 Tháng Mười, 2007 »


Lúc nó chưa đạt trạng thái cân bằng điện thì vẫn có từ trường đấy chứ.
[/quote]
Không ai xét dòng điện trong mạch khi chưa đạt trạng thái cân bằng cả, vì thời gian để đạt được trạng thái đó  quá ngắn. Trong vật lý đại cương không cần phải đề cập đến vấn đề này.


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #16 vào lúc: 02:09:06 am Ngày 06 Tháng Mười, 2007 »


Lúc nó chưa đạt trạng thái cân bằng điện thì vẫn có từ trường đấy chứ.
Không ai xét dòng điện trong mạch khi chưa đạt trạng thái cân bằng cả, vì thời gian để đạt được trạng thái đó  quá ngắn. Trong vật lý đại cương không cần phải đề cập đến vấn đề này.
[/quote]

Dù là ngắn nhưng vẫn có hiện tượng xảy ra. Cụ thể: nếu mắc nguồn E (không điện trở trong) vào 2 đầu tụ, thì vẫn có biển đổi năng lượng thành năng lượng sóng điện từ - dù rằng thời gian là bé (10-3s thì phải). Khi đó, nếu bỏ qua không xét thời gian rất bé này thì không giải quyết được vấn đề. Tuy thí dụ này không mang ý nghĩa thực tế, song để nắm bắt được chính xác kiến thức thì mình nghĩ không nên bỏ qua bất cứ điều gì, trừ phi phải thừa nhận một số điều mà mình chưa đủ trình độ để hiểu.
Vả lại, mình nghĩ dù sách không đề cập, thì mình cũng cần phải tự hiểu. Không nhất thiết sách phải đưa hết kiến thức cho mình - mà muốn đưa hết thì đưa đến chừng nào --> chắc là đến già Grin Grin Grin


Logged
thaiquyet
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 62



Email
« Trả lời #17 vào lúc: 12:25:37 am Ngày 07 Tháng Mười, 2007 »

- Vật lý là thực tế, trong thời gian đó, dù một phần năng lượng biến thàng năng lượng điện từ nhưng phần năng lượng này quá nhỏ nên không cần phải quan tâm.
- Một nguồn điện bao giờ cũng có điện trở trong nên Minh không thể giả thuyết là không có điện trở trong được.
- Vấn đề mà Minh muốn nói là gì, hình như không giống những gì mà chúng ta đang trao đổi.
- Sách, kể cả SGK đối với I cũng chỉ là sách tham khảo.


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #18 vào lúc: 01:00:18 am Ngày 07 Tháng Mười, 2007 »

Vấn đề ban đầu đưa ra là câu hỏi về dòng chuyển động của electron, bây giờ chúng ta đã đưa nó sang vấn đề về dòng điện dẫn và dòng điện dịch mất rồi Wink
Ở đây, mình nghĩ chỉ là vấn đề về cách gọi - dòng điện có thể hiểu theo mọi cách, miễn là không có sai phạm về kiến thức. Câu hỏi ban đầu nêu ra là về dòng chuyển động của các hạt mang điện, còn chúng ta đang nói là vấn đề mở rộng, có tính đến cả dòng điện dịch.
Vấn đề thêm nữa là việc bỏ qua sự không đáng kể trong quá trình lúc chưa cân bằng. Dù là nguồn có điện trở trong, nhưng nếu điện trở trong là rất nhỏ, dẫn đến cường độ dòng điện trong mạch là lớn, đáng kể đến các phép tính năng lượng từ trường, thì vẫn phải xét đến. Ý mình nhắc đến vấn đề này chỉ nhằm nhấn mạnh việc xét kĩ lưỡng hơn trong hiện tượng thôi.
Quay lại vấn đề, dòng điện dịch mình nghĩ nó cũng có chữ "dòng điện" trong tên của nó không phải bản thân nó thuộc về khái niệm "dòng điện" - dòng chuyển động có hướng của các hạt mang điện ban đầu, nó chỉ giống ở tác dụng. Mình nghĩ cũng có thể hiểu nó như một đại lượng được thêm vào để hiệu chỉnh trong phương trình Maxwell, để nó trở nên đúng trong mọi trường hợp; và may mắn là nó có thứ nguyên của cường độ dòng điện. Do đó mà nó cũng có 2 chữ "dòng điện" trong tên gọi.
Chung quy, vẫn chỉ là về cách gọi. Có thể hiểu dòng điện là khái niệm bao hàm cả dòng điện dẫn lẫn dòng điện dịch, nhưng cũng có thể hiểu dòng điện chỉ là dòng điện dẫn. Có lẽ chính vì vậy mà trong sách vật lý đại cương, ban đầu người ta chỉ sử dụng khái niệm dòng điện, sau đó khi có thêm khái niệm dòng điện dịch, các tác giả lại đưa thêm 1 cách gọi mới là dòng điện dẫn để phân biệt.
Và thêm nữa, đúng là sách nào cũng để tham khảo. Và do đó, đối với mình, cách gọi lẫn cách hiểu là tuỳ vào người tiếp thu kiến thức.


