09:58:18 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một máy phát điện xoay chiều một pha với rôto là nam châm có p cặp cực. Khi rôto quay đều với tốc độ n vòng/giây thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số bao nhiêu Hz?
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox . Vận tốc của vật
Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120 Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gọ̣n thứ năm 0,5 m. Tốc độ truyền sóng là
Người ta truyền tải một công suất điện P  từ một trạm hạ áp đến nơi tiêu thụ, điện áp ở hai đầu dây tải điện từ trạm là U, điện trở của đường dây là R, độ lệch phương án giữa điện áp và cường độ dòng điện trên dây là φ. Hiệu suất của sự tải điện được xác định bởi hệ thức:
Một vật nhỏ tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng tần số góc bằng 10 rad/s, có phương có li độ x1 và x2 thỏa mãn 28,8x12 + 5x22=720 (với x1 và x2 tính bằng cm). Lúc đó li độ của dao động thứ nhất là  = 3cm và li độ của vật đang dương thì tốc độ của vật bằng


Trả lời

Bài tập về lực đẩy Acsimet khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập về lực đẩy Acsimet khó  (Đọc 6101 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hathixuan11
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 40


Email
« vào lúc: 04:53:11 pm Ngày 12 Tháng Tám, 2021 »

Trong bình hình trụ tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15cm. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên 1 đoạn h = 8cm.
a. Nếu nhấn chìm thanh trong nước hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu? Lực cần phải tác dụng vào thanh lúc này bằng bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1g/cm3, D2 = 0,8g/cm3.
b.Tính công cần thiết khi nhấn chìm hoàn toàn thanh. Biết thanh có chiều dài l = 20cm, tiết diện s = 10cm2.

Bài làm
a.
+) Cách 1: Em làm như sau
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích nước dâng lên cũng chính là phần thể tích thanh chìm trong nước. Do đó: V = S.h
Do thanh cân bằng nên: P = FA1 hay 10.D2.s.l = 10.D1.S.h
=> l = [tex]\frac{D_{1}}{D_{2}}[/tex].[tex]\frac{S}{s}[/tex].h (1)
Khi thanh chìm hoàn toàn trong nước, nước dâng lên một lượng bằng thể tích của thanh. Gọi [tex]\Delta[/tex]h là phần nước dâng lên lúc này, ta có:
s.l = S.[tex]\Delta[/tex]h (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra:  [tex]\Delta[/tex]h = [tex]\frac{D_{1}}{D_{2}}[/tex].h
Và chiều cao côt nước lúc này là H' = H + [tex]\Delta[/tex]h = 25cm.

Cách 2: Tham khảo cách trên trang wed
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích nước dâng lên cũng chính là phần thể tích thanh chìm trong nước. Do đó: V = (S - s).h
Do thanh cân bằng nên: P = FA1 hay 10.D2.s.l = 10.D1.S.h
=> l = [tex]\frac{D_{1}}{D_{2}}[/tex].[tex]\frac{S}{s}[/tex].h (1)
Khi thanh chìm hoàn toàn trong nước, nước dâng lên một lượng bằng thể tích của thanh. Gọi [tex]\Delta[/tex]h là phần nước dâng lên lúc này, ta có:
s.l = (S - s).[tex]\Delta[/tex]h (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra:  [tex]\Delta[/tex]h = [tex]\frac{D_{1}}{D_{2}}[/tex].h
Và chiều cao côt nước lúc này là H' = H + [tex]\Delta[/tex]h = 25cm.

