08:29:47 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Tại một điểm có sóng điện từ truyền qua, cảm ứng từ biến thiên theo phương trình B=B0cos2π.108t+π3 B0>0,t tính bằng s . Kể từ lúc t=0,  thởi điểm đầu tiên để  cưởng độ điện trưởng tại điểm đó bằng 0 là:
Chọn phát biểu đúng
Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 10 N/m và vật nặng có khối lượng 100 g, tại thời điểm t li độ và tốc độ của vật nặng lần lượt là 4 cm và 30 cm/s. Chọn gốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của dao động là:
Một vật chuyển động thẳng đều thì gia tốc của vật có giá trị
Một con lắc lò xo dao động tắt dần theo phương ngang có lực ma sát nhỏ. Khi vật dao động dừng lại thì lúc này:


Trả lời

Vật lí 10- Chủ đề 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU - tiết 1

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vật lí 10- Chủ đề 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU - tiết 1  (Đọc 1826 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
vatli10
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 08:18:02 am Ngày 21 Tháng Tám, 2019 »

Chủ đề 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


I. KIẾN THỨC

   Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường. Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động.

1.Vận tốc trung bình :


   
v=\frac{\Delta x}{\Delta t}=\frac{x-x_{0}}{t-t_{0}}

2. Độ dời:

  \Delta x=x-x_{0}=x_{2}-x_{1}

3.Tốc độ trung bình:

v_{tb}=\frac{s}{t}

4.Quãng đường đi được :

   s=v.t

5. Phương trình của chuyển động thẳng đều:

x=x_{0}+v.\left ( t-t_{0} \right )

Nếu chọn gốc tọa độ và gốc thời gian  tại vị trí vật bắt đầu dời chổ



x_{0}=0; t_{0}=0\rightarrow x=s=v.t



** Chú ý: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật nào đó ( nếu có nhiều vật)

+ Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0, ngược chiều dương v < 0.

+ Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0, ở phía âm của trục tọa độ x < 0.

+ Nếu hai vật chuyển động (trên cùng 1 hệ tọa độ) 

+ Khi hai vật gặp nhau thì x1 = x2.

+ Nếu gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động thì t = 0





II. CÁC DẠNG BÀI TẬP .

Dạng 1 : Tính vận tốc, tốc độ trung bình.

Bài 1 : Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60km/h và trong nửa cuối là 40km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB

ĐS: 50km/h

Bài 2 : Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu của đoạn đường này là 12km/h là trong nửa cuối là 18km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.

ĐS: 14,4km/h

Dạng 2: Lập phương trình chuyển động – xác định vị trí và thời điểm hai vật gặp nhau

Bài 3 : lúc 8 giờ một ôtô khởi hành đi từ A về B với vận tốc 20m/s. Chuyển động thẳng đều.

a.     Lập phương trình chuyển động.

b.     Lúc 11h thì người đó ở vị trí nào.?



c.      Người đó cách A 40km lúc mấy giờ?

Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ ? tại vị trí cách B bao nhiêu km ?

A.9h30ph; 100km                     B.9h30ph; 150km            C.2h30ph; 100km             D.2h30ph; 150km





Bài 5: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ôtô chạy cùng chiều trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là 54km/h và của ôtô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ôtô làm chiều dương.

a. Viết phương trình chuyển động của hai ôtô trên.


b. xác định thời điểm và vị trí của hai xe khi gặp nhau.



 Đs : a. xA = 54t, xB = 48t + 10                   b. sau 5/3 giờ , cách A 90km về phía B.



Bài 6 : Lúc 6 giờ một ôtô xuất phát đi từ A về B với vận tốc 60Km/h và cùng lúc một ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50km/h. A và B cách nhau 220km.

a. Lấy AB làm trục tọa độ, A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6giờ, lập phương trình chuyển động của mỗi xe.

b. Xác định vị trí và thời gian hai xe gặp nhau.

Đs : a. x1 = 60t, x2 = 220 - 50t          b. cách A 120 km về phía B

Bài 7 : Hai vật chuyển động ngược chiều qua A và B cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau. Vật qua A có vận tốc v1 = 10m/s, qua B có vận tốc v2 = 15m/s. AB = 100m.



a. Lấy trục tọa độ là đường thẳng AB , gốc tọa độ ở B, có chiều dương từ A sang B , gốc thời gian là lúc chúng cùng qua A và B .Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi vật.

b. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau.

c. Xác định vị trí và thời điểm chúng cách nhau 25m

Đs : a. x1 = -100+ 10t, x2 = -15t        b. t = 4s và x = -60m

Nguồn bài viết: https://hocgioivatly10.blogspot.com/2019/07/chu-e-1-chuyen-ong-thang-eu-i.html


Logged


Tags: bài tập vật lí 10 chương 1 chuyển động thẳng đểu tiết 1 
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.