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #19 vào lúc: 01:08:05 am Ngày 07 Tháng Mười, 2007 »

À, nếu mình có sai sót gì, mong bạn chỉ giáo thêm Wink Mình cũng chỉ là người mới học thôi Smiley


Logged
lemaivc
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #20 vào lúc: 08:32:34 am Ngày 14 Tháng Mười Một, 2007 »

dau phai luc nao cung nhu vay dau


Logged
manhtruongbt
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« Trả lời #21 vào lúc: 10:13:35 pm Ngày 20 Tháng Mười Một, 2007 »

Chiều dòng điện theo quy ước là chuyển dời của các điện tích dương bạn ạ !


Logged
Nguyễn Quý Trường
Lão làng
*****

Nhận xét: +18/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1554



Email
« Trả lời #22 vào lúc: 08:07:27 pm Ngày 21 Tháng Mười Một, 2007 »

đọc hoài mà ko hiểu mấy sư phụ nói gì hết Grin ko theo kịp rồi Grin


Logged
dien
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #23 vào lúc: 08:07:24 pm Ngày 22 Tháng Mười Một, 2007 »

Dòng điện không phải là dòng chuyển động của các  hạt mang điện tích, dù đó là điện tích dương hay điện tích âm. Dòng điện chỉ có chiều được quy ước là chiều chuyển động (có hướng) của các hạt mang điện tích dương.
Các điện tích trong dây dẫn khi tạo thành dòng điện thì  chuyển động với tốc độ "con rùa", thường chỉ vài cm/s. Dòng điện được sinh ra bởi sự lan truyền sóng điện từ. Có thể giải thích thế này: khi các hạt mang điện chuyển động (trong dây dẫn chẳng hạn, nó sinh ra một điện từ trường trong dân dẫn đó, điện từ trường này trong quá trình lan truyền lại tương tác với các điện tích khác làm cho các điện tích chuyển động. Thành ra ở mọi vị trí trên dây dẫn đều  có các hạt mang điện chuyển động. Nhớ là sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng đấy.
Sau khi đóng "khoá K" ở Hà Nội thì còn lâu các electron mới có thể đến được TP.HCM, nhưng mà ở TP.HCM có điện ngay đấy.
Bạn trả lời thế này thì không ổn rồi, dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích, các tác dụng của dòng điện như tác dụng nhiệt, quang, từ ... đều do chuyển động có hướng này tạo ra dù tốc độ của nó là "con rùa". Còn sự lan truyền sóng điện từ với vận tốc gần băng vận tốc ánh sáng giúp các hạt mang điện nhanh chóng có chuyển động có hướng mà thôi.