+) Lực tác dụng vào thanh khi thanh chìm hoàn toàn trong nước: F = FA2 - P =10.s.l.(D1 -D2) = 0,4N
b. Công cần thiết khi nhấn chìm hoàn toàn thanh: A = [tex]\frac{1}{2}[/tex].F.x
Trong đó x là quãng đường thanh đi
 
Bài này trong quá trình làm em có một số thắc mắc sau:
Thứ nhất ở phần a.
Theo cách của em:
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích nước dâng lên cũng chính là phần thể tích thanh chìm trong nước: V = S.h
Theo tham khảo:
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích nước dâng lên cũng chính là phần thể tích thanh chìm trong nước. Do đó: V = (S - s).h
Em không biết tính theo công thức nào là đúng ạ? Vì cả 2 cách đều ra cùng kết quả.
Thứ 2 ở phần b:
Em chưa tìm ra được x là quãng đường thanh đi

Kính mong quý Thầy, Cô và các bạn giải đáp thắc mắc giúp cho em ạ!
                                 Em xin chân thành cảm ơn!



Logged


hathixuan11
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 40


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:50:27 pm Ngày 12 Tháng Tám, 2021 »

Em gửi lại bài vì bài ở trên của em bị lỗi cỡ chữ ạ.
Trong bình hình trụ tiết diện S chứa nước có chiều cao H = 15cm. Người ta thả vào bình một thanh đồng chất, tiết diện đều sao cho nó nổi trong nước thì mực nước dâng lên 1 đoạn h = 8cm.
a. Nếu nhấn chìm thanh trong nước hoàn toàn thì mực nước sẽ cao bao nhiêu? Lực cần phải tác dụng vào thanh lúc này bằng bao nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước và thanh lần lượt là D1 = 1g/cm3, D2 = 0,8g/cm3.
b.Tính công cần thiết khi nhấn chìm hoàn toàn thanh. Biết thanh có chiều dài l = 20cm, tiết diện s = 10cm2.

Bài làm
a.
+) Cách 1: Em làm như sau
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích nước dâng lên cũng chính là phần thể tích thanh chìm trong nước. Do đó: V = S.h
Do thanh cân bằng nên: P = FA1 hay 10.D2.s.l = 10.D1.S.h
=> l = [tex]\frac{D1}{D2}[/tex].[tex]\frac{S}{s}[/tex].h (1)
Khi thanh chìm hoàn toàn trong nước, nước dâng lên một lượng bằng thể tích của thanh. Gọi Δh là phần nước dâng lên lúc này, ta có:
                                                                    s.l = S.Δh (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra:  Δh = [tex]\frac{D1}{D2}[/tex].h
Và chiều cao côt nước lúc này là H' = H + Δh = 25cm.

Cách 2: Tham khảo cách trên trang wed
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích nước dâng lên cũng chính là phần thể tích thanh chìm trong nước. Do đó: V = (S - s).h
Do thanh cân bằng nên: P =  FA1 hay 10.D2.s.l = 10.D1.S.h
=> l = [tex]\frac{D1}{D2}[/tex].[tex]\frac{S}{s}[/tex].h (1)
Khi thanh chìm hoàn toàn trong nước, nước dâng lên một lượng bằng thể tích của thanh. Gọi Δh là phần nước dâng lên lúc này, ta có:
                                                                         s.l = (S - s).Δh (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra:  Δh = [tex]\frac{D1}{D2}[/tex].h
Và chiều cao côt nước lúc này là H' = H + Δh = 25cm.

+) Lực tác dụng vào thanh khi thanh chìm hoàn toàn trong nước: F = FA2 - P =10.s.l.(D1 - D2) = 0,4N
b. Công cần thiết khi nhấn chìm hoàn toàn thanh: A = 1/2.F.x
Trong đó x là quãng đường thanh đi
 
Bài này trong quá trình làm em có một số thắc mắc sau:
Thứ nhất ở phần a.
Theo cách của em:
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích nước dâng lên cũng chính là phần thể tích thanh chìm trong nước: V = S.h
Theo tham khảo:
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích nước dâng lên cũng chính là phần thể tích thanh chìm trong nước. Do đó: V = (S - s).h
Em không biết tính theo công thức nào là đúng ạ? Vì cả 2 cách đều ra cùng kết quả.
Thứ 2 ở phần b:
Em chưa tìm ra được x là quãng đường thanh đi

Kính mong quý Thầy, Cô và các bạn giải đáp thắc mắc giúp cho em ạ!
                                 Em xin chân thành cảm ơn!


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.