Bạn đang tìm mua kính thiên văn ư? Vậy bạn nên đọc bài viết này và chắc chắn bạn sẽ tìm ra điều bạn cần. Ngày càng nhiều người muốn quan sát các thiên thể trên bầu trời và muốn sở hữu một chiếc kính thiên văn cho riêng mình. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều mẫu kính thiên văn để người chơi lựa chọn sử dụng, Vậy hãy cùng tinhvan.net tìm hiểu về các loại kính thiên văn và đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình nhé.
Khi bạn chọn Kính thiên văn khúc xạKính thiên văn khúc xạ được phát minh bởi nhà thiên văn học Gallieo và ông cũng là người đầu tiên chọn kính thiên văn khúc xạ để sử dụng nó quan sát bầu trời. Sau này nhà khoa học Kepler (1571-1630) cải tiến và chế tạo lại và có được hình dáng hiện đại như bậy giờ. Nguyên lí hoạt động của kính thiên văn khúc xạ là thay đổi đường truyền của ánh sáng, thông qua hiện tượng khúc xạ, tạo ra ảnh khuyếch đại của vật thể ở xa.
Cấu trúc của kính thiên văn khúc xạ thường là( ví dụ là chọn Kính Thiên Văn khúc xạ Celestron Powerseeker)
1. Vật kính
2. Ống kính
3. Kính tìm mục tiêu
4. Thị kính
5. Lăng kính đảo ảnh
6. Bộ phận chỉnh nét
7. Bộ phận tinh chỉnh
8. Khay để phụ kiện
9. Chân kính thiên văn
10. Khóa xoay
11. Bộ phận chỉnh hướng
12. Núm khóa độ cao
Một số sản phẩm khúc xạ có chân đế là chân giá xích đạo EQ của Đức.
Nhận XétKhi chọn kính thiên văn khúc xạ, bạn nên cân nhắc tới những điều dưới đây:
Kính khúc xạ rất dễ sử dụng và lắp đặt nên những người mới bắt đầu nên sở hữu một chiếc.
Kính thường gọn nhẹ dễ mang theo khi di chuyển, thích hợp cho những người muốn tìm kiếm một bầu trời tối ít ô nhiễm ánh sáng nhưng sống ở thành phố. Tuy nhiên, chân đế EQ thì sẽ thích hợp đặt cố định hơn
Kính thường có bộ phận đảo ảnh(gương chéo đảo ảnh) nên có thể sử dụng như một chiếc ống nhòm “lớn” bạn có thể sử dụng chúng để quan sát thiên nhiên hoặc các hoạt động thể thao.
Kính thường cho những hình ảnh tốt, sắc nét nên việc chụp ảnh thiên văn là rất khả quan nhưng vẫn sẽ có hiện tượng quang sai xảy ra
Bạn sẽ ít phải bảo dưỡng kính nên “giữ “ kính tốt, thường chỉ là phải lau bụi ở mắt kính
Kính thường đi kèm hai hoặc ba thị kính và balow để tăng độ phóng đại, thích hợp với nhiều mục tiêu.
Khi bạn chọn Kính thiên văn phản xạKính phản xạ là loại kính sử dụng một hoặc một vài gương phản xạ phản chiếu ánh sáng và hình thành một hình ảnh. Newton là người đầu tiên chế tạo và sử dụng kính. Cấu trúc cũng khá phức tạp với mẫu kính ban đầu. Kính hiện đại được thiết kế đơn giản hơn rất nhiều so với hình mẫu ban đầu. Kính có rất nhiều đặc điểm để tìm hiểu và khám phá.
Cấu trúc của kính là
1. Kính tìm mục tiêu
2. Thị kính
3. Vít điều chỉnh gương (phía sau)
4. Ống kính
5. Gương chính
6. Bộ phận tinh chỉnh
7. Khóa xoay
8. Khay để phụ kiện
9. Chân kính thiên văn
10. Bộ phận chỉnh hướng
11. Khóa độ cao
12. Bộ phận chỉnh nét
Nhận xétKhi chọn kính thiên văn phản xạ, bạn phải để ý đến những điều sau:
Thường có đường kính vật kính lớn nên thu được nhiều ánh sáng nhưng cấu trúc còng kềnh hơn kính thiên văn khúc xạ
Thu nhận được nhiều ánh sáng cho các hình ảnh quan sát sáng
Nên có được kiến thức cơ bản về bầu trời và kính thiên văn trước khi quan sát
Thường quan sát được vật thể sâu và xa Trái Đất
Thường có bộ giá đỡ EQ nhật động, chống rung, dễ chụp ảnh và quan sát các thiên thể, dễ bám theo các vật thể chuyển động
Có mức giá phù hợp mà lại quan sát được nhiều vật thể
Ngoài ra bạn có một loại kính khác có ưu điểm của cả hai loại kính trên đó chính là kính thiên văn tổ hợp. Chọn kính thiên văn tổ hợp, bạn sẽ nhân ra đó là một lựa chọn tuyệt vời khí quan sát. Loại kính được thiết kế để kết hợp cả kính thiên văn phản xạ và khúc xạ trong cùng một chiếc kính. Và thường mẫu kính này cũng thường là mẫu kính điện tử, tự động tìm sao nên giúp bạn dễ dàng điều chỉnh, quan sát hay chụp ảnh thiên văn.