Logged
Nguyễn Quý Trường
Lão làng
*****

Nhận xét: +18/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1554



Email
« Trả lời #24 vào lúc: 09:30:58 pm Ngày 22 Tháng Mười Một, 2007 »

Hỏi mọi ng cái này luôn:
ta thấy vận tốc ánh sáng một dây đi được một vòng trái đất.
ta biết là một con tàu vũ trụ hay một vệ tinh đã có thể đạt tới một vận tốc vũ trụ cấp II hay III, vậy khi phóng to kích thước của nó lên (có thể to tương đương với kích cỡ TĐ Grin ) thì lúc đó vận tốc của nó sẽ ntn Grin chẵn lẽ một giây nó đi được mấy nghìn vòng quanh TĐ, lúc đó thì vận tốc as đâu còn là tuyệt đối nữa  Cheesy
cái này nghĩ hoài mà ko giải thích đc  Tongue


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #25 vào lúc: 11:03:32 pm Ngày 22 Tháng Mười Một, 2007 »

Hỏi mọi ng cái này luôn:
ta thấy vận tốc ánh sáng một dây đi được một vòng trái đất.
ta biết là một con tàu vũ trụ hay một vệ tinh đã có thể đạt tới một vận tốc vũ trụ cấp II hay III, vậy khi phóng to kích thước của nó lên (có thể to tương đương với kích cỡ TĐ Grin ) thì lúc đó vận tốc của nó sẽ ntn Grin chẵn lẽ một giây nó đi được mấy nghìn vòng quanh TĐ, lúc đó thì vận tốc as đâu còn là tuyệt đối nữa  Cheesy
cái này nghĩ hoài mà ko giải thích đc  Tongue

Là sao??? Tự nhiên phóng to nó lên, thế là chạy được mấy nghìn vòng? Huh


Logged
Nguyễn Quý Trường
Lão làng
*****

Nhận xét: +18/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1554



Email
« Trả lời #26 vào lúc: 05:03:28 pm Ngày 23 Tháng Mười Một, 2007 »

thì giống như một chiếc xe đồ chơi với một chiếc xe oto thật thì cái nào chạy nhanh hơn?
vậy thì khi phóng to con tàu lên nó có chạy nhanh hơn ko?


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #27 vào lúc: 06:53:39 pm Ngày 23 Tháng Mười Một, 2007 »

thì giống như một chiếc xe đồ chơi với một chiếc xe oto thật thì cái nào chạy nhanh hơn?
vậy thì khi phóng to con tàu lên nó có chạy nhanh hơn ko?

Cái này cũng giống như ông ném 1 hòn đá với ném 1 tảng đá, cái nào bay nhanh hơn? Grin


Logged
GIANG0011
Thành viên mới
*

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #28 vào lúc: 11:07:53 am Ngày 27 Tháng Mười Một, 2007 »

   Trong sgk 11 đưa ra khái niệm dòng điện như vậy là chỉ xét với dòng điện trong kim loại
   Tthực ra dòng diện là dòng chuyền dời có hướng của các hạt mang điện.Tuỳ theo môi trường mà hạt tải điện là hạt gì ( ion âm, ion dương,electron,....)
   Để hiểu rỏ bản chất vấn đề,ta nên nhớ rằng,trong kim loại, thực chất chỉ có elẻcton tự do dy chuyển tạo nên dòng điện,còn điện tích dương(hạt nhân nguyên tử)thì đứng yên.nhưng để thuận tiện khi nghiên cứu,người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các điện tích dương(cũng dóng như về bản chất thì trái đất quay quanh mặt trời,nhưng thường ngày chúng ta vẫn nói là mặt trời mọc,lăn-thực ra mặt trời đứng yên như điện tích dương-hạt nhân)


Logged
Nguyễn Quý Trường
Lão làng
*****

Nhận xét: +18/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1554



Email
« Trả lời #29 vào lúc: 11:43:56 am Ngày 27 Tháng Mười Một, 2007 »

thì giống như một chiếc xe đồ chơi với một chiếc xe oto thật thì cái nào chạy nhanh hơn?
vậy thì khi phóng to con tàu lên nó có chạy nhanh hơn ko?

Cái này cũng giống như ông ném 1 hòn đá với ném 1 tảng đá, cái nào bay nhanh hơn? Grin
sao lại đi so sánh 2 cái này với nhau được, giờ ông giải thích xem có thể nâng vận tốc của con tàu vũ trụ lên bằng cách "phóng to" nó lên được ko? ( nói cách khác là có thể chế tạo một con tàu to hơn thì vận tốc có lớn hơn?)


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #30 vào lúc: 07:07:59 pm Ngày 28 Tháng Mười Một, 2007 »

thì giống như một chiếc xe đồ chơi với một chiếc xe oto thật thì cái nào chạy nhanh hơn?
vậy thì khi phóng to con tàu lên nó có chạy nhanh hơn ko?

Cái này cũng giống như ông ném 1 hòn đá với ném 1 tảng đá, cái nào bay nhanh hơn? Grin
sao lại đi so sánh 2 cái này với nhau được, giờ ông giải thích xem có thể nâng vận tốc của con tàu vũ trụ lên bằng cách "phóng to" nó lên được ko? ( nói cách khác là có thể chế tạo một con tàu to hơn thì vận tốc có lớn hơn?)

Với cùng một năng lượng truyền cho tàu, thì giả sử chuyển hết thành động năng, giờ ông nghĩ tàu to hơn sẽ chạy nhanh hơn à? Grin


Logged
Nguyễn Quý Trường
Lão làng
*****

Nhận xét: +18/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 6
-Được cảm ơn: 11

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1554



Email
« Trả lời #31 vào lúc: 07:41:57 pm Ngày 28 Tháng Mười Một, 2007 »

sao mà cùng một năng lượng truyền cho tàu được, tàu lớn thì năng lượng được truyền lớn hơn.
giờ ko giả sử "phóng to" con tàu nữa mà là "phóng nhỏ" con tau đi Grin
ông có giám chắc là con tàu bé bằng cái tay phóng nhanh bằng con tàu vũ trụ thiệt  Huh


Logged
phanminh91
Khách


Email
« Trả lời #32 vào lúc: 01:51:11 am Ngày 29 Tháng Mười Một, 2007 »

sao mà cùng một năng lượng truyền cho tàu được, tàu lớn thì năng lượng được truyền lớn hơn.
giờ ko giả sử "phóng to" con tàu nữa mà là "phóng nhỏ" con tau đi Grin
ông có giám chắc là con tàu bé bằng cái tay phóng nhanh bằng con tàu vũ trụ thiệt  Huh

Ý ông là tàu lớn hơn nên năng lượng truyền lớn hơn? Vậy lấy đâu cái máy phát năng lượng lớn hơn mà truyền?


Logged
hunga4k61lnq
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #33 vào lúc: 04:11:18 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2008 »


 <:-p  dong dien dan va dong dien dich phan bjet kieu  chj zay may bac oy ho:)


Logged
uyquan
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #34 vào lúc: 01:08:57 am Ngày 10 Tháng Mười Hai, 2008 »

Cấu trúc của 1 nguyên tử thì bao gồm e,p,n, trong do chỉ có e là di chuyển được thôi,vì nếu p mà di chuyển thì NT sẽ bị phá vỡ, mà điều đó thì rất khó xảy ra, thì thế dòng điện có được là nhờ sự di chuyển của các e, vì còn gọi dòng điện là dòng chuyển dời của electron!


Logged
0123456789
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 8


Email
« Trả lời #35 vào lúc: 05:33:38 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2009 »

Trong chất điện phân, chất khí, ... các iôn chẳng chuyển động tạo thành dòng điện là gì?
Theo tôi, ở đây chỉ là quy ước.
Nếu trước đây, người ta gọi điện tích của electron là điện
tích dương thì sao nhỉ?


Logged

Có thực mới vực được đạo
nguyenvandai
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #36 vào lúc: 10:56:30 pm Ngày 24 Tháng Sáu, 2009 »

chao ca nha nhe
cac ban ha doc dinh nghia chieu dong dien này nhe, day la ding ngha day du va chinh xac nhat:dòng điện là dòng chuyển dời  có hướng của các hạt mang điện tích dứoi tác dụng của điện trường


Logged
cu_duoc_ST1
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +7/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 169


đi, bước đi, đi tiếp, đừng dừng lại

100 hehe nguyen_duoc93
Email
« Trả lời #37 vào lúc: 02:26:07 am Ngày 25 Tháng Sáu, 2009 »

theo mình thì dòng diện đặc trưng ở chỗ là nó sinh ra từ trường
vì thế chỉ cần là dòng vật chất gây nên từ trường thì gọi nó là dòng điện
 <:-p
đó chỉ là ý kiến của mình thoi


Logged

hãy làm gì đó!
thanhquan234
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #38 vào lúc: 01:20:25 pm Ngày 29 Tháng Mười Một, 2009 »

ban 1 chum proton cung tao ra dien va chieu cua dong dien thi theo chieu ban cac hat + vi no nguoc chieu voi e
toi chi ban khoan la tai sao co su dich chuyen theo cua cac hat thi moi tao ra dong dien


Logged
AnhDoVip
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #39 vào lúc: 11:25:53 am Ngày 09 Tháng Mười Hai, 2009 »

chiều của dòng điện là do các (e) tự do tạo ra mà cô giáo mình bảo thế  [-O<


Logged
Akai.Shuu
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1


Tình báo ngầm

akai.shuu
WWW Email
« Trả lời #40 vào lúc: 12:43:15 am Ngày 14 Tháng Mười Hai, 2009 »

ban 1 chum proton cung tao ra dien va chieu cua dong dien thi theo chieu ban cac hat + vi no nguoc chieu voi e
toi chi ban khoan la tai sao co su dich chuyen theo cua cac hat thi moi tao ra dong dien

Chiều của dòng điện là chiều chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
Chiều của dòng điện trong dây dẫn là chiều chuyển dời ngược hướng với chiều chuyển động của các e. Như vậy chiều của dòng điện trong dây dẫn là chiều từ dưong sang âm(do các e chuyển dời từ cực âm sang cực duơng).
2 cái định nghĩa này học cách đây 4 năm rồi nên giờ k biết còn chính xác hok Smiley
Các hạt photon là các hạt mang điện duơng, như vậy khi các hạt photon chuyển dời "có hướng" sẽ tạo ra dòng điẹn có chiều là chiều của các hạt photon Cheesy


Logged

I'm šhuu™
be_bo_pro
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 9


Bí mật che phủ sự bí mật bởi màn bí mật !

nakata02052000
WWW Email
« Trả lời #41 vào lúc: 09:16:43 pm Ngày 15 Tháng Mười Hai, 2009 »

sao mà cùng một năng lượng truyền cho tàu được, tàu lớn thì năng lượng được truyền lớn hơn.
giờ ko giả sử "phóng to" con tàu nữa mà là "phóng nhỏ" con tau đi Grin
ông có giám chắc là con tàu bé bằng cái tay phóng nhanh bằng con tàu vũ trụ thiệt  Huh

Ý ông là tàu lớn hơn nên năng lượng truyền lớn hơn? Vậy lấy đâu cái máy phát năng lượng lớn hơn mà truyền?
Cho mình hỏi bạn máy phát năng lượng ở đâu ? Đừng nói nó ở ngoài con tàu nha ! Khi phóng to con tàu thì cái máy phát năng lượng củng phải to theo !

Trả lời cho bạn
Trích dẫn
Nguyễn Quý Trường
Khi mà phóng to con tàu thì thể tích con tàu tăng đúng không ? Khi thể tích tăng thì cùng một tốc độ thì do có thể tích lớn thì con tàu sẽ...!
thui nói cho nó dễ hiểu là 2 con thỏ cùng đua tới đích, hai con này có cùng vận tốc và xuất phất cùng một lúc (dĩ nhiên) cả hai củng chạy ngang bằng nhau cho tới đích, lúc gần tới đích cả hai con thỏ đồng loạt đưa tay cham đích nhưng con thõ thứ nhất có cánh tay dài hơn nên chạm được đích trước Vậy chẳng lẽ kết luận rằng con thỏ thứ nhất chạy nhanh hơn con thỏ thứ hai ! Vô lý ! vậy thì có thể kết luận là con tàu dù lớn hay bé khi di chuyển ở cùng một tốc độ thằng nào bự thằng đó thắng !  :-t



Logged

Hãy cùng khám phá thế giới !
be_bo_pro
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 9


Bí mật che phủ sự bí mật bởi màn bí mật !

nakata02052000
WWW Email
« Trả lời #42 vào lúc: 07:16:51 am Ngày 16 Tháng Mười Hai, 2009 »

À còn nữa Khi phóng to con tàu đồng nghĩa việc phóng to nhiên liệu trong tàu mà nhiên liều nhiều và máy phát nhiên liệu lớn thì sẽ tao ra nguồn nhiên liệu lớn thui !


Logged

Hãy cùng khám phá thế giới !
tai08cdt2
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 2
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #43 vào lúc: 10:10:42 pm Ngày 17 Tháng Mười, 2017 »

Khi không có điện tích chuyển động vẫn có thể có dòng điện đấy. Đó là trường hợp mà điện từ trường biến thiên. Trong SGK VL 12 có đề cập đến dòng điện này: dòng điện dịch bên trong tụ điện. Có thể hiểu đơn giản như sau:
 - khi có dòng điện chạy trong một dây dẫn, nó sinh ra từ trường bao quanh dòng điện.
 - Nếu điện trường lan truyền trong không gian biến thiên, nó sinh ra từ trường biến thiên. Từ trường này có các đường sức từ bao quanh các đường cảm ứng từ, có hình dạng giống như từ trường được sinh ra bởi dòng điện trong dây dẫn (dòng điện dẫn). Điều này có thể khẳng định trong lòng tụ điện có dòng điện. Lưu ý là không có bất kỳ điện tích nào chuyển động trong lòng tụ điện.
Bác này trả lời theo mình thấy là chính xác, tốc độ lan truyền điện từ trường và tốc độ dịch chuyển của electron dưới tác dụng của dòng điện là khác nhau. Mình tìm được bài viết này trên các trang nc ngoài... họ còn tính cả tốc độ dịch chuyển electron trong ví dụ dưới tác dụng của giá trị dòng điện và tiết diện dây dẫn bằng đồng cụ thể Cheesy
http://www.schoolphysics.co.uk/age16-19/Electricity%20and%20magnetism/Current%20electricity/text/Free_electron_motion/index.html


Logged
le tan hau
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +7/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 22

Offline Offline

Bài viết: 89


Luôn lắng nghe và thấu hiểu.


Email
« Trả lời #44 vào lúc: 04:32:43 pm Ngày 18 Tháng Mười, 2017 »

Chàp các bạn, mình thấy cái này sôi nổi quá. Mình tham gia chút.
- Theo định nghĩa tất cả các sách trong và ngoài nước thì dòng điện là dòng di chuyển có hướng của các hạt mang điện
- Chiều dòng điện " ĐƯỢC QUY ƯỚC " là chiểu di chuyển của điện tích dương.
- Tốc độ lan truyền của dòng điện là tốc độ lan truyền sóng điện từ trường chứ không phải là tốc độ di chuyển của các hạt mang điện ( tốc độ truyền sóng không phải là tốc độ thực hiện dao động của các phần tử vật chất).
- Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn nêu như tụ điện chẳng hạn: Tụ điện hoạt động nhờ vào việc tích và phóng điện nên khi dùng nguồn AC nó sẽ tích và phóng liên tục tạo ta điện từ trường biến thiên nên người ta XEM NHƯ có dòng điện qua tụ, nhưng dòng điện này là dòng tưởng tượng, tức là không có hạt tải điện, nhưng có sóng điện từ truyền qua tụ.


Logged

Toán thì dốt
Lý thì thích nhung không biết nhiều
Hóa không biết gì?
